Khát vọng đưa trí tuệ Việt Nam ra thế giới
Ở vòng chơi thứ nhất, hai đội tiểu thương của chợ Mai Hùng tham gia trò chơi "Đẩy thau". Hai đội chơi lầy, bày trò đẩy bạn mình ra khỏi ván trơn. Chính sự năng động, dễ thương này khiến cho không khí sân khấu càng trở nên vui vẻ, sôi động hơn bao giờ hết, giúp tiểu thương và khán giả có một ngày vui chơi thật sự sảng khoái.Sang vòng chơi thứ hai, BTC chương trình đưa ra thử thách hai đội chơi bắt cóc và khiêng võng về một người nặng ký nhất. Hai đội nhanh trí chạy vào trong chợ khiêng luôn "bà bạn hàng" hơi đô con một chút. Cả sân khấu cười lăn quay vì hành động bá đạo của đội chơi. Còn "bà bạn hàng" thì ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì xảy ra.Vòng thi dành cho khán giả mang tên "Chiếc vòng thần kỳ" thử thách độ nhanh nhạy của người chơi. Liệu tình cảm chị chị em em có lâu bền sau pha giành giật chấn động?Cùng đón xem Tôi yêu chợ Việt mùa 9 tập 38, lên sóng lúc 11 giờ 40 phút ngày 23.2.2025 trên Thanh Niên Online, YouTube Báo Thanh Niên, Fanpage Báo Thanh Niên và TikTok Báo Thanh Niên.Chương trình Tôi yêu chợ Việt mùa 9 do Báo Thanh Niên cùng Big Vision Media phối hợp thực hiện. Mọi chi tiết, hoặc nhu cầu quảng cáo/ tài trợ trong chương trình, vui lòng liên hệ BTC:Hồi ký của Britney Spears ra mắt phiên bản tiếng Việt
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Đầu năm khám phá cây cầu dài nhất Đông Nam Á
Vụ kiện đã được đệ trình tại Quận phía bắc California (Mỹ) và nhắm vào 3 loại dây đeo Apple Watch: Sport Band, Ocean Band và Nike Sport Band. Những dây đeo này được làm từ fluoroelastomer, một loại cao su tổng hợp nổi tiếng với khả năng chống lại dầu và mồ hôi. Thường được gọi là "hóa chất vĩnh cửu", PFAS được biết đến với tính bền vững cao trong môi trường và khả năng tích tụ trong cơ thể, có thể dẫn đến nguy cơ ung thư, ức chế hệ miễn dịch và gây hại cho thai nhi.Nguyên đơn trong vụ kiện, bao gồm bất kỳ ai đã mua một trong những dây đeo này, trích dẫn một nghiên cứu của Đại học Notre Dame (Mỹ) cho thấy mức PFAS cao trong một số dây đeo theo dõi sức khỏe và đồng hồ thông minh, trong đó có sản phẩm của Apple. Nghiên cứu đã thử nghiệm 22 dây đeo khác nhau và phát hiện nồng độ axit perfluorohexanoic (PFHxA) cao trong một số mẫu.Phía nguyên đơn cáo buộc Apple đã biết về sự hiện diện của PFAS trong sản phẩm của mình và những nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời cho rằng công ty đã vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng của California, gian lận, sơ suất và làm giàu bất chính. Vụ kiện yêu cầu lệnh cấm bán các dây đeo bị cáo buộc vi phạm và các hình phạt tài chính.Trong đơn kiện, nguyên đơn nhấn mạnh: "Apple có thể tránh được nguy cơ vô lý về an toàn và môi trường bằng các giải pháp thay thế sản xuất hiện có và việc không làm như vậy trong khi vẫn tiếp tục hứa hẹn với người tiêu dùng về sức khỏe, sự khỏe mạnh và tính bền vững là bất hợp pháp, không công bằng và gian lận theo luật bảo vệ người tiêu dùng".Nghiên cứu của Đại học Notre Dame cũng chỉ ra nhiều dây đeo đồng hồ được tiếp thị cho những người đam mê thể thao và việc đeo chúng trong khi tập thể dục có thể làm tăng khả năng tiếp xúc với hóa chất độc hại. Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu 3 dây đeo được đề cập trong vụ kiện có phải là một phần của nghiên cứu hay không.
Tháng 1.2025 vừa qua, bà Amirah Nadiah Mazlan đã chính thức nhận công tác với vai trò Giám đốc Văn phòng Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia tại Việt Nam. Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị du lịch tại Malaysia, bà kỳ vọng sẽ tăng cường quảng bá, phối hợp chặt chẽ với các đối tác tại Việt Nam nhằm đưa Malaysia trở thành điểm đến hàng đầu của du khách Việt Nam.Chiều 25.2, tại TP.HCM, bà Amirah đã có buổi ra mắt, gặp gỡ với báo chí và các nhà sáng tạo nội dung mảng du lịch (travel blogger) để chia sẻ về những định hướng trong thời gian tới. Bà bày tỏ sự vinh dự khi được bổ nhiệm và đánh giá cao sự năng động, thân thiện của đất nước và con người Việt Nam.Trong năm 2024, Malaysia đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong các hoạt động quảng bá tại Việt Nam, đóng góp vào con số 330.189 lượt du khách Việt Nam đến Malaysia. Việc kết nối hàng không giữa hai nước cũng được mở rộng với các chặng bay được khai thác bởi Malaysia Airlines, Vietjet và AirAsia. Các đường bay thẳng từ Đà Nẵng, Hà Nội và Đà Lạt đến Kuala Lumpur và Kota Kinabalu giúp du khách Việt Nam dễ dàng tiếp cận những trải nghiệm du lịch độc đáo tại Malaysia. Ngoài ra, Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia còn tăng cường hợp tác với các công ty lữ hành, đối tác du lịch để tổ chức sự kiện quảng bá và giới thiệu những gói du lịch ưu đãi."Tôi rất vui mừng khi từ khóa 'du lịch Malaysia' đã trở thành xu hướng tìm kiếm của du khách Việt Nam trên Google trong năm 2024. Điều này cho thấy những nỗ lực của chúng tôi đã được khách Việt đón nhận và đánh giá cao", bà Amirah Nadiah Mazlan chia sẻ.Trong năm 2025, Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia đặt mục tiêu thu hút 489.000 lượt du khách Việt Nam. Malaysia sẽ triển khai các chiến dịch quảng bá nhắm đến nhiều nhóm du khách cụ thể như du lịch gia đình, du lịch trẻ, du lịch sinh thái và mua sắm.Năm 2025 đánh dấu sự kiện chính thức khởi động chiến dịch quốc gia Visit Malaysia 2026 (VM2026) với linh vật gấu chó Mã Lai. Đây là biểu tượng cho cam kết bảo tồn thiên nhiên của Malaysia và giúp hình ảnh du lịch nước này trở nên gần gũi hơn với du khách quốc tế.Chiến dịch VM2026 do Thủ tướng YAB Dato' Seri Anwar Ibrahim phát động, đặt mục tiêu thu hút 35,6 triệu du khách quốc tế, tạo doanh thu 147,1 tỉ RM (32,5 tỉ USD), nâng cao vị thế cạnh tranh của du lịch Malaysia trên thị trường quốc tế.Bà Amirah bày tỏ kỳ vọng rằng Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia sẽ nhận được sự ủng hộ từ các đối tác tại Việt Nam để quảng bá rộng rãi hình ảnh Malaysia đến du khách Việt Nam và quốc tế. Với hơn 18 năm kinh nghiệm, bà cam kết sẽ đẩy mạnh hợp tác, đưa Malaysia thành điểm đến hấp dẫn hơn với du khách Việt Nam.
8 cách tăng cường bảo mật cho điện thoại Android
Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng.