Kỹ sư AI tại Microsoft đang bị 'kiệt sức'
Tại Việt Nam, cả Honda ADV 160 và Honda Vario 160 thế hệ mới đều được các đại lý xe máy không chính hãng phân phối. Cùng là xe nhập khẩu, cùng trang bị động cơ eSP+, xi lanh đơn, 4 thì dung tích 160cc, kiểu dáng thiết kế hướng đến khách hàng nam giới… Honda ADV 160 có gì khác so với Honda Vario 160?Trà, chanh, táo giúp kiểm soát mỡ, đổi vị cho nàng công sở
Tham dự buổi lễ có ông Jean Francois Schmitz - Giám đốc kinh doanh toàn cầu của thương hiệu Aramith & Simonis, ông Nguyễn Hoàng Nhật - đại diện của Công ty TNHH RA billiards, nhà phân phối độc quyền của thương hiệu Aramith & Simonis tại Việt Nam, VĐV Nguyễn Anh Tuấn, VĐV Bùi Trường An.Trong những năm qua, billiards pool Việt Nam đã có những bước tiến lớn khi khẳng định được vị thế của mình ở đấu trường quốc tế. Đặc biệt trong 2 năm vừa qua, billiards pool Việt Nam đã có những giải đấu tầm cỡ quốc tế như Hanoi 9-ball Open Championship 2023 & 2024, Peri 9 ball Open 2023 & 2024. Cơ thủ Nguyễn Anh Tuấn giành 8 HCV ở giải VĐQG, 4 HCV Đại hội thể thao toàn quốc, 1 HCB, 3 HCĐ ở SEA Games, càng đặc biệt hơn, khi cơ thủ này đang có những đóng góp thầm lặng để thúc đẩy phong trào pool ở Việt Nam khi tài trợ cho hơn 20 VĐV trẻ, mở lớp đào tạo với hơn 500 học viên bên cạnh việc tài trợ cho hàng chục giải đấu lớn nhỏ trong năm. Còn Bùi Trường An nổi danh khi là VĐV trẻ nhất thuộc dân tộc thiểu số đạt đến cấp độ chuyên nghiệp trong bộ môn billiards. Sở hữu 14 CLB billiards trên khắp cả nước, Trường An đã trở thành thần tượng của giới trẻ với những định hướng cho họ trải nghiệm đam mê theo cách chuyên nghiệp và văn minh nhất. Với 2 gương mặt có tầm ảnh hưởng sâu rộng với phong trào billiards cả nước, chính là lý do để Aramith & Simonis chọn mặt gửi vàng khi Anh Tuấn và Trường An trở thành đại diện thương hiệu cho nhà sản xuất bóng và nỉ billiards hàng đầu thế giới này. Chia sẻ về quyết định này, ông Jean Francois Schmitz - Giám đốc kinh doanh toàn cầu của thương hiệu Aramith & Simonis cho biết: “Đây là cả 1 quá trình nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về thị trường châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, trước khi đi tới quyết định cuối cùng để kí hợp đồng với 2 cơ thủ này. Aramith & Simonis kì vọng sẽ quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu tới người hâm mộ billiards Việt Nam, thúc đẩy hơn nữa phong trào tại Việt Nam” Đây là vinh dự lớn với nền billiards Việt Nam, khi được Aramith & Simonis đánh giá cao về tiềm năng phát triển, từ những tài năng trẻ đến việc nâng cấp trải nghiệm người chơi. Thật bất ngờ, khi đây mới là 2 vận động viên Pool đầu tiên tại châu Á được tài trợ bởi Aramith & Simonis. Cơ thủ Nguyễn Anh Tuấn không giấu được niềm vui này: "Khi nhận được lời đề nghị của Aramith & Simonis, tôi thật sự quá bất ngờ. Đây là vinh dự lớn với sự nghiệp của tôi. Tôi hi vọng với sự hỗ trợ từ Aramith & Simonis, tôi sẽ có cơ hội nhiều hơn trong việc giúp đỡ các tài năng trẻ thể hiện tài năng của mình ở những đấu trường lớn cũng như đẩy mạnh phong trào billiards ở Việt Nam".Cơ thủ Bùi Trường An khẳng định đây là cơ hội vàng của billiards Việt Nam: “Việc được 1 thương hiệu sản xuất bóng và nỉ hàng đầu của thế giới để ý là cơ hội lớn cho billiards Việt Nam phát triển. Tôi hi vọng sẽ có những giải đấu lớn được tổ chức ở Việt Nam. Pool Việt Nam đang trên con đường phát triển, tiềm năng của các cơ thủ Việt Nam vẫn là rất lớn, tôi cũng sẽ cố gắng hoàn thiện và phát triển bản thân nhiều hơn nữa để có thể vươn tới các danh hiệu thế giới trong thời gian tới.” Trong những năm hợp đồng, Anh Tuấn và Trường An sẽ có cơ hội đi khắp cả nước để thúc đẩy phong trào. Aramith & Simonis cũng cam kết sẽ đầu tư mạnh cho các giải đấu để thúc đẩy hơn nữa phong trào Billiards ở khắp các tỉnh thành thông qua đại diện thương hiệu Anh Tuấn và Trường An. Tháng 2 tới, sẽ có 1 giải đấu lớn, quy tụ cơ thủ hàng đầu thế giới tranh tài tại Peri Pool Arena Đà Nẵng, nơi mà các cơ thủ Việt Nam sẽ có cơ hội đối đầu với top 1 thế giới để tranh phần thưởng trị giá 40.000 USD.
Ngôi nhà vườn xinh của cô gái miền Tây thu hút khách chụp ảnh ngày tết
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Hồng Trang: Cát sê diễn kịch cà phê chỉ từ 30.000 đồng
Ông Nguyễn Văn Tài, chủ nhân của vườn hoa giấy với hơn 500 gốc, đa dạng màu sắc cho hay: "Tôi trồng vườn hoa này cũng được hơn 2 năm, mỗi cây cao khoảng vài mét. Những ngày đầu tháng 3, hoa giấy bung nở rực rỡ, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, bà con đi ngang phải trầm trồ", ông Tài hào hứng nói.