'Công viên kỷ Jura' sắp trở lại với dàn diễn viên mới
Bên cạnh kết quả dạy học, thời gian qua, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng còn gây ấn tượng với thành tích bảo vệ môi trường. Điểm thú vị là hiện nay nhà trường không còn bố trí thùng rác công cộng, vì học sinh đang lan tỏa tốt tinh thần "nói không: với rác thải nhựa. Hình ảnh những cô cậu học trò Cần Thơ mang theo bình nước, hộp cơm thay ly nhựa, hộp xốp đã trở nên quen thuộc tại ngôi trường này. Buổi sáng, Đào Minh Ngọc (lớp 11A5) mang một chiếc balo đựng sách vở và một túi vải đựng nước uống, thức ăn chuẩn bị ở nhà vào trường. Nước được đựng trong bình giữ nhiệt, cơm thì bảo quản trong một chiếc hộp bằng thủy tinh. Sau khi ngồi ăn với bạn bè giờ ra chơi, Ngọc cho hộp cơm và bình nước vào lại túi vải, mang đi rửa sạch để mang về nhà. Ngọc cho biết, khi vào học lớp 10, em đã được truyền cảm hứng bảo vệ môi trường. Đây là một hoạt động đã đi vào nền nếp, trở thành phong trào thi đua giữa các lớp tại trường. Ngọc bộc bạch: "Trước đây, em hay mua đồ bằng hộp xốp, ly nhựa vì sự tiện lợi, ăn xong thì bỏ vào thùng rác. Nhưng khi vào trường, em rất bất ngờ vì mọi người đều thay đổi thói quen này, chuyển qua dùng bình nước và hộp cơm. Tìm hiểu thì em biết lý do là mọi người đang nối tiếp truyền thống thực hiện hành trình xanh hóa".Theo đó, hành trình "xanh hóa" của Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng bắt đầu từ năm 2018. Lúc này, trường mới chuyển về được 1 năm, khuôn viên ít cây xanh, buổi trưa gió thường thổi đổ các thùng rác, ly nhựa, bọc ni lon bay khắp nơi. Nhằm giải quyết thực trạng này, Đoàn trường đã nghĩ đến việc thành lập CLB Zero Waste; trong đó có mục tiêu khuyến khích học sinh sử dụng các vật phẩm thay thế rác thải nhựa (ly nhựa, hộp xốp) để bảo vệ môi trường.Anh Nguyễn Hoài Thanh, Bí thư đoàn Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, cho biết thời gian đầu, việc thực hiện phong trào khá khó, nhiều phụ huynh phản ứng sự bất tiện. Bởi, học sinh vào tiệm mua một hộp cơm rất nhanh, với phong trào này thì họ phải chuẩn bị đồ ăn sáng sớm cho các con. "Nhưng với sự nỗ lực tuyên truyền từ nhà trường, phụ huynh cũng dần đồng thuận khi thấy rằng việc này không chỉ có ý nghĩa về bảo vệ môi trường mà còn tốt cho sức khỏe con mình. Hình ảnh học sinh mang bình nước, hộp cơm đi học được tích cực chia sẻ trên mạng xã hội, từ đó mà nhiều người hưởng ứng theo", anh Thanh nói.Điểm thú vị của CLB Zero Waste là mọi việc đều do chính học sinh điều hành. Mỗi học sinh sẽ đóng vai trò là "đại sứ" truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, trên tinh thần người đi trước lan tỏa đến người đi sau. Lượng rác thải của lớp nào sẽ do lớp đó tự quản lý, phân loại để hình dung cụ thể số lượng bao nhiêu, qua đó tự điều chỉnh hành vi của mình. Không có bất kỳ hình phạt cho người làm sai, nhưng lớp nào làm tốt sẽ được thưởng điểm phong trào. Vì vậy, các học sinh rủ nhau mang bình nước, hộp cơm để phấn đấu vì thành tích tập thể. Ngô Nguyễn Trung Nam (lớp 11A4), Trưởng ban phân loại rác CLB Zero Waste, cho biết mỗi ngày các lớp sẽ trang bị 3 thùng rác khác nhau để phân loại: rác tổng hợp, rác tái chế, rác hữu cơ. Cuối buổi học thì đại diện lớp sẽ tập kết về CLB, dù trường có hơn 900 học sinh nhưng hiện nay rất ít khi thấy xuất hiện các ly nhựa, hộp xốp. "Mỗi ngày, em dành 20 phút tiếp nhận rác từ các lớp. Dù về trễ hơn các bạn nhưng em khá thích công việc này, vì rất muốn góp phần bảo vệ cảnh quan trong trường", Nam chia sẻ.Với sự hưởng ứng mạnh của học sinh, hiện Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng đã cất thùng rác công cộng, nhưng cảnh quan xung quanh vẫn sạch đẹp. Lượng rác thải tái chế chỉ còn đa số là chai nhựa nên Đoàn trường tận dụng để làm bầu ươm cây xanh. Hình ảnh học sinh mang bình nước, hộp cơm được các ngôi trường khác trong địa bàn hưởng ứng, thực hiện theo.Càng ý nghĩa hơn khi tháng 12.2024, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là một trong 6 trường học trong cả nước đạt tiêu chí "Vì môi trường xanh quốc gia".Đường gốm dài nhất Việt Nam ở đâu?
Giải chạy thu hút sự tham gia của 4.500 học sinh, sinh viên, thầy cô giáo và phụ huynh học sinh trên địa bàn.
Tay đua người Nga giúp chủ nhà thắng lớn giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương
Nạn nhân là ông H.V.C (57 tuổi) ngụ KP.10, TT.Phước Dân, H.Ninh Phước, Ninh Thuận.Đại diện UBND TT.Phước Dân, cho biết khoảng 14 giờ cùng ngày, người dân phát hiện ông H.V.C nằm bất tỉnh bên lề đường, trên tay đang nắm sợi dây cáp viễn thông. Qua kiểm tra, phát hiện ông H.V.C đã tử vong, người dân liền báo cơ quan chức năng.Theo người dân địa phương, ông H.V.C là người khuyết tật, có hoàn cảnh rất khó khăn. Như thường ngày, ông C. đi chăn cừu ở bãi đất trống gần trụ sở KP.10 thì xảy ra sự việc đau lòng.Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Sau hơn 1 ngày xét xử, sáng 10.1, Tòa án nhân dân (TAND) TP.Hà Nội tuyên án sơ thẩm 3 năm tù đối với ông Trần Đình Triển về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".Theo cáo trạng, ngày 3.2.2013, ông Triển đã tạo lập tài khoản trên trang mạng xã hội Facebook mang tên "Trần Đình Triển", đăng ký với thông tin là luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân. Tài khoản này chỉ do bị cáo Trần Đình Triển quản lý, sử dụng, không chia sẻ quyền quản trị với người nào khác. Quá trình hành nghề luật sư, ông Triển nảy sinh bức xúc cá nhân cho rằng, ngành Tòa án và việc điều hành của lãnh đạo TAND tối cao có những vấn đề chưa hợp lý. Do đó, từ 23.4 - 9.5.2024, bị cáo Triển đã soạn thảo và sử dụng ứng dụng Facebook cài đặt trên điện thoại di động cá nhân của bị can để đăng tải 3 bài viết trên trang Facebook "Trần Đình Triển". Kết luận giám định xác định, thông tin ông Triển đăng tải có nội dung gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của hệ thống TAND và cá nhân lãnh đạo TAND tối cao. Việc này đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ông Triển khai thừa nhận với cơ quan điều tra, các thông tin, nội dung nêu trong các bài viết trên do bị cáo tự thu thập, nhận xét, đánh giá theo ý kiến chủ quan về ngành Tòa án và cá nhân lãnh đạo TAND tối cao mà không có thông tin, tài liệu, chứng cứ xác thực để kiểm chứng.Do đó, ông Triển được cơ quan điều tra ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ, như phạm tội lần đầu, có thái độ thành khẩn khai báo, nhận thức được sai phạm và có thư xin lỗi gửi lãnh đạo ngành tòa án.Sáng 10.1, phiên tòa kết thúc, HĐXX tuyên phạt ông Triển 3 năm tù về tội danh trên.
Bất động sản nghỉ dưỡng chậm hồi phục
Tập đầu tiên của Đu đêm 3 chính thức lên sóng. Khách mời đồng hành cùng Thùy Tiên cho hành trình này chính là rapper HURRYKNG (tên thật là Phạm Bảo Khang). Cả hai diện trang phục giản dị, hóa thân thành những tiểu thương buôn bán vàng mã ở chợ Tân Định. Về lý do chọn rapper HURRYKNG cùng “đu đêm” bán vàng mã, Thùy Tiên tiết lộ: “Tiên biết Khang trên mạng xã hội về câu chuyện của Khang, mẹ Khang và cuộc sống của bạn nên rất thích. Đó là lý do mình thấy công việc bán vàng mã phù hợp với Khang, để bạn có thể trải nghiệm công việc nào đó gần với công việc của mẹ".Với kinh nghiệm 2 mùa Đu đêm, Thùy Tiên rất hăng hái bắt nhịp với công việc buôn bán dưới sự hướng dẫn của anh Hiệp (tiểu thương bán vàng mã tại chợ Tân Định). Rapper HURRYKNG rất nhanh nhạy trong việc nhớ giá, tính toán, chăm chỉ quan sát học hỏi và siêu chiều lòng khách. Nam rapper bước ra từ Rap Việt mùa 3 bày tỏ: “Nói về chợ thì mình đẻ ra từ đó rồi, mình rất hiểu cách hoạt động, lối sống của con người ở đó nên những cái này cũng quen thuộc thôi. Mình không thấy ngại hay có gì xa lạ đâu". Tuy nhiên, sau màn khởi động rất “mượt” thì Thùy Tiên và HURRYKNG bắt đầu có sự bối rối khi phải “nâng cao chuyên môn” hơn, học nhớ chi tiết các bộ đồ cúng rằm, giao thừa, khai trương, đưa ông Táo, ông địa thần tài... phải đầy đủ các món để phục vụ khách ra vào tấp nập. Cả hai đã trải nghiệm một phen “toát mồ hôi hột” khi khách đến mua một đơn hàng lớn với nhiều bộ cúng cho nhiều ngày lễ tết, trái cây, hoa. Thùy Tiên thì rối lên tìm và kiểm tra đồ, còn HURRYKNG bối rối: “Mình là mình đứng yên luôn, giờ cô mua gì cô nói chị Tiên đi chứ mình thua”.Đơn hàng “khủng” hoàn thành, nhưng sự lóng ngóng của nàng hậu chưa làm khách hài lòng nên “mắng yêu”: “Đẹp quá mà buôn bán vậy là không được rồi, về đi!”. Điều này khiến Thùy Tiên có phần tự trách, tủi thân: “Về tâm linh cúng kiếng, sẽ có rất nhiều người khó tính, kỹ tính nhưng cái đó là đúng. Mặc dù mình buồn đó, nhưng nghe chị ấy nói xong mình thấy cũng đúng. Mình nhận cái góp ý để rút kinh nghiệm cho bản thân". Cuối hành trình, HURRYKNG tâm đắc chia sẻ khép lại trải nghiệm: "Nhìn họ rất đam mê, rất hiểu nghề thì Khang cũng bắt được "ngọn lửa" đó tiếp thêm cho mình. Người ta phải yêu nghề lắm mới toát ra được niềm đam mê khi giới thiệu tới người chưa biết về nó. Đây là một trải nghiệm quá chân thực, đáng nhớ với mình. Mình thấy mình cần học quan sát nhiều hơn, ngoài xã hội còn nhiều con người dễ thương như vậy".