Tỷ giá vẫn 'nóng'
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Nội thất VinFast VF 3 giá 235 triệu đồng có gì?
Với triết lý luôn đặt lợi ích và sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu, bác sĩ Sang đã trở thành người đồng hành đáng tin cậy của hơn 12.000 khách hàng trên hành trình tìm kiếm vẻ đẹp và sự tự tin.Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành y khoa, bác sĩ Sang không ngừng trau dồi chuyên môn qua các chương trình tu nghiệp tại những quốc gia hàng đầu về thẩm mỹ như Pháp, Úc, và Hàn Quốc. Ông từng là bác sĩ cấp cao tại bệnh viện lớn tại TP.HCM, nơi ông đảm nhận hàng nghìn ca phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp. Hiện tại, bác sĩ Võ Thanh Sang giữ vai trò Trưởng bộ phận khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ tại Bệnh viện World Wide, tiếp tục hành trình kiến tạo vẻ đẹp và mang lại sự tự tin cho khách hàng.Nhưng điều làm nên sự khác biệt của bác sĩ Sang không chỉ là tay nghề mà còn là cái tâm của một người bác sĩ. Ông hiểu rằng, mỗi khách hàng không chỉ mong muốn có một diện mạo mới, mà còn cần sự an tâm và niềm tin vào quá trình thẩm mỹ. Vì vậy, mọi ca phẫu thuật của bác sĩ Sang đều được thực hiện dựa trên nguyên tắc: an toàn tuyệt đối, tối ưu kết quả, hạn chế tối đa rủi ro.Khách hàng đến với bác sĩ Sang không chỉ để thay đổi ngoại hình mà còn để tìm kiếm một vẻ đẹp phù hợp, hài hòa và tự nhiên. Ông luôn khuyến khích khách hàng lắng nghe nhu cầu của bản thân thay vì chạy theo các xu hướng nhất thời. Với phương châm: "Mỗi khách hàng là một tác phẩm nghệ thuật độc bản", bác sĩ Sang luôn cá nhân hóa từng giải pháp thẩm mỹ để mang lại kết quả tốt nhất.Bác sĩ Sang tin rằng, hành nghề y không chỉ là một công việc mà còn là sứ mệnh. Ông thường xuyên chia sẻ các kiến thức y khoa, những cảnh báo về nguy cơ từ các quảng cáo thẩm mỹ giá rẻ, giúp khách hàng tránh rơi vào những cạm bẫy "giá rẻ, chất lượng thấp"."Kinh doanh là vì lợi nhuận, nhưng tôi không bao giờ đánh đổi sức khỏe của khách hàng để đạt được điều đó. Tôi mong muốn khách hàng luôn nhận được những giá trị tốt nhất, dù lớn hay nhỏ," bác sĩ Sang chia sẻ.Qua nhiều năm cống hiến, bác sĩ Sang không chỉ giúp khách hàng đạt được vẻ ngoài mong muốn mà còn góp phần khơi dậy sự tự tin trong họ. Đằng sau mỗi câu chuyện thay đổi ngoạn mục là sự cố gắng không ngừng nghỉ của một người bác sĩ với tất cả tâm huyết và tình yêu nghề.
Bộ ba tái ngộ
Gia đình Trâm bắt chước cách ăn nuốc từ những clip trên mạng. "Mình sơ chế nuốc và để cho ráo nước sạch sẽ. Sau đó, mình vắt chanh, đường, chuẩn bị thêm các loại rau thơm để ăn cùng với nuốc sống", Trâm cho hay.
Là chiếc MPV phục vụ nhiều người, Toyota Veloz Cross bố trí nhiều tiện nghi bên trong xe, điều này chỉ đủ để khỏa lấp cảm giác “bình dân” khi nhìn và sờ vào các chất liệu cấu thành, hầu hết chi tiết trong nội thất xe đều dùng nhựa cứng, quan sát bằng mắt thường ở mặt táp-lô cũng đã thấy sự “bình dân” của chiếc MPV này trong việc xử lý bề mặt nhựa nhám. May mắn là nhà sản xuất hạn chế phần nào cảm giác này nhờ bọc da một số chi tiết ở khu vực này.
Lính biển Tây Nam đón Tết
Ở trận tứ kết hôm 12.3, khi trận đấu chỉ còn chưa đến 10 phút (thời gian chính thức) và đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa gặp bế tắc trong việc tìm đường đến mành lưới của đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Nguyễn Văn Thức đã biết cách tỏa sáng đúng lúc. Chàng sinh viên đang học ngành quản trị khách sạn (Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa) đi bóng dũng mãnh xộc thẳng vào trung lộ, đối mặt với nhiều hậu vệ đối phương trước khi tung cú sút uy lực và hiểm hóc để đánh bại thủ môn đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Pha lập công quý giá của Văn Thức ở phút 71 giúp thầy trò HLV Nguyễn Thành Công giành chiến thắng chung cuộc, qua đó đi tiếp vào bán kết.Dám đưa ra lựa chọn và nỗ lực để thực hiện tốt nhất khi đối mặt thử thách, chính bản lĩnh của tiền đạo sinh năm 2003 đã giúp đội bóng vượt qua những thời khắc khó khăn. Đó cũng là "kim chỉ nam" của Nguyễn Văn Thức trong cuộc sống. Tiền đạo quê Thanh Hóa cho biết việc chơi bóng đá giúp anh trưởng thành hơn từng ngày: "Từ một cậu bé gầy gò, tôi trở thành cao to (1,80 m, nặng 75 kg) như hôm nay, cũng nhờ chơi thể thao. Khi tham gia đội bóng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa trong mấy năm nay, tôi cũng trở nên chín chắn hơn, có trách nhiệm với việc mình làm. Tôi muốn trở thành một người đàn ông bản lĩnh, để đỡ đần mẹ và chăm sóc các em". Văn Thức tiết lộ, cha anh qua đời trước thời điểm thi ĐH. Anh từng đau buồn rất nhiều, nhưng suy nghĩ phải thay thế cha để làm chỗ dựa cho gia đình" đã thôi thúc chàng trai xứ Thanh càng mạnh mẽ hơn.Sự mạnh mẽ đã được Nguyễn Văn Thức thể hiện qua những bước chạy, những tình huống tranh chấp hay ghi bàn trên sân cỏ. Và không chỉ riêng tiền đạo 22 tuổi này, sự mạnh mẽ cũng là yếu tố đưa tập thể đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đi xa tại TNSV THACO cup 2025, với dấu ấn đậm nét đầu tiên là đánh bại đội bóng rất mạnh Trường ĐH Thủy lợi ở trận play-off khu vực phía bắc và lấy suất góp mặt VCK tại TP.HCM.Văn Thức là sinh viên năm tư, đã thi đấu cho đội bóng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa kể từ những ngày đầu nhập học. Sau 4 năm thi đấu, Thức cùng các đồng đội từng giành nhiều chức vô địch, còn riêng bản thân anh cũng không ít lần đoạt những danh hiệu cá nhân (vua phá lưới, cầu thủ xuất sắc). Tuy nhiên, mùa giải 2025 mới là lần đầu Nguyễn Văn Thức cùng đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa góp mặt tranh tài tại TNSV VN. Do đó, tiền đạo 22 tuổi và các đồng đội rất khao khát thể hiện khả năng. Chính Văn Thức cũng là người đá luân lưu đầu tiên, mở ra chiến thắng chung cuộc cho thầy trò HLV Nguyễn Công Thành trước đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM ở bán kết. Giờ đây, đội bóng xứ Thanh đã tiến rất sát đến ngôi vương, khi ghi danh vào trận chung kết. "Chúng tôi đặt mục tiêu vô địch. Trong lần đầu và cũng có thể là lần cuối dự giải, tôi muốn lưu lại kỷ niệm tuyệt đẹp thời sinh viên", chân sút Nguyễn Văn Thức bày tỏ.