Lần đầu tiên ghi nhận chim quắm đen tại miền Trung
Tuy nhiên, đôi khi ứng dụng này gặp khó khăn trong việc xác định chính xác vị trí của người dùng. Vì vậy, nội dung dưới đây cung cấp đến người sử dụng một số mẹo giúp họ nâng cao độ chính xác của dịch vụ định vị trên Google Maps.Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta cần biết rằng Google Maps cung cấp hai chế độ định vị khi sử dụng, bao gồm độ chính xác cao và tiết kiệm pin. Nếu người dùng cần đến một địa điểm cụ thể một cách nhanh chóng, hãy chọn chế độ với độ chính xác cao. Chế độ này sử dụng GPS, Wi-Fi và mạng di động để xác định vị trí của người dùng một cách chính xác hơn, mặc dù nó sẽ tiêu tốn nhiều pin hơn.Lưu ý trước khi thực hiện thủ thuật nói trên, người dùng hãy đảm bảo rằng ứng dụng Google Maps trên thiết bị đã được cập nhật phiên bản mới nhất. Việc này không chỉ giúp người dùng truy cập vào các tính năng mới mà còn khắc phục các lỗi liên quan đến định vị. Nếu ứng dụng yêu cầu cập nhật, hãy thực hiện ngay.Hy vọng rằng những mẹo này sẽ giúp cải thiện đáng kể độ chính xác của Google Maps và người dùng dễ dàng tìm đường đến đích.Đột Kích CSC 2023 mùa 1: Các đội tuyển giàu kinh nghiệm lên tiếng
Ngày 21.2, ông Nguyễn Ngọc Thới, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thạnh Thới (Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã khởi động chuyến phà chạy đêm từ Hà Tiên đi Phú Quốc.Theo đó, chuyến phà đầu tiên trong ngày khởi hành từ TP.Hà Tiên lúc 3 giờ 30 sáng đến cảng Đá Chồng (xã Bãi Thơm, TP.Phú Quốc); chuyến cuối trong ngày khởi hành lúc 18 giờ từ TP.Hà Tiên đến cảng Bãi Vòng (xã Hàm Ninh, TP.Phú Quốc). Thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này khoảng 180 phút.Ngoài ra, tuyến tàu cao tốc từ TP.Rạch Giá đến TP.Phú Quốc và ngược lại cũng được mở rộng. Chuyến cuối trong ngày khởi hành lúc 14 giờ 45 phút hằng ngày.Với tuyến phà từ Hà Tiên đến Phú Quốc khởi hành lúc 3 giờ 30 sáng và cập cảng Đá Chồng (xã Bãi Thơm) lúc 6 giờ 30 sáng, du khách sẽ có thêm lựa chọn cho chuyến đi du lịch của mình.Anh Nguyễn Tấn Minh, du khách đến từ TP.Cần Thơ, nói: "Chúng tôi đi chuyến phà đêm để đến Phú Quốc là trời vừa sáng. Khi đó, sẽ tận hưởng được khung cảnh đón bình minh thật lung linh ở đảo ngọc, đồng thời có thêm thời gian tham quan tại đây".Như Thanh Niên đã thông tin, UBND tỉnh Kiên Giang có chủ trương thí điểm cho phép các hãng tàu, phà chạy tuyến cố định từ bờ ra đảo và chiều ngược lại trên vùng biển Kiên Giang. Theo đó, khung giờ áp dụng cho tàu, phà chạy ban đêm từ 4 giờ đến 6 giờ và từ 18 giờ đến 22 giờ. Thời gian thực hiện thí điểm đến hết ngày 31.12.2025 cho tất cả các tàu, phà ra đảo.Với việc phà chạy thêm vào ban đêm, có thể đến Phú Quốc với nhiều khung giờ linh hoạt hơn, kể cả đường biển, đường hàng không khi mà Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cũng đón các chuyến bay cả ban đêm.
Những tấm lòng vàng 01.04.2023
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.
Bộ Công an mới đây công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng về ban hành danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi.Theo Bộ Công an, Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Dữ liệu được xác định là tài nguyên quan trọng, đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Việc xác định dữ liệu quan trọng sẽ giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân ưu tiên bảo vệ, lưu trữ dữ liệu; thuận tiện trong xác định loại dữ liệu cũng như xử lý các rủi ro phát sinh, nhất là dữ liệu có giá trị lớn, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; đồng thời tránh rủi ro mất mát hoặc lạm dụng dữ liệu, đảm bảo tính minh bạch và bền vững trong quản lý nhà nước. Cạnh đó, xây dựng danh mục dữ liệu còn giúp các cơ quan nhà nước có cơ sở phối hợp, chia sẻ dữ liệu đồng bộ, hạn chế tình trạng thông tin phân tán, trùng lặp hoặc thiếu chính xác.Cơ quan soạn thảo cũng đánh giá một số loại dữ liệu như dân cư, đất đai, tài chính công, y tế và giáo dục là các yếu tố then chốt trong việc hoạch định và triển khai chính sách. Vì thế, việc xây dựng danh mục dữ liệu cốt lõi giúp đảm bảo tính liên tục, thống nhất và minh bạch trong quản lý, tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái dữ liệu quốc gia.Từ những căn cứ đã nêu, Bộ Công an đề xuất danh mục 24 loại dữ liệu cốt lõi. Trong số này có dữ liệu về hồ sơ sức khỏe của cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thuộc diện T.Ư quản lý; dữ liệu về kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp quốc gia chưa công bố; dữ liệu về biên giới lãnh thổ do cơ quan nhà nước thu thập, quản lý chưa công bố.Ngoài ra, còn có dữ liệu về hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh; dữ liệu về hoạt động của cơ quan đảng chưa công bố (công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật; công tác tổ chức xây dựng; về đường lối, chủ trương thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh)…Bộ Công an cũng đề xuất danh mục 18 loại dữ liệu quan trọng. Điển hình như: dữ liệu về hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng chưa công bố; dữ liệu cá nhân cơ bản của 1 triệu người trở lên, dữ liệu cá nhân nhạy cảm khác của 10.000 người trở lên; dữ liệu trong lĩnh vực thông tin truyền thông; dữ liệu thuộc lĩnh vực nội vụ…Theo quy định tại luật Dữ liệu năm 2024, nếu phân loại theo tính chất quan trọng, dữ liệu bao gồm 3 loại: dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng và dữ liệu khác.Dữ liệu quan trọng là dữ liệu có thể tác động đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội, sức khỏe và an toàn cộng đồng. Dữ liệu cốt lõi là dữ liệu quan trọng trực tiếp tác động đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội, sức khỏe và an toàn cộng đồng.
Trung tâm đăng kiểm nên ghi nhận số km (ODO), hạn chế vấn nạn 'tua' đồng hồ
Đến tham dự chương trình "Chủ nhật đỏ" lần thứ 17 năm 2025 có anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, đại diện các ban, ngành và hàng ngàn lượt sinh viên tình nguyện tham gia hiến máu nhằm lan tỏa tinh thần cống hiến vì cộng đồng.Theo nhà báo Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập Báo Tiền Phong, chương trình "Chủ nhật đỏ" với sứ mệnh là một sự kiện cộng đồng ý nghĩa với quy mô quốc gia đã và đang diễn ra trong suốt hơn 16 năm qua, góp phần cứu sống cho hàng trăm ngàn người trên cả nước. Đây là hành trình phụng sự đầy ý nghĩa, với sự chung tay của nhiều đơn vị, cá nhân nhằm thắp lên ngọn lửa của lòng nhân ái. Với chủ đề "Hiến máu cứu người – Sinh mệnh của bạn và tôi", chương trình là lời kêu gọi sâu sắc đến cộng đồng về trách nhiệm sẻ chia, tinh thần "tương thân tương ái" và giá trị thiêng liêng của sự sống. Chủ nhật đỏ mang nghĩa cử cao cả qua việc góp phần khắc phục tình trạng thiếu máu trong các tình huống khẩn cấp và điều trị bệnh lý phức tạp. Chương trình như một cầu nối mang đến giá trị nhân văn sâu sắc, hướng đến việc khơi dậy ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong mỗi cá nhân. Qua đó thể hiện sự quan tâm, đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ những người đang cần đến sự sống từ những giọt máu quý giá.Với mong muốn lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp nhân văn của chương trình Chủ nhật đỏ, nhà báo Phùng Công Sưởng cho rằng: "Mỗi người trong chúng ta bằng hành động nhỏ bé nhưng vô cùng ý nghĩa, đó là hiến máu cứu người. Chủ nhật đỏ là chương trình thiện nguyện đậm tính nhân văn được duy trì hằng năm để trao đi những giọt máu ấm áp, thắp sáng niềm tin và hy vọng cho người bệnh. Mỗi giọt máu của bạn không chỉ là một phần sự sống, mà còn là cầu nối yêu thương, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết và nhân ái. Chương trình tiếp tục mang đến nhiều hơn những giọt máu hồng, cơ hội sống cho người kém may mắn. Khi chúng ta hiến máu, đó không chỉ là hành động cho đi sự sống mà còn là biểu hiện cụ thể của lòng nhân ái, tình yêu thương và trách nhiệm đối với cộng đồng". Là người có mặt tại ngày hội hiến máu, Á hậu Lê Phan Hạnh Nguyên, Miss Grand Vietnam 2024, cho biết: "Bản thân từng hiến máu và nhận thấy đây là việc làm ý nghĩa. Hạnh Nguyên mong muốn lan tỏa trải nghiệm của một người từng hiến máu, không chỉ giúp đỡ bệnh nhân mà còn góp phần chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Qua việc làm này, chúng ta ý thức tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe để có thể giúp đỡ, hỗ trợ mọi người khi cần thiết". Chương trình Chủ nhật Đỏ năm nay diễn ra trong suốt Tháng Thanh niên 2025 tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc. Dự kiến sẽ có khoảng hơn 100.000 người tham dự và tiếp nhận từ 45.000 - 50.000 đơn vị máu.