Ở đâu có bán món cà phê trứng vừa khiến CEO Apple Tim Cook 'phải lòng'?
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.Nhận định Southampton vs Leicester (2g ngày 1.5): ‘Bầy cáo’ mong đợi một kết quả tích cực nơi đất khách
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.
Lão nông từng nhiễm trùng khớp háng nặng suốt 2 năm đã ‘đi lại khỏe re’
Đến trưa 22.1, tại một số tuyến đường huyết mạch nối TP.Thủ Đức (TP.HCM) với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai xảy ra tình trạng xe đông di chuyển chậm và ùn ứ cục bộ.Cụ thể, tại đường Võ Nguyên Giáp, tình trạng ùn ứ diễn ra cả 2 chiều (Bình Dương đi TP.HCM và ngược lại). Tuy nhiên, tại các giao lộ vẫn thông thoáng, vẫn có làn đường cho xe máy, ô tô đi thẳng từ Bình Dương vào trung tâm TP.HCM và ngược lại.Ghi nhận tại các giao lộ, có rất đông CSGT của Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức và Đội CSGT Rạch Chiếc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) tích cực điều tiết, phân luồng.Đại diện Đội CSGT Rạch Chiếc cho hay, nguyên nhân của tình trạng nói trên là do gần tết các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào cảng Trường Thọ và cảng Bình Dương tăng đột biến, xe đông nên di chuyển chậm.Dự đoán trước tình trạng này, từ 0 giờ ngày 22.1, tại các giao lộ, lực lượng CSGT Rạch Chiếc phối hợp CSGT TP.Thủ Đức chủ động túc trực, điều tiết.Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ vụ cháy xe đầu kéo và vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai) cũng làm giao thông tuyến Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ và Võ Chí Công bị ùn ứ, sáng 22.1.Đến trưa cùng ngày, đại diện Đội CSGT Cát Lái cho biết, giao thông trên tuyến đường Võ Chí Công và Mai Chí Thọ cơ bản được giải tỏa, tuy nhiên phương tiện vẫn còn di chuyển chậm.Trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, dự đoán trước tình hình giáp tết, lượng phương tiện, hàng hóa tăng cao, lực lượng CSGT toàn thành phố chủ động lên kịch bản, bố trí ca trực, 100% quân số tham gia điều tiết giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông."Kể cả lãnh đạo các đội, trạm, tuyến quận, huyện toàn địa bàn cùng ra hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ người dân về du xuân, đón tết", lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.Lãnh đạo Phòng CSGT nhận định nguyên nhân ùn ứ tại một số tuyến huyết mạch qua TP.Thủ Đức sáng cùng ngày là do lượng phương tiện, hàng hóa vào các khu vực cảng tăng đột biến, cùng với các sự cố liên hoàn trên cao tốc gián tiếp gây ra sự việc. Hiện lực lượng CSGT đang tích cực phân luồng giao thông.
Buổi lễ ký kết được diễn ra trang trọng tại văn phòng ANPG với sự chứng kiến của ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola.Angola là quốc gia khai thác dầu lớn thứ hai châu Phi. Khu vực nghiên cứu Etosha/Okavango có diện tích khoảng 200.000 km² và được chính phủ Angola đánh giá giàu tiềm năng dầu khí, có thể mang lại sản lượng khai thác lớn. Đây là dự án đầu tư đầu tiên của một tập đoàn tại Angola. Dự án đồng thời đánh dấu bước tiến chiến lược của Xuân Thiện vào ngành thăm dò khai thác dầu khí.Xuân Thiện là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu xây dựng và hạ tầng. Việc hợp tác với ANPG thể hiện tầm nhìn chiến lược và cam kết của Tập đoàn trong việc tham gia vào thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Phi. Xuân Thiện hiện cũng đang đầu tư sản xuất thép xanh tại Nam Định và Huế nên rất cần nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu và quặng sắt.Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: "Chúng tôi tự hào khi là doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh mẽ tại Angola trong nhiều lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện và khai khoáng, hiện đã tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc ký kết dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ngày hôm nay là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của tập đoàn, trở thành một Tập đoàn năng lượng quốc tế, cũng như mở ra sự hợp tác phát triển của hai quốc gia trong một lĩnh vực mới".Tập đoàn Xuân Thiện hiện đang xây dựng hai tổ hợp dự án thép xanh lớn tại Nghĩa Hưng (Nam Định) dự kiến năm 2028 ra sản phẩm và Khu kinh tế Chân Mây (Huế). Nhà máy không sử dụng than cốc để luyện thép mà dùng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo tiêu chí thép xanh, được sản xuất giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trong thời gian qua, tập đoàn đầu tư vào Angola, với nhiều dự án lớn như trồng bạch đàn, khai thác quặng sắt, nghiên cứu khai thác dầu mỏ… nhằm có nguồn nhiên liệu (khí LNG và LPG có trong dầu khí), nguyên liệu về Việt Nam phục vụ sản xuất thép xanh.Ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola chia sẻ: "Nhiều năm qua, quan hệ tốt đẹp hai nước được duy trì nhưng hợp tác kinh tế còn rất khiêm tốn. Để cải thiện điều này, Chính phủ và các cơ quan hai bên đã rất cố gắng. Trong các cuộc làm việc giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đều nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước, sớm có những thành tựu cụ thể. Tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Angola lần thứ 7 vào tháng 3.2024, hai bên cũng nhất trí như vậy. Sau thời gian thúc đẩy, Tập đoàn Xuân Thiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam đến Angola đầu tư trong nhiều lĩnh vực và nay cùng với ANPG ký Dự án đầu tư dầu khí với quy mô lớn".Đại diện ANPG đánh giá rất cao tiềm lực và khả năng triển khai dự án của Tập đoàn Xuân Thiện, đồng thời tin tưởng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò dầu khí tại bồn trũng Etosha/Okavango, là khu vực được đánh giá có tiềm năng dầu khí rất lớn.Đại diện ANPG hy vọng Tập đoàn Xuân Thiện sẽ sớm có được giấy phép cần thiết từ Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.Tập đoàn Xuân Thiện được thành lập từ những năm 2000. Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, tập đoàn hiện là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng và nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng. Với chiến lược phát triển bền vững và mô hình quản trị hiện đại, tập đoàn nỗ lực đầu tư chuyên sâu và mở rộng tầm nhìn ra quốc tế.Tầm nhìn của Xuân Thiện là xây dựng một hệ thống phát triển kinh tế tuần hoàn khép kín, dựa trên triết lý sản xuất xanh - sạch - bền vững. Tập đoàn Xuân Thiện cũng hướng tới việc hợp tác, đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, với mục tiêu không chỉ phát triển kinh tế đất nước mà còn bảo vệ môi trường bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.
Nhạc sĩ tiết lộ bí mật phía sau bản hit 'Hoang mang' của Hồ Quỳnh Hương
Trận đấu thứ 12 của giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam VBA 2023 diễn ra tối 21.6 tại nhà thi đấu Cầu Giấy (Hà Nội) chứng kiến cuộc chạm trán đầy duyên nợ giữa CLB Hanoi Buffaloes với CLB Ho Chi Minh City Wings. Ở mùa giải đầu tiên, CLB Ho Chi Minh City Wings đánh bại Hanoi Buffaloes tại bán kết. 4 mùa sau đó, Hanoi Buffaloes đều thắng Ho Chi Minh City Wings Phải đến mùa giải năm ngoái, đại diện bóng rổ TP.HCM mới lặp lại chiến thắng trước đối thủ.