Từng nặng 132 kg, nỗ lực giảm cân và trở thành 'nam thần' nổi tiếng
Căn cứ ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu về tên gọi sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy: giữ nguyên tên Bộ Tài chính sau khi hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính.Giữ nguyên tên Bộ Nội vụ sau khi hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Nội vụ. Giữ nguyên tên Bộ Xây dựng sau khi hợp nhất Bộ GTVT và Bộ Xây dựng.Giữ nguyên tên Bộ KH-CN sau khi hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN. Giữ nguyên tên Bộ VH-TT-DL sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí từ Bộ TT-TT. Thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ.Các bộ, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi như đề xuất tại báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, gồm: Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.Đồng thời, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ TT-TT sang Bộ VH-TT-DL. Chuyển bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Ngoài ra, phần quản lý về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của T.Ư của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư đã được chuyển về Ban Tổ chức T.Ư; nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển về Bộ Công an. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tinh gọn bộ máy bên trong.Bộ Tài chính tổ chức lại Tổng cục Thuế thành Cục Thuế (có 12 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại Cục Thuế của 63 tỉnh, thành phố thành 20 Chi cục Thuế khu vực. Sắp xếp, cơ cấu lại 420 chi cục thuế cấp huyện và khu vực liên huyện thành 350 đội thuế khu vực liên huyện. Sau sắp xếp dự kiến giảm khoảng 1.005/4.141 đầu mối (24,27%).Tổng cục Hải quan thành Cục Hải quan (có 12 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại 35 Cục Hải quan khu vực thành 20 Chi cục Hải quan khu vực; dự kiến giảm khoảng 485/902 đầu mối (53,77%). Kho bạc Nhà nước (cấp tổng cục) thành Kho bạc Nhà nước, tương đương cấp cục (10 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại 63 kho bạc nhà nước cấp tỉnh thành 20 kho bạc Nhà nước khu vực; dự kiến giảm khoảng 431/1.049 đầu mối (41,09%). Tổng cục Dự trữ Nhà nước thành Cục Dự trữ nhà nước (có 7 ban); sắp xếp, cơ cấu lại 22 Dự trữ nhà nước khu vực thành 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực.Tổng cục Thống kê tổ chức lại thành Cục Thống kê (có 14 đơn vị) và sắp xếp, cơ cấu lại 63 Cục Thống kê cấp tỉnh thành 63 Chi cục Thống kê cấp tỉnh; sắp xếp, cơ cấu lại 565 Chi cục Thống kê cấp huyện thành 480 Đội hoạt động theo mô hình liên huyện (giảm 15% đầu mối).Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành đơn vị sự nghiệp công lập, có 14 ban (giảm 7 đơn vị); sắp xếp, cơ cấu lại đầu mối bên trong của 63 BHXH cấp tỉnh thành 35 BHXH khu vực; sắp xếp, cơ cấu lại 640 BHXH cấp huyện xuống còn 350 BHXH liên huyện, bỏ 147 tổ nghiệp vụ (giảm 651/1.465 đầu mối, tương đương với 44,4%).Văn phòng Chính phủ hợp nhất Vụ Tổng hợp và Vụ Thư ký - Biên tập thành Vụ Tổng hợp - Thư ký. Đề nghị Văn phòng Chính phủ rà soát để sắp xếp thu gọn thêm đầu mối, bảo đảm giảm tối thiểu từ 15 - 20% đầu mối. Ban Chấp hành T.Ư dự kiến sẽ họp vào ngày 23 - 24.1, Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp vào khoảng thời gian từ ngày 12 - 17.2. Do đó, các bộ, ngành gửi phương án sắp xếp, tinh gọn lên Bộ Nội vụ trong ngày 13.1.
Bác sĩ cũng sốc: Bé trai sinh ra không có dương vật
Trong phần lớn thời gian của trận đấu, Hanoi Buffaloes ở trong thế bám đuổi đối phương. Tuy nhiên, ở quãng cuối, Hanoi Buffaloes chơi đầy hưng phấn và vươn lên dẫn điểm. Chung cuộc, Hanoi Buffaloes thắng kịch tính Saigon Heat với tỷ số 81-79.
Huawei ra mắt hệ sinh thái eKit
Căng thẳng quá mức cũng có thể làm giảm chất lượng cuộc nói chuyện giữa vợ chồng, nhất là khi một hoặc cả hai bên chỉ tập trung nói quá nhiều vào vấn đề mà họ đang lo lắng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cặp vợ chồng không trò chuyện với nhau về các mối quan tâm tình dục hoặc những chủ đề liên quan sẽ dễ gặp những trục trặc trong chuyện chăn gối hơn những người khác.
Theo anh Trần Việt Hưng (30 tuổi), hiện đang làm kinh doanh tại TP.Hà Nội, thành viên của Làng tiên cá, cho biết nhóm này được thành lập từ tháng 9.2023, với 10 thành viên. Các thành viên của nhóm biết nhau khi tham gia một khóa học lặn tại TP.Hà Nội. Anh Hưng cho biết các thành viên trong nhóm cùng có sở thích bơi, lặn và hóa thân thành tiên cá vì thế quyết định thành lập nhóm.
Bỏ luôn xe vi phạm nồng độ cồn, sẽ bị phạt thế nào?
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.

Thi công không tái lập mặt đường
Những câu chuyện đằng sau các bức ảnh dự thi
Trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, Supachok Sarachat đã ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan ở phút 64. Tuy nhiên, pha lập công này gây tranh cãi do thiếu tinh thần fair-play. Trước đó, tuyển Việt Nam đã ném bóng ra biên để hỗ trợ đồng đội bị chấn thương, nhưng khi Thái Lan ném biên lại, thay vì trả bóng, Supachok đã dứt điểm thẳng vào khung thành.Hiện tại, trên trang chủ AFF Cup 2024, bàn thắng của Supachok đang dẫn đầu cuộc bình chọn "Bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về" với 53,39% phiếu bầu, vượt qua pha lập công từ giữa sân của Nguyễn Hai Long (40,85%). Đáng chú ý, nhiều cổ động viên Việt Nam đã bỏ phiếu cho Supachok như một hình thức mỉa mai hành động thiếu fair-play của anh.Ngày 6.1, Supachok đã lên tiếng giải thích trên trang cá nhân rằng anh không nhận thức được việc cần trả bóng và không chắc chắn về tình trạng chấn thương của cầu thủ Việt Nam. Tuy nhiên, lời giải thích này không làm giảm bớt sự chỉ trích từ người hâm mộ.Sự việc này đã làm dấy lên nhiều tranh luận về tinh thần thể thao và fair-play trong bóng đá Đông Nam Á. Dù bàn thắng của Supachok được đánh giá cao về kỹ thuật, nhưng cách thức ghi bàn đã khiến nhiều người hâm mộ thất vọng và đặt câu hỏi về đạo đức thi đấu.Bàn thắng của Supachok được ghi ở phút 64, từ tình huống ném biên sau khi thủ môn Đình Triệu của Việt Nam chủ động phá bóng ra vì một cầu thủ đội nhà bị chấn thương trước đó. Thay vì trả bóng như hầu hết các cầu thủ vẫn làm, Supachok nhận bóng từ đồng đội rồi tung cú sút xa vào lưới tuyển Việt Nam nâng tỷ số lên 2-1, trong sự ngỡ ngàng của toàn bộ khán giả theo dõi trận đấu. Bàn thắng này ngay lập tức nhận chỉ trích dữ dội và được nhận xét là "phi thể thao". Trên tài khoản Instagram, tiền vệ Supachok Sarachat chính thức lên tiếng về bàn thắng của anh. Anh khẳng định bản thân chưa bao giờ thiếu tinh thần thể thao. Supachok cho hay, lúc đó, tỷ số là 1-1 và Thái Lan cần tấn công nhằm san bằng khoảng cách qua hai lượt trận. Ngay trước tình huống Đình Triệu ném bóng ra biên, Supachok bị phạm lỗi ở giữa sân và bức xúc khi trọng tài không thổi phạt cầu thủ Việt Nam. Tiền vệ Thái Lan viết: "Sau khi bóng ra ngoài, tôi đến phàn nàn với trọng tài về việc bị phạm lỗi, đề nghị ông ấy tham khảo VAR. Khi ấy, chúng tôi cần gây áp lực mạnh lên Việt Nam. Tôi đã không tập trung và không quan tâm việc bóng đã ra ngoài thế nào do mải nói chuyện với trọng tài trong trạng thái tức giận". Sau khi bóng được đưa trở lại, với bản năng cùng âm thanh huyên náo ở sân, anh quyết định dứt điểm trong tích tắc vì nghĩ rằng Thái Lan đang tấn công. Supachok cho biết khi thấy cầu thủ Việt Nam lao đến phản đối anh cũng bối rối vì không biết mình sai ở điểm nào. "Tôi đã cố gắng giải thích cho họ rằng tôi không biết chuyện gì xảy ra trước đó vì đang nổi giận với quyết định của trọng tài", Supachok viết.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Chiến Thần AFK chính thức ra mắt tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á
AFP ngày 25.1 đưa tin bệnh lạ xảy ra tại vùng Jammu và Kashmir do Ấn Độ quản lý đã khiến 17 người thiệt mạng, gồm 13 trẻ em, từ cuối năm ngoái. Các trường hợp tử vong xảy ra tại ngôi làng Badhaal ở khu vực Rajouri ở Jammu và Kashmir từ đầu tháng 12.2024.Ông Amarjeet Singh Bhatia, lãnh đạo một trường y của chính phủ tại Rajouri cho biết toàn bộ nạn nhân đều bị tổn thương não và hệ thống thần kinh. Những triệu chứng khác được ghi nhận gồm sốt, đau mình, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều và mất ý thức, tử vong sau vài ngày nhập viện. Các bệnh nhân tử vong từ ngày 7.12.2024 đến ngày 19.1.Truyền thông địa phương đưa tin ngôi làng đã bị phong tỏa trong tuần này và khoảng 230 người bị cách ly. Kỳ nghỉ đông của học sinh, sinh viên cũng đã bị hủy để đối phó với tình trạng báo động y tế này. Các hoạt động tụ tập công cộng lẫn riêng tư đều đã bị cấm.Các nạn nhân là thành viên của 3 gia đình họ hàng. Bốn dân làng và người thân của các gia đình trên đang được điều trị tại bệnh viện nhưng trong tình trạng nguy kịch.Chính quyền liên bang Ấn Độ đã mở cuộc điều tra đối với căn bệnh lạ bí ẩn này. Bộ trưởng Y tế Jitendra Singh bác bỏ nguyên nhân gây bệnh do mầm bệnh truyền nhiễm và nói rằng kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các trường hợp tử vong không phải do nhiễm trùng, nhiễm virus hay vi khuẩn mà có thể là trúng độc."Có một danh sách dài các chất độc đang được kiểm tra. Tôi tin sẽ sớm tìm ra lời giải cũng như các hành động xấu nếu có", Bộ trưởng Jitendra Singh nói. Theo tờ India Today, hơn 200 mẫu thực phẩm đã được đưa đi kiểm tra. Trong tuần, nhà chức trách địa phương cũng cấm dùng nước từ một con suối sau khi kết quả kiểm tra cho thấy mẫu nước dương tính với thuốc trừ sâu.Trong một vụ việc khác, nhà chức trách thành phố Pune miền tây Ấn Độ ghi nhận ít nhất 73 trường hợp, gồm 26 phụ nữ, mắc chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp. Các bệnh nhân bị mắc Hội chứng Guillain-Barre. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết khi bị mắc hội chứng này, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các dây thần kinh ngoại biên.Hội chứng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ, có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, mất cảm giác chân tay và khó nuốt, khó thở. Trong số các bệnh nhân có 14 người đang được cho thở máy.
nhóm số đề
Công an tỉnh Thái Nguyên mới đây triệt phá đường dây chuyên lừa tiền bằng cách lợi dụng lòng tin tâm linh của người dân. 25 bị can đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, nhóm đối tượng xây dựng kịch bản lời thoại chi tiết, tình huống phát sinh, phân công nhau gọi cho khách hàng. Khi gọi điện, nhóm này tự nhận là "cô đồng" tại các chùa, đền; dọa dẫm người dân về việc họ bị "vong theo" hoặc đang có vận hạn…Các đối tượng sau đó đưa ra thông tin về những vật phẩm phong thủy đã được "làm lễ", có khả năng hỗ trợ bình an, tài lộc; yêu cầu người dân trả "tiền công đức, ủng hộ nhà chùa" với số tiền từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi vật phẩm.Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 4 - 12.2024, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của 28.000 người trên cả nước, với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng.Hồi tháng 10.2024, Công an Q.5 (TP.HCM) cũng khởi tố, bắt tạm giam Phan Thị Thu Trang (35 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trang bị cáo buộc sử dụng nhiều tài khoản Facebook có hàng chục ngàn lượt theo dõi, để tìm người có nhu cầu xem bói.Trang bịa đặt ra các câu chuyện mang tính tâm linh khiến bị hại lo sợ, từ đó yêu cầu chuyển tiền để cúng lễ giải hạn, cúng hóa giải bùa, "vong"… Nhận tiền, Trang không sử dụng vào việc cúng lễ mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Tính đến thời điểm bị bắt, Trang bị khoảng 40 người tố giác chiếm đoạt tổng số tiền hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, có người bị lừa tới 2,6 tỉ đồng.Theo tiến sĩ tội phạm học, thượng tá Đào Trung Hiếu, lừa đảo tâm linh, nhất là vào dịp tết và đầu xuân năm mới, là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, tuyên truyền, cảnh báo…, nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy.Thủ đoạn "truyền thống" được đối tượng sử dụng là phán đoán những điều mơ hồ về "vận hạn", " vong theo"… để đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân, sau đó yêu cầu làm lễ cúng sao giải hạn, gọi vong hoặc vay lộc đầu năm.Thời gian gần đây, xuất hiện thêm thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lợi dụng công nghệ AI, phát trực tiếp (livestream), mạo danh nhà sư, nhà ngoại cảm, nhà chùa để kêu gọi quyên góp hoặc bán bùa may mắn online. Nhiều hội nhóm trên Facebook, TikTok, Zalo còn dựng kịch bản "thần thánh nhập hồn", bán vật phẩm phong thủy với giá "cắt cổ".Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, có 3 lý do chính khiến lừa đảo tâm linh còn nhiều "đất sống".Một là đánh vào tâm lý lo sợ, mong cầu may mắn. Đầu năm, ai cũng muốn tránh vận xui, cầu bình an, tài lộc, đây chính là "mảnh đất màu mỡ" để những kẻ lừa đảo lợi dụng, dẫn dụ nạn nhân.Hai là lợi dụng mạng xã hội để tạo hiệu ứng đám đông. Đối tượng lừa đảo thường tận dụng những cuộc livestream hoặc hội nhóm đông thành viên để tạo ra sự "hợp pháp hóa". Nạn nhân khi tham gia thấy có nhiều người, thường sẽ nảy sinh tâm lý tin tưởng.Ba là sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng chân chính. Thực tế, nhiều người không phân biệt được đâu là nghi lễ truyền thống, đâu là chiêu trò mê tín. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến việc tin theo những kẻ trục lợi, chỉ đến khi mất tiền mới tỉnh ngộ.Vẫn theo vị chuyên gia, lừa đảo tâm linh diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý cũng gặp không ít khó khăn.Nhiều hành vi lừa đảo tâm linh không có bằng chứng rõ ràng, thường chỉ dựa vào lời khai của nạn nhân. Các đối tượng lừa đảo ẩn danh trên nền tảng trực tuyến, tạo tài khoản giả, khi bị phát hiện thì xóa hoặc đổi tên liên tục.Cạnh đó, nhiều người sau khi bị lừa cảm thấy xấu hổ, ngại trình báo, dẫn đến các đối tượng lừa đảo tiếp tục hoạt động mà không bị xử lý. Đáng lo ngại, vì liên quan đến tín ngưỡng, không ít người tin tưởng một cách mù quáng vào những lời mê tín, thậm chí không nhận ra mình bị lừa.Để ngăn chặn lừa đảo, ông Hiếu kiến nghị các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube cần có chính sách chặn các nội dung livestream mê tín, lừa đảo tâm linh. Cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay với những đối tượng mạo danh đền chùa, lợi dụng tâm linh để trục lợi, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.Cùng với đó là xây dựng các chương trình giáo dục về tín ngưỡng chân chính, giúp người dân hiểu rõ về sự khác biệt giữa tôn giáo thật sự và mê tín dị đoan. Người dân muốn đi lễ thì nên chọn chùa, đền có danh tiếng, không tin theo những kẻ tự xưng "thầy bói", "cô đồng"; tuyệt đối không tin vào các livestream gọi vong, bán bùa online…"Sống thiện lành, làm điều tốt, đối nhân xử thế đúng đắn sẽ mang lại may mắn, không cần "mua thần thánh", vị chuyên gia khuyến cáo.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư