Những địa danh nên thơ của Việt Nam lọt đề cử Giải thưởng Du lịch Thế giới
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi, cho biết tỉnh này đăng cai giải vô địch võ cổ truyền trẻ - thiếu niên toàn quốc năm 2023 lần thứ 24 là một hoạt động lớn trên lĩnh vực võ thuật để tuyên truyền, lan tỏa truyền thống võ thuật của tỉnh nói chung, bộ môn Việt Võ Đạo – Võ cổ truyền nói riêng, nhằm thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu nhi.Giảm mạnh giá vé máy bay đúng cao điểm, ai 'chơi' lại Thái Lan cách làm du lịch?
TAND TP.Hà Nội vừa ra quyết định đưa vụ án liên quan đến dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (ở H.Đức Trọng, Lâm Đồng) ra xét xử.Phiên tòa dự kiến diễn ra ngày 16.1.2025, kéo dài trong 5 ngày, kể cả ngày nghỉ. Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên, do thẩm phán Trần Nam Hà làm chủ tọa. 6 kiểm sát viên được phân công đại diện Viện KSND TP.Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.Vụ án này có 10 bị cáo hầu tòa. Ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), là người duy nhất bị truy tố tội đưa hối lộ.6 người bị truy tố tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Lê Quốc Khánh, Hoàng Xuân Văn và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.3 người bị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ.Theo hồ sơ vụ án, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh. Dự án có tổng diện tích đất quy hoạch thực hiện là 3.595 ha.Quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ xác định dự án có nhiều vi phạm, thuộc diện phải thu hồi đất, chấm dứt hoạt động. Tháng 6.2020, cơ quan thanh tra ban hành kết luận, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, đã thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa. Ông Trí còn lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng để điều chỉnh trái pháp luật các quyết định đúng đắn của Nhà nước trong việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.Viện KSND tối cao xác định các cá nhân tại Văn phòng Chính phủ thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, đồng thời tham mưu để Chính phủ đồng ý với báo cáo và kết luận của Thanh tra Chính phủ trong việc hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án.Về phía Thanh tra Chính phủ, các bị can tại cơ quan này thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc thành lập tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh đơn kiến nghị và ban hành báo cáo điều chỉnh, sửa đổi kết luận thanh tra hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án.Cơ quan công tố nhận định hành vi của các bị can gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước. Đó là giá trị toàn bộ dự án, đã được ông Trí bán cho Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, ông Trí thu lợi 2.700 tỉ đồng.Quá trình "hồi sinh" dự án, ông Trí chi 200 triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số 2,1 tỉ đồng; đưa cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số 4,2 tỉ đồng…
Điều tra ĐH Stanford bị tố phân biệt đối xử với nam giới
Khoảng chục ngày nay, phố đồ trang trí tết trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5, TP.HCM) rực rỡ sắc màu, tấp nập người qua lại. Đây là điểm sắm đồ trang trí tết lý tưởng không chỉ thu hút người dân TP mà người dân các tỉnh lân cận cũng tìm đến mỗi dịp cuối năm.Dọc đoạn đường 300 m, các cửa hàng nằm sát nhau nổi bật lên giữa màn đêm bởi sắc đỏ, vàng rực rỡ của đủ loại đồ trang trí tết. Dãy phố có đủ mặt hàng, đủ mức giá khác nhau, giá dao động từ vài ngàn đến vài trăm ngàn hay tiền triệu cũng có, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. "Lạc trôi" cùng em gái tìm mua đồ về trang trí tết, chị Thuận (Việt kiều Đức) mê mẩn ngắm nhìn từng món một, cầm trên tay chiếc liễn treo tết, chị lại cầm xem chiếc quạt, hình thần tài... vừa trầm trồ như bị "thôi miên", thỉnh thoảng người em gái phải kéo tay chị đi lựa tiếp.Ánh mắt rưng rưng, chị xúc động nói: "Thực sự rất ngạc nhiên, tại vì nó rất là đẹp. Nó rất là đẹp, rất là truyền thống. Chị không phải ở Việt Nam, chị ở Đức về nên nhìn cảnh này không biết diễn tả thế nào luôn. Ở đây tấp nập, không khí kiểu tết nhộn nhịp thật sự chỉ có thấy đẹp thôi. Xúc động, nhiều cảm xúc lắm".Vừa chia sẻ xong, nữ Việt kiều lại nhìn từng món đồ, nhìn cả dãy phố rực ánh đèn như để lưu tất cả những hình ảnh này vào tâm trí.Ngập chìm trong những món đồ trang trí nhỏ xinh, chị Nguyễn Thị Mỹ Loan (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - "khách ruột" của con đường này cho hay, chị thường đến đây mua đồ trang trí vào các dịp trong năm. Với các cửa hàng liền kề, đa dạng mẫu mã, giá cả, chị Loan có thể thoải mái chọn món mình ưng ý nhất mà không tốn nhiều thời gian di chuyển."Tôi thấy mẫu mã năm nay hiện đại hơn, cập nhật đúng xu hướng nhưng giá cũng cao hơn nhiều so với mọi năm", vị khách trẻ nhận xét.Theo ghi nhận, năm nay, những vật dụng trang trí tết xưa bằng chất liệu gỗ, tre… cũng được bày bán khiến không khí tết ngập tràn cả khu phố.Dọc các cửa hàng, pháo, hoa đào, hoa mai bằng nhựa, câu đối tết, quạt, câu đối, hình thần tài, bao lì xì… được bày bán với đủ kích thước. Các chủ cửa hàng cho hay, hình thần tài lắc đầu được nhiều khách ưa chuộng.Chị Lê Thị Bèo (48 tuổi, quê An Giang) lên bán hàng phụ em trai từ đầu tháng chạp cho hay, hầu như cửa hàng nào cũng tương đối đầy đủ các mặt hàng: thần tài, liễn, quạt, câu đối... mặt hàng nào cũng có khách hỏi mua. Tùy kích thước... mỗi loại có những mức giá khác nhau. Theo chị Bèo, khách đến đây tìm mua đồ trang trí tết chủ yếu từ 8 - 10 giờ sáng và chiều từ 16 giờ đổ về tối muộn. "Khách năm nay không tấp nập bằng những năm trước, có thể vì kinh khó khăn hơn. Tôi dự kiến bán tới 26 tháng chạp rồi về quê dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đón tết. Còn cửa hàng em trai vẫn mở tới giao thừa", chị chia sẻ.Theo khảo sát, nhiều chủ cửa hàng cho hay mặt hàng năm nay đa dạng hơn về mẫu mã, giá cả không chênh lệch nhiều. Anh Dũng, chủ cửa hàng mở gần 20 năm trên đường này cho biết, theo xu hướng mua sắm, năm nay một lượng khách chuyển qua mua online nên khách đến trực tiếp vắng hơn. Nổi tiếng là nơi bán đồ trang trí theo mùa, cửa hàng của anh Dũng phần lớn là khách sỉ. "Khách lẻ khoảng từ 20 tháng chạp đổ đi mới tới mua nhiều", anh nói.
UBND TP.Hà Nội vừa chấp thuận đề nghị của Sở GTVT về phương án thí điểm hạn chế xe ô tô trên 16 hoạt động (trừ xe buýt, xe đưa đón học sinh) trong khu vực phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm).Theo phương án, thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 1.3, theo khung giờ từ 6 giờ 30 - 8 giờ 30 và từ 16 giờ 30 - 18 giờ 30. Sau 6 tháng thí điểm, các cơ quan sẽ đánh giá hiệu quả, báo cáo thành phố xem xét quyết định.Tuyến đường hạn chế xe ô tô trên 16 chỗ gồm: trục Hàng Giấy - Đồng Xuân - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng; trục Hàng Đậu - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân trở vào trong khu vực phố cổ Hà Nội và các tuyến phố Lý Quốc Sư, Nhà Thờ, Nhà Chung, Quang Trung (đoạn Tràng Thi tới Nhà Chung), Ấu Triệu, Bảo Khánh, Hàng Trống, ngõ Hàng Hành, ngõ Bảo Khánh.Quá trình thí điểm, Hà Nội sẽ bố trí 4 điểm trung chuyển theo các hướng của khu vực hạn chế trên các tuyến phố Bà Triệu, Trần Nhật Duật, Phùng Hưng và khu vực chợ Đồng Xuân. Phương tiện trung chuyển không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.Theo Sở GTVT Hà Nội, việc cấm ô tô trên 16 chỗ hoạt động ở các khu vực trên sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông trong khu phố cổ, đặc biệt là vào giờ cao điểm, góp phần cải thiện môi trường, giảm lượng phát thải, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giữ gìn không gian sống trong lành hơn.Đồng thời, việc hạn chế xe ô tô lớn hoạt động trong khu phố cổ sẽ giúp du khách tham quan, trải nghiệm khu phố cổ bằng các hình thức, phương tiện giao thông sạch…Cũng theo Sở GTVT Hà Nội, phương án cấm xe ô tô trên 16 chỗ hoạt động trong giờ cao điểm cũng sẽ có một phần ảnh hưởng nhất định đối với các cơ sở khách sạn. Theo thống kê của UBND Q.Hoàn Kiếm, có 138 cơ sở kinh doanh khách sạn, khi thực hiện phương án thí điểm các cơ sở kinh doanh này sẽ phải trung chuyển và điều chỉnh thời gian đưa, đón khách cho phù hợp.Theo Sở GTVT Hà Nội, đến hết tháng 4.2024, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.Để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp.Theo đó, từ năm 2025 - 2030, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm xe máy, ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải vào vùng phát thải thấp ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Từ năm 2031 trở đi, các khu vực trên địa bàn Hà Nội có một trong 3 tiêu chí xác định vùng phát thải thấp phải thực hiện quy định vùng phát thải thấp.Khu phố cổ của Hà Nội có diện tích hơn 80 ha, gồm 10 phường: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ. Hồ Hoàn Kiếm có diện tích khoảng 12 ha với các tuyến phố bao quanh là Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Hàng Khay.
Con đường 'thuận thiên' để thích ứng hạn mặn
những ngày rồi qua những người rồi xa