Những thông tin mới về Trường quốc tế AISVN đến nay
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn55 năm, bộ đội chống ngầm - Kỳ 5: Giữ tốt dùng bền
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, từ Huế đến Ninh Thuận đã có mưa lớn và giông; Tây nguyên có mưa rào và giông rải rác, có nơi mưa to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 23.2 - 8 giờ ngày 24.2 có nơi trên 80 mm như: Bạch Mã (Huế) 116,4 mm, Bà Nà (Đà Nẵng) 233 mm, Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 101,8 mm, Sông Hinh 4 (Phú Yên) 202,2 mm, Phù Mỹ (Bình Định) 96 mm, Ea M Doal (Đắk Lắk) 134,4 mm, Hiếu (Kon Tum) 80,2 mm…Ngày và đêm 24.2, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa 15 - 30 mm, có nơi trên 70 mm; khu vực từ Huế đến Khánh Hòa có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và giông với lượng mưa 20 - 40 mm, có nơi trên 100 mm. Khu vực Đông Tây nguyên và Nam bộ có mưa rào và giông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10 - 30 mm, có nơi trên 50 mm.Mặc dù không phải mùa mưa nhưng từ đêm qua đến sáng nay, cơ quan khí tượng liên tục phát cảnh lũ quét và sạt lở đất ở khu vực Đà Nẵng, Phú Yên, Đắk Lắk.Theo đó, tính từ 5 giờ ngày 23.2 - 5 giờ ngày 24.2, một số nơi thuộc Đà Nẵng, Phú Yên và Đắk Lắk đã có mưa vừa, mưa to như: Bà Nà (Đà Nẵng) 377 mm, Sông Hinh 4 (Phú Yên) 331 mm, xã Ea Mdoan (Đắk Lắk) 241 mm... Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh, thành trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh, thành trên, đặc biệt tại H.Hòa Vang (Đà Nẵng); các huyện Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Tuy An và TX.Đông Hòa, TX.Sông Cầu, TP.Tuy Hòa (Phú Yên); các huyện Ea Kar, Krông Bông, M'Đrắk (Đắk Lắk).Trong những ngày tới, miền Trung tiếp tục xảy ra mưa lớn. Cụ thể, Bắc Trung bộ đêm 25 - 26.2, có mưa rào và giông rải rác, sau có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.Trung và Nam Trung bộ đêm 25.2 có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; ngày 26.2 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông. Từ ngày 27.2, mưa tập trung vào chiều và tối, ngày nắng.
Một số tiệm vàng đóng cửa, di dời địa chỉ
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 2, tại miền Bắc và khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh đã xảy ra 3 đợt mưa diện rộng vào các ngày 6 - 7.2, 16 - 20.2 và 22 - 26.2; các tỉnh Quảng Bình - Phú Yên xảy ra 3 đợt mưa diện rộng xảy ra vào các ngày 3 - 5.2, 7 - 14.2 và 18 - 26.2. Trong đó đợt mưa từ ngày 18 - 26.2 xuất hiện nhiều ngày mưa vừa, mưa to tại các trạm: Trà My (Quảng Nam) 92 mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 93 mm... Khu vực Tây nguyên và Nam bộ xảy ra mưa trái mùa vào ngày 12 - 14.2 và 18 - 24.2. Đáng lưu ý, đợt mưa ngày 12 - 14.2, tại Nam bộ có một số trạm có lượng mưa vượt giá trị lịch sử như: Thủ Dầu Một (Bình Dương) 132 mm, Nhà Bè 120 mm.Trong thời kỳ này, tại trạm khí tượng An Nhơn (Bình Định) đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất ngày 33,5 độ C, vượt giá trị lịch sử là 33 độ C cùng thời kỳ.Tổng lượng mưa trên khu vực Tây Bắc bộ, đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam Tây nguyên và miền Đông Nam bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 15 - 30 mm. Trong đó, tại khu vực Trung và Nam Trung bộ, miền Đông Nam bộ cao hơn từ 30 - 70 mm, có nơi cao hơn 200 mm; các nơi khác phổ biến thấp hơn từ 10 - 30 mm so với TBNN cùng thời kỳ.Cơ quan khí tượng dự báo, trong tháng 3, nắng nóng sẽ gia tăng ở khu vực Nam bộ (tập trung ở các tỉnh miền Đông) và xuất hiện cục bộ ở khu Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện một số ngày mưa rào rải rác và có nơi có giông. Nam bộ có thể xuất hiện mưa giông trái mùa.Tại miền Bắc và Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ; các khu vực khác cao hơn từ 10 - 20 mm, riêng Trung Trung bộ và Nam Tây nguyên cao hơn từ 20 - 40 mm, có nơi cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.Theo bản tin dự báo dài ngày của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong khoảng 10 ngày đầu tháng 3, TP.HCM dao động ở mức nhiệt 25 - 33 độ C. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là 33 độ C rơi vào các ngày 4 - 6.3 và 6 - 8.3.Tại TP.Cần Thơ, nhiệt độ dao động từ 24 - 34 độ C, trong đó, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C vào ngày 5.3.
Kết quả cho thấy:
TP.HCM kỷ luật đảng cựu lãnh đạo Vinafood 2
Ngày 3.3, theo nguồn tin của Thanh Niên, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đã có tờ trình gửi Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.Theo đó, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai dự thảo, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định công tác cán bộ về việc nghỉ hưu trước tuổi cho 11 người theo quy định tại Nghị định số 178/2024-NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, 11 cán bộ, lãnh đạo nghỉ hưu trước tuổi, gồm: Ông Nguyễn Ngọc Cường (59 tuổi, Phó giám đốc Sở KH-CN), bà Rcom Sa Duyên (54 tuổi, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH), ông Đặng Phan Chung (54 tuổi, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH), ông Nguyễn Tùng Khánh (61 tuổi, Giám đốc Sở Ngoại vụ), ông Đỗ Lê Nam (61 tuổi, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ), ông Nguyễn Đình Tiến (60 tuổi, Giám đốc Sở Nội vụ), ông Đặng Công Lâm (60 tuổi, Phó giám đốc Sở Tài chính), ông Nguyễn Văn Hạnh (58 tuổi, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL), ông Kpă Đô (58 tuổi, Trưởng ban Dân tộc), ông Huỳnh Kim Đồng (58 tuổi, Phó trưởng ban Dân tộc), ông Nguyễn Kim Đại (61 tuổi, Phó giám đốc Sở Xây dựng).Trước đó, ngày 22.2, Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai cũng có văn bản và danh sách gửi Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai về việc 134 công chức, viên chức và người lao động thuộc sở này tự nguyện đăng ký nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo chính sách, chế độ được quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, trong tổng số 134 người xin nghỉ, có 92 công chức (trong đó 83 người nghỉ hưu trước tuổi, 9 người thôi việc), 35 viên chức (31 nghỉ hưu trước tuổi, 4 thôi việc) và 7 người lao động xin nghỉ hưu trước tuổi.