Samsung bắt đầu thay màn hình miễn phí cho Galaxy S21 và S22 gặp lỗi sọc xanh
Tờ The Straits Times ngày 5.1 đưa tin nhiều thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, từ Canon đến Meiji, đang cảnh báo người tiêu dùng trong và ngoài nước cần cảnh giác về hàng giả, giữa tình trạng gia tăng hàng giả mạo được quảng cáo trên mạng xã hội hoặc các nền tảng thương mại điện tử lớn.Những mặt hàng này thường được quảng bá thông qua các quảng cáo giả mạo trên mạng xã hội, chào hàng với mức giá quá hời hoặc các đợt giảm giá có thời hạn, kèm đường dẫn đến một trang web giả mạo khi người mua nhấp vào. Ngoài ra, một số thương gia đã lợi dụng sự kiểm tra lỏng lẻo của các nền tảng thương mại điện tử để bán hàng giả.Các công ty cho biết nếu mức giá tỏ ra quá tốt thì có thể là hàng giả, với nhiều cảnh báo về những rủi ro sức khỏe khi sử dụng hoặc tiêu thụ các sản phẩm giả.Hàng giả vốn là một vấn đề tồn tại lâu nay, nhưng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Vấn đề này lan rộng đến mức hàng giả Nhật đã xuất hiện ở nhiều thị trường khác ở châu Á.Omron, nhà sản xuất thiết bị theo dõi sức khỏe như máy đo huyết áp, là một trong những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Công ty này đã bị nêu tên, cùng với thương hiệu tai nghe Ambie, trong một thông tư vào tháng 8.2024 của Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng Nhật Bản, sau một loạt khiếu nại từ những người tiêu dùng trong nước đã vô tình mua phải hàng giả.Những người tiêu dùng này đã mua phải hàng giả với mức giảm giá cực lớn, bị lừa bởi việc sử dụng logo thương hiệu chính thức để tin rằng sản phẩm là hàng chính hãng. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã mua hàng từ các trang web không liên kết với Omron.Một phát ngôn viên của Omron cho biết hàng giả cũng xuất hiện ở nước ngoài và công ty nhận được khoảng 150 khiếu nại hằng tháng, trong đó thị trường Philippines bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực. "Mỗi máy đo huyết áp thật của Omron bán trên các trang thương mại điện tử ở Philippines tương ứng với 1,23 máy giả được bán. Điều này có nghĩa là hàng giả còn nhiều hơn hàng thật", theo phát ngôn viên trên. Phát ngôn viên này cho biết nhiều thị trường khác ở Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng.Vào tháng 9.2024, nhà sản xuất đồ dùng gia đình Lixil tuyên chiến với hàng giả là các máy lọc nước, khi tuyên bố sẽ kiện bất cứ bên nào vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều này diễn ra sau nhiều lần cảnh báo không ngăn chặn được tình trạng hàng giả tràn lan. Theo như Lixil tuyên bố, hàng giả "không chỉ phản bội kỳ vọng và lòng tin của khách hàng vào sản phẩm mà còn có khả năng gây mất an toàn".Canon đã có hành động pháp lý tại Mỹ khi đệ đơn kiện vi phạm nhãn hiệu tại Washington vào ngày 3.12.2024 đối với 18 nhà bán lẻ bị cáo buộc bán hộp mực máy in giả thương hiệu Canon.Nhà sản xuất dụng cụ thể thao Yonex cho biết cách hàng giả ngày càng tinh vi và "khó phân biệt với hàng chính hãng chỉ qua vẻ bề ngoài"."Nhưng chúng không chỉ khác về thông số kỹ thuật và hiệu suất so với hàng chính hãng mà còn kém hơn về chất lượng và độ an toàn, gây ra nguy cơ thương tích hoặc tai nạn", Yonex cho biết trong một lời khuyên dành cho người tiêu dùng, đồng thời nói thêm rằng họ khuyến nghị nên mua hàng từ các nhà bán lẻ đáng tin cậy.Meiji, công ty cung cấp nhiều loại sản phẩm từ sữa, bánh kẹo và các sản phẩm khác, cho biết vào tháng 9.2024 rằng họ đang tăng cường nỗ lực bảo vệ nhãn hiệu của công ty đối với món sô cô la nổi tiếng Kinoko no Yama, được làm theo hình dạng những cây nấm nhỏ và có bán ở nước ngoài."Nếu không thực hiện các quyền lợi, chúng tôi sẽ không thể duy trì giá trị thương hiệu của mình", một đại diện của Meiji cho biết.Khi mọi biện pháp trên đều thất bại, chính quyền hy vọng người tiêu dùng cảnh giác hơn. "Những kẻ làm hàng giả không có đạo đức. Nếu nghĩ rằng có thể kiếm được tiền, họ sẽ không ngần ngại bán thông tin cá nhân quan trọng của bạn. Tên, địa chỉ, số điện thoại và số thẻ của bạn có thể bị sử dụng sai mục đích", Văn phòng Sáng chế Nhật Bản cảnh báo.Việt Nam có thể đón 20 triệu khách quốc tế trong 2024?
Tại hội thảo "Chuyển đổi xanh trong khu công nghiệp để phát triển bền vững Hải Phòng" diễn ra ngày 6.3 vừa qua, ông Dương Đình Ổn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng cho biết địa phương này muốn thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2026. Lãnh đạo thành phố xác định sàn giao dịch này là bước chuyển tiếp giúp chính quyền và doanh nghiệp tham gia vào thị trường carbon nội địa của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời đẩy nhanh tốc độ giảm phát thải khí nhà kính của Hải Phòng trong lộ trình tiến tới phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.Hải Phòng là "cái nôi" của doanh nghiệp sản xuất xe điện duy nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay - VinFast. Sàn giao dịch carbon tại Hải Phòng là điều kiện quan trọng giúp VinFast có thể thực hiện mục tiêu đạt 200.000 tỉ đồng doanh thu và đạt 4.500 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế mà Chủ tịch HĐQT Vingroup đã đề ra tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của doanh nghiệp này. Ông Phạm Nhật Vượng tiết lộ mục tiêu hoàn toàn khả thi bởi VinFast có thể bán chứng chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác. Trên thế giới, Tesla - công ty sản xuất xe điện và năng lượng sạch của Mỹ - đang dẫn đầu cuộc đua bán tín chỉ carbon xe điện. Theo Green Earth, báo cáo thu nhập mới nhất của Tesla cho thấy, doanh thu tín dụng carbon tăng vọt lên mức kỷ lục. Chỉ trong một quý, Tesla đã tạo ra 692 triệu USD từ việc bán các khoản tín dụng theo quy định, chiếm gần 30% thu nhập ròng của công ty. Trong cả năm 2024, con số đó tăng vọt lên 2,76 tỉ USD, phản ánh mức tăng kỷ lục 54% so với năm 2023. Đáng nói, doanh thu từ bán tín chỉ carbon đã "cứu" Tesla trong cả năm 2024 bởi thu nhập ròng của hãng xe điện này năm trước giảm tới 23%. Lượng xe giao cũng giảm nhẹ, củng cố mối lo ngại về nhu cầu thị trường thay đổi và cạnh tranh gia tăng.Thành công của Tesla trên thị trường tín dụng carbon bắt nguồn từ khả năng tạo ra tín chỉ phát thải bằng cách bán xe không phát thải. Các nhà sản xuất ô tô không đạt được mục tiêu theo quy định, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc, phải mua tín chỉ để tránh bị phạt. Cụ thể, lộ trình giảm thải với phương tiện giao thông của Liên minh châu Âu (EU) quy định, từ năm 2025, mức phát thải carbon từ ô tô phải giảm gần 24% so với giai đoạn 2019 - 2023, xuống 93,6g CO2 trên mỗi km. Trong 10 hãng xe lớn nhất thế giới (trừ Tesla), có 9 nhà sản xuất không đạt tiêu chuẩn này, chuyên trang Carbon Credits thống kê. BMW, Kia, Stellantis cần cắt giảm 9 - 11%. Trong đó, các xe Volkswagen và Ford cách ngưỡng quy định xa nhất, ở mức 21%. Mua tín chỉ carbon là một giải pháp khi không đáp ứng được quy định giảm thải.Kể từ 2017, tổng thu nhập của hãng xe điện Mỹ từ các giao dịch tín chỉ tăng vọt lên hơn 10,4 tỉ USD. Các nhà sản xuất ô tô Stellantis, Toyota, Ford, Mazda và Subaru đang tham gia vào nhóm mua của Tesla. Trong khi đó, Mercedes hợp tác với Polestar, Volvo Cars và Smart.Chiếu từ câu chuyện của Tesla sang VinFast, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng (Trưởng ngành Quản trị kinh doanh, khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) nhìn nhận: Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng. Năm 2024, doanh số xe điện đạt khoảng 97.000 chiếc, chiếm 17,6% tổng doanh số ô tô, tăng mạnh so với 8,6% năm 2023 và 2,2% năm 2022. Dự báo, doanh số xe điện tại Việt Nam sẽ đạt 65.000 xe vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 26% trong giai đoạn 2023 - 2032. Các hãng xe điện lớn như Tesla đã tận dụng tín chỉ carbon để tăng doanh thu. VinFast, hãng xe điện hàng đầu Việt Nam hoàn toàn nên xem xét tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy phát triển bền vững."Việc phát triển tín chỉ carbon trong ngành xe điện tại Việt Nam không chỉ là đem về nguồn lợi triệu USD, tỉ USD cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy chuyển đổi xanh. Dự án thí điểm của Selex Motors, triển khai 90.000 xe máy điện trong giai đoạn 2024 - 2028, dự kiến giảm khoảng 43.000 tấn CO₂ mỗi năm. Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang xây dựng thị trường tín chỉ carbon, dự kiến thí điểm từ năm 2025 và vận hành sàn giao dịch vào năm 2028. Việc tham gia thị trường này không chỉ tạo nguồn thu mới cho doanh nghiệp mà còn khuyến khích đầu tư vào công nghệ sạch, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu. Đây mới là nguồn lợi thực sự lớn" - ông Trần Anh Tùng chỉ rõ.GS-TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, VinFast nói riêng cũng như Việt Nam nói chung giờ mới đặt mục tiêu tham gia thị trường tín chỉ carbon là hơi trễ. Bởi, sau một thời gian Mỹ và các nước châu Âu siết chặt điều kiện về môi trường, các công ty xe điện truyền thống sử dụng động cơ đốt trong từ chỗ phải mua tín chỉ carbon để bù trừ, nay đã bắt đầu chuyển đổi cả mô hình lẫn công nghệ. Họ cũng thúc đẩy xe giảm thiểu phát thải, đưa ra nhiều loại hình xe sử dụng nhiên liệu sạch nên nhu cầu mua tín chỉ sẽ giảm dần. Một thị trường đầy tiềm năng và dư địa lớn là Trung Quốc thì các công ty xe điện của họ quy mô rất lớn, có thể tự "cân" được. Nhìn chung, VinFast sẽ chỉ còn dư địa lớn tại các thị trường lân cận mà VinFast đang phát triển rất mạnh như Indonesia, Philippines... và đặc biệt là thị trường trong nước. Những nhà sản xuất xe hơi trong nước, nhập khẩu xe của Toyota, Ford, có hãng xe ở Việt Nam cũng đang chịu áp lực chuyển đổi năng lượng, tăng hình thái xe sử dụng điện và họ sẽ là những khách hàng tiềm năng."Nhìn chung, để kỳ vọng việc bán tín chỉ carbon mang lại doanh thu tăng đột biến như Tesla thời gian qua thì khá khó khăn, tiềm năng thị trường không còn quá lớn như trước. Song, mục đích lớn nhất của việc bán tín chỉ carbon là giảm thiểu năng lượng phát thải, chuyển đổi xanh, góp phần bảo vệ môi trường. Do đó, việc các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ carbon là cần thiết, phải làm càng sớm càng tốt" - GS-TS Võ Xuân Vinh nhấn mạnh.Cũng theo vị chuyên gia này, đối với thị trường nước ngoài, chỉ cần các doanh nghiệp Việt có đầy đủ xác nhận về quy trình, tiêu chuẩn thì có thể tham gia ngay thị trường tự nguyện. Tuy nhiên, với thị trường nội địa thì cần sự hỗ trợ từ nhà nước về mặt định hướng, chính sách. Cụ thể, nhà nước cần đẩy nhanh quá trình hình thành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Theo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ vận hành thí điểm từ tháng 6.2028, trước khi hoạt động chính thức từ năm 2029. Cần đẩy nhanh hơn nữa, rút ngắn lộ trình này. Sàn giao dịch này không chỉ đơn thuần hỗ trợ ngành xe điện mà sẽ là công cụ giúp Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.Song song, cần đặt ra áp lực rào cản về mặt pháp lý, áp dụng quy định yêu cầu các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải, về chuyển đổi xanh. Đây là kinh nghiệm qua những bài học thành công từ các nước. Doanh nghiệp nào không bắt kịp xu hướng, không thay đổi sẽ bị phạt, nếu không thì phải mua tín chỉ carbon. Mục tiêu không phải giúp doanh nghiệp bán tín chỉ kiếm lời mà là tạo sức ép cho các nhà sản xuất phải thay đổi công nghệ, mô hình kinh doanh, giảm phát thải. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng đề xuất thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Ngoài ra, cần ban hành các quy định yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu ô tô đạt tỷ lệ nhất định về xe không phát thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xe điện. Việc áp dụng các tiêu chuẩn phát thải CO₂ bắt buộc đối với doanh nghiệp, yêu cầu mua tín chỉ để bù đắp lượng phát thải vượt mức cho phép, cũng là cần thiết. Hơn nữa, khuyến khích hợp tác quốc tế theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris sẽ thu hút đầu tư cho xe điện, giúp triển khai các dự án xe điện hiệu quả và bền vững. Đồng thời, cần cải thiện hạ tầng trạm sạc xe điện, giảm giá thành xe điện và nâng cao nhận thức người tiêu dùng thông qua các chiến dịch tuyên truyền và hỗ trợ tài chính. Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Nghiên cứu thị trường của Oto.com.vn, năm 2024, doanh số ô tô điện (EV) và hybrid (HEV) tại Việt Nam đạt 97.000 xe, chiếm 22% tổng thị phần xe du lịch. Trong đó, ô tô điện chiếm khoảng 90.000 xe và ô tô hybrid chiếm khoảng 7.000 xe. Tính đến cuối 2024, tỷ lệ xe xanh đạt 15 - 20% và dự báo con số này tiếp tục tăng lên 25 - 30% vào năm 2025.
Cẩm nang tuyển sinh 2021 phiên bản điện tử miễn phí trên Thanh Niên
Trong buổi ra mắt bộ phim mới đây của Zendaya, Tom Holland tiếp tục né tránh ống kính và không muốn xuất hiện cùng bạn gái trên thảm đỏ. Chia sẻ với tạp chí Men's Health trong một bài viết vừa xuất bản trong tuần này, ngôi sao Người Nhện cho biết: "Bởi vì đây không phải là khoảnh khắc của tôi, mà là khoảnh khắc dành riêng cho cô ấy. Nếu chúng tôi đi cùng nhau, thì đó là khoảnh khắc của chúng tôi và cô ấy không thực sự được tỏa sáng".Tom Holland vắng mặt trong các buổi quảng bá gần đây cho Dune: Phần 2 và Challengers của Zendaya, nhưng cặp đôi vẫn thường xuyên xuất hiện trong một số buổi hẹn hò công khai và được người hâm mộ bắt gặp.Ngoài ra, nam diễn viên sinh năm 1996 còn chia sẻ rằng mặc dù đã tham gia diễn xuất từ khi còn nhỏ, nhưng anh từng cảm thấy không thoải mái với sự nổi tiếng của mình trong quá khứ."Tôi là một người hâm mộ lớn của việc làm phim nhưng tôi thực sự không thích Hollywood, nơi ấy không dành cho tôi. Tôi hiểu rằng mình là một phần của công việc này và tôi thích những tương tác của mình với nó. Nhưng tôi luôn tìm cách để tách mình ra khỏi đó để sống một cuộc sống bình thường nhất có thể", Tom Holland bộc bạch.Ngay cả khi tham gia phỏng vấn với Men's Health, Tom Holland cũng suýt té ngã khi nhận thấy một người hâm mộ đang cố gắng chụp ảnh anh. Điều đó chứng tỏ nam diễn viên "sợ" cảm giác là người nổi tiếng và bị bám đuổi. Vào năm 2023, bạn trai của Zendaya đã phải tạm nghỉ đóng phim và rời xa Hollywood một năm để hồi phục sức khỏe sau khi thực hiện tác phẩm The Crowded Room thuộc thể loại tâm lý ly kỳ.
Tại đây, các bác sĩ tiến hành hồi sinh tim phổi liên tục suốt hơn 1 giờ với nỗ lực giành lại nhịp tim dù yếu ớt cho người bệnh. Mặc dù đã có nhịp tim, ông L. vẫn trong tình trạng nguy kịch, đồng tử giãn, tím tái, huyết áp thấp, hôn mê. Bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh tiếp tục điều trị.Ngày 3.3 thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Khiêm Huy (Trưởng khoa Hồi sức ngoại tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM), cho biết tình trạng của ông L. rất nguy kịch khi huyết áp tụt thấp, mạch yếu, suy đa cơ quan, nhồi máu cơ tim, đồng tử giãn có phản xạ ánh sáng yếu (nếu đồng tử giãn không có phản xạ ánh sáng tức đã chết não).Theo bác sĩ Huy, tính mạng người bệnh lúc này như ngàn cân treo sợi tóc bởi trong hầu hết các trường hợp ngưng tim trên 60 phút, tỷ lệ cứu sống rất mong manh."Nếu cứu thành công, người bệnh có nguy cơ cao chết não, sống thực vật, hoặc gặp các di chứng nghiêm trọng khác do tình trạng thiếu oxy não sau ngưng hô hấp tuần hoàn như yếu liệt, mất trí nhớ, động kinh, mất chức năng các cơ quan khác. Sau hồi sinh tim phổi ban đầu, người bệnh có lại nhịp tim và huyết áp nhưng rất yếu", bác sĩ Huy phân tích.Với tinh thần "còn nước còn tát", các bác sĩ bật báo động đỏ, hội chẩn khẩn toàn viện tìm phương án tốt nhất. Ông L. được can thiệp hồi sức với ECMO, bóng đối xung động mạch chủ, tái thông động mạch vành, lọc máu liên tục, thở máy, các thuốc trợ tim…Sau 5 ngày, khi các cơ quan như tim, phổi, thận… hồi phục dần chức năng, người bệnh được giảm thuốc mê và an thần. Tuy nhiên, theo bác sĩ Huy, điều đáng lo ngại nhất ở bệnh nhân L. là các kỹ thuật hồi sức đã giúp các cơ quan hồi phục nhưng nguy cơ tổn thương não vẫn rất cao.Khi bắt đầu giảm thuốc an thần để ông L. dần dần tỉnh lại, may mắn ông đã bắt đầu mở mắt và thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ. Các cơ quan như tim, phổi, gan thận… ngày càng hồi phục ổn định. Ông L. được cai máy thở, ECMO và bóng đối xung. Sau hơn 2 tuần điều trị, ông L. đã có thể tự đi lại, ăn uống bình thường, được xuất viện.
Tìm kiếm MH370: Cơ quan chịu trách nhiệm chính bị chỉ trích không đủ năng lực
Sau trận hòa 0-0 tiếc nuối với Trường ĐH Văn Hiến ở ngày ra quân bảng B giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã tăng tốc.Trong trận gặp đối thủ Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chơi lấn lướt. Học trò ông Nguyễn Công Thành đá chặt chẽ trong hiệp 1 để thăm dò và "bào sức" đối thủ, rồi vùng lên trong hiệp 2, định đoạt trận đấu bằng những miếng đánh biên sắc bén.Cả hai bàn thắng của trận đấu đều xuất phát từ đôi chân của những cầu thủ mang áo số 4, nhưng kết quả... trái ngược. Số 4 Nguyễn Tấn An của Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) phản lưới nhà ở phút 43, trong khi số 4 Trần Nguyễn Duy Long của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là tác giả của bàn ấn định chiến thắng với cú sút cận thành hiểm hóc. "Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa hiểu rằng Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) rất mạnh, trong đó có số 7 (Nguyễn Quang Huy) đặc biệt nguy hiểm. Đội chúng tôi đã theo kèm cầu thủ này rất sát từ đầu đến cuối. Đồng thời, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chưa đảm bảo thể lực, có một số ca chấn thương. Tính chất trận đấu căng thẳng cũng khiến một số cầu thủ bị khớp, có tâm lý không tốt. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định đá áp sát ngay từ đầu. Nếu nhường sân cho đối thủ thì không ổn, nên phải đẩy lên pressing luôn. Tôi cũng có cảm giác đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) có mệt mỏi, nên để hở trong các tình huống thủng lưới. Với đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, chiến thắng này có màu sắc may mắn. Chúng tôi sẽ nâng niu từng trận đấu, để nếu có bị loại thì cũng vui vẻ rời đi, không hối tiếc vì đã là một phần của vòng chung kết", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã nối dài chuỗi trận sạch lưới (cả vòng loại và vòng chung kết) ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lên con số 3. Học trò ông Nguyễn Công Thành hòa 0-0 trước Trường ĐH Thủy lợi rồi thắng trên chấm luân lưu ở vòng loại, hòa 0-0 trước Trường ĐH Văn Hiến, trước khi hưởng trọn niềm vui chiến thắng ở trận đấu chiều nay.Dù có trong tay đội hình "hỗn hợp", với những cầu thủ từng ăn tập lẫn chưa ăn tập chuyên nghiệp, nhưng ông Nguyễn Công Thành không có sự phân biệt nào trong khâu huấn luyện.Người thầy của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa dạy học trò phải đá đẹp, tôn trọng đối thủ và trọng tài. Dù thắng hay thua, tác phong trên sân cũng phải đẹp. "Một khi đã đưa ra quyết định, trọng tài sẽ không bao giờ thay đổi. Mình phản ứng thì chỉ có thiệt, nên cần tôn trọng trọng tài. Đối thủ cũng là lứa tuổi sinh viên, nên tôi muốn học trò phải tôn trọng đối thủ. Họ cũng là sinh viên giống cầu thủ của tôi. Bởi vậy, tôi dặn cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa không được trả đũa", ông Nguyễn Công Thành trải lòng. "Chúng tôi trân trọng từng cơ hội khi được góp mặt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đã góp mặt tại đây, đội nào cũng mạnh, đừng nghĩ đối thủ nào là dễ đánh bại. Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở trận ra quân hòa không bàn thắng, nhưng đến trận sau lại dẫn bàn ĐH Huế. Bóng đá sinh viên luôn khó nói. Vậy nên, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa luôn đề cao mọi đối thủ".Ở trận hạ màn, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ đối đầu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Đại diện khu vực phía bắc đang tạm dẫn đầu bảng B với 4 điểm sau 2 trận, hiệu số +2. Nếu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thắng Trường ĐH Văn Hiến, ngôi đầu sẽ đổi chủ. Món quà tri ân cầu thủ vắng mặtSau bàn nâng tỷ số lên 2-0, các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chạy về khu vực kỹ thuật để lấy chiếc áo cam (màu áo của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở vòng loại phía bắc) rồi ăn mừng trước ống kính máy quay. HLV Nguyễn Công Thành lý giải, đây là màn ăn mừng để động viên một thành viên thân thiết của đội (mang áo số 18), không thể dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 do chấn thương nặng trong buổi tập trước giải."Các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa muốn động viên đồng đội mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi là một đội đoàn kết", HLV Nguyễn Công Thành đánh giá.