Tiền chảy mạnh vào chứng khoán
Nơi đây còn là Hội quán Tuệ Thành của người Hoa gốc Tuệ Thành (tên cũ của Quảng Châu, Trung Quốc) thuộc bang Quảng Đông - bang lớn nhất của người Hoa ở Chợ Lớn.Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình, ban đầu chùa có mặt bằng hình chữ Khẩu (nhà bốn phía, giếng trời ở giữa). Nếu như chùa miếu VN, tòa thiêu hương thông nhang khói thường đặt sau hoặc ngoài khu vực chánh điện thì chùa Bà đặt lò thiêu hương ngay giếng trời, trước chánh điện. Năm 1908, chùa mở rộng thêm một giếng trời với trung điện nằm giữa. Trên hệ cột, kèo là các liễn đối, các bức đại tự thể hiện những kỹ thuật đặc sắc của người Hoa như: thư pháp, chạm khắc, sơn thếp…Chùa Bà nổi bật bởi phù điêu, cụm tiếu tượng (tượng vui) bằng gốm tráng men nhiều màu sắc trên mái hiên, nóc chùa, vách tường dựa vào các điển tích Trung Quốc xưa như: Lưỡng long tranh châu, tứ linh, bát tiên quá hải, Phúc Lộc Thọ, thầy trò Đường Tăng…Làm tiếu tượng là nghề đặc trưng vùng Phật Sơn, Quảng Đông ra đời khoảng thế kỷ 16 du nhập và phát triển ở Chợ Lớn khoảng thế kỷ 19 với các lò nổi tiếng thời bấy giờ là Đồng Hòa, Bửu Nguyên… Tiếu tượng chỉ nhằm trang trí, tạo sự vui tươi, gần gũi cho nơi linh thiêng. Tiếu tượng xuất hiện nhiều trên đình, chùa, miếu ở Chợ Lớn, Biên Hòa, Bình Dương và miền Tây, đến đầu thế kỷ 20 thì thất truyền.Tại chùa hiện vẫn còn rất nhiều cổ vật có giá trị: bộ lư đồng pháp lam đúc năm 1886; lệnh viết tay của đại úy D'Ariès cấm binh sĩ Pháp - Tây Ban Nha phá hoại chùa; hai đại hồng chung đúc năm 1795 và 1830…Năm 1993, chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.(*): Đối với người Hoa, Thiên hậu thánh mẫu (tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh năm 1062 ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) là vị nhân thần bảo hộ người đi biển. Người dân dành ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ bà, nên đây cũng là ngày hội chính của chùa.Quyền Linh phấn khích khi giám đốc U.40 chinh phục cô giáo dạy yoga xinh đẹp
Trong quá trình di chuyển từ đường Phạm Hùng (H.Bình Chánh) đến đường Tạ Quang Bửu (Q.8), Đinh Huỳnh Long (24 tuổi), sống tại Q.11, TP.HCM đã gặp phải tình huống éo le khi chiếc xe máy hết xăng giữa đường.Không biết phải làm thế nào, Long nảy ra ý tưởng đặt một cuốc xe qua ứng dụng với giá 10.000 đồng và nhắn tin yêu cầu tài xế hỗ trợ mua xăng."Lúc đó mình chẳng còn lựa chọn nào khác, vì xung quanh không có cây xăng nào gần. Mình nghĩ nhờ tài xế giúp đỡ thì may ra mới có cách giải quyết", Long chia sẻ.Ban đầu, tài xế Nguyễn Trường (28 tuổi), sinh sống tại Q.Tân Phú khá phân vân khi nhận được yêu cầu này. "Lúc đầu mình cũng hơi ngại, không biết nên nhận lời hay không. Nhưng khi nghĩ đến tình huống khó khăn của Long, mình quyết định giúp đỡ", Trường cho biết.Từ điểm đón, Trường lái xe tìm cây xăng gần nhất, cách vị trí của Long đến 4 km. Sau 25 phút, Trường trở lại và đổ xăng cho chiếc xe máy. Dù nhận lời giúp, nhưng điều không dễ dàng với Trường là đường xá lúc đó đang kẹt xe. Trường phải vượt qua những đoạn đường đông đúc và chờ đợi tại các ngã tư, phương tiện nối đuôi nhau, khiến thời gian tìm cây xăng kéo dài hơn dự kiến. "Đôi khi phải chờ đợi, nhưng điều quan trọng là hoàn thành lời hứa", Trường chia sẻ.Trường nói thêm: "Mình nghĩ rằng dù mất một chút thời gian, nhưng việc giúp đỡ người khác là điều đúng đắn. Mình cảm thấy vui vì làm được điều tốt".Sau khi nhận được sự trợ giúp, Long vô cùng cảm kích và không quên cảm ơn tài xế, thậm chí còn gửi tặng một khoản tiền nhỏ để bày tỏ lòng biết ơn. "Mình rất may mắn khi gặp Trường. Trong tình huống khó khăn như vậy, mình không ngờ lại nhận được sự hỗ trợ từ một người hoàn toàn xa lạ”, Long nói thêm.Câu chuyện này truyền tải thông điệp về tình người và sự sẻ chia trong xã hội hiện đại. Bên cạnh sự tiện ích của các dịch vụ công nghệ, những hành động nhỏ nhưng đầy tình cảm như vậy vẫn là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.“Giữa bối cảnh công nghệ phát triển, những khoảnh khắc như thế này nhắc nhở chúng ta về giá trị của lòng nhân ái và sự giúp đỡ lẫn nhau, bất kể người quen hay không”, Long bộc bạch.Câu chuyện về hành động nghĩa tình của Trường khiến nhiều người liên tưởng đến những lần nhận được sự giúp đỡ từ người lạ. Nguyễn Tú Quỳnh, sinh viên Trường ĐH Văn Hiến, cũng từng trải qua một tình huống tương tự. Một buổi tối, khi đang trên đường về nhà, chiếc xe máy của Quỳnh bất ngờ hết xăng. "Lúc đó mình không biết phải làm sao vì xung quanh không có cây xăng nào gần. Đang loay hoay tìm cách giải quyết, một tài xế xe ôm công nghệ dừng lại và hỏi mình có cần giúp đỡ không", Quỳnh kể lại.Tài xế xe ôm sau khi nghe xong tình huống của Quỳnh, không ngần ngại nhận lời giúp đỡ. "Anh ấy đề nghị đi mua xăng giúp mình" Quỳnh nhớ lại..Cảm giác của Quỳnh lúc đó vô cùng xúc động. "Mình không nghĩ một người xa lạ lại có thể giúp đỡ như vậy. Dù chỉ là một hành động nhỏ, nhưng sự nhiệt tình của anh ấy đã làm mình cảm thấy rất ấm áp và bớt lo lắng. Sau khi xong xuôi, mình đã cảm ơn và gửi một khoản tiền nhỏ để bày tỏ lòng biết ơn, dù biết rằng hành động của anh ấy hoàn toàn xuất phát từ sự chân thành”, Quỳnh chia sẻ.Câu chuyện của Quỳnh không chỉ là một kỷ niệm đáng nhớ mà còn là minh chứng cho những hành động tử tế giữa những người xa lạ, giúp cô cảm thấy tin tưởng hơn vào sự sẻ chia trong xã hội hiện đại. "Mặc dù chúng ta sống trong một thế giới công nghệ với nhiều tiện ích, nhưng những khoảnh khắc như thế này mới thực sự mang lại cảm giác về tình người và sự kết nối thật sự", Quỳnh nói.
Phòng khám ACC phục hồi sức khỏe cho VĐV Nguyễn Thùy Linh sau giải Vietnam Open 2022
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Greenfield tự nhận là người đã khuyến khích Tổng thống Eisenhower mặc bộ vest xẻ 2 tà: "Từ khi ông ấy mặc bộ vest xẻ 2 tà đầu tiên, không ai thấy Eisenhower mặc gì ngoài bộ vest 2 tà", Greenfield nói với Great Big Story.
Vất vả loại chủ nhà Qatar, U.23 Nhật Bản vào bán kết đợi Việt Nam hoặc Iraq
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.