'Hơi thở' của đồ nội thất cổ điển khiến căn hộ của bạn thêm phần cuốn hút
Hiện nay, gió mùa tây nam đã xuất hiện trên khu vực Nam bộ, đang mạnh dần lên và mùa mưa cũng sắp bắt đầu, giúp nhiệt độ trên khu vực này giảm đáng kể.Đăng kiểm tăng vọt trước lễ
Ngày 21.2, đại diện Ban tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2024-2025 thuộc Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã đến sân Hà Tĩnh để kiểm tra, đánh giá, kết luật chất lượng mặt sân. Phía VPF cho biết sân Hà Tĩnh gặp nhiều vấn đề như mặt sân mềm, không bằng phẳng, cỏ trên sân không đồng đều, nhiều khu vực cỏ rất thưa (khu vực trước khán đài A, giữa sân, khu vực cầu môn…). Nguyên nhân chính là do thời tiết không thuận lợi. VPF đề nghị CLB Hà Tĩnh nhanh chóng khắc phục những tình trạng này bằng cách tiếp tục tạm dừng các hoạt động tập luyện, thi đấu trên mặt sân. Đồng thời, phía CLB phải tăng cường công tác duy tu, chăm sóc mặt sân, có giải pháp đối với việc chăm sóc mặt cỏ trong điều kiện thời tiết lạnh, mưa phùn, sương muối. Ngay lập tức, CLB Hà Tĩnh đã phối hợp với Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Tĩnh (đơn vị quản lý sân Hà Tĩnh) để đưa ra phương án khắc phục hiểu quả sớm nhất. Theo kế hoạch, phía VPF sẽ tiếp tục đánh giá chất lượng sân Hà Tĩnh vào ngày 24.2. Nếu chất lượng chưa được đảm bảo, CLB Hà Tĩnh đăng ký mượn sân Vinh để làm sân nhà trong cuộc tiếp đón CLB Thanh Hóa ở vòng 15 V-League, diễn ra ngày 28.2.Trước đó, mặt sân CLB Hà Tĩnh bị phàn nàn không đảm bảo chất lượng sau trận đấu với CLB Công an Hà Nội. HLV Alexandre Polking của đội bóng ngành công an cũng thể hiện sự bức xúc khi các học trò của ông không có những màn trình diễn tốt nhất do mặt sân quá xấu. VPF lập tức đưa ra công văn để nhắc nhở CLB Hà Tĩnh và yêu cầu đội bóng sớm khắc phục tình trạng này. Ngoài CLB Hà Tĩnh, một đội bóng khác cũng rơi vào tình trạng tương tự là CLB Bình Định. Thời tiết tại Quy Nhơn cũng khá giống với Hà Tĩnh nên mặt sân Quy Nhơn cũng không đảm bảo chất lượng.
Cà Mau: Nhậu xỉn, lao xe xuống kênh nhưng báo với công an bị cướp
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
Sau nhiều ngày giữ im lặng, trưa 12.3.2025, ê kíp luật sư mới của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính thức lên tiếng về tình trạng sức khỏe của nam ca sĩ sau vụ tai nạn nghiêm trọng tại Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên đại diện pháp lý của nam ca sĩ công khai với truyền thông Việt Nam chi tiết đơn khiếu nại.Theo thông cáo từ Dhillon Law Group (tại Mỹ), Đàm Vĩnh Hưng hợp tác với công ty luật trong vụ kiện với Gerard Richard Williams III (là chồng ca sĩ hải ngoại Bích Tuyền, tên tiếng Anh là Tiffany) liên quan đến vụ tai nạn tại nhà của cặp đôi này vào năm 2024.Ông Matthew Hoesly, một luật sư của Dhillon Law Group, cho biết đây vừa là vinh dự vừa là đặc ân khi được đại diện cho Đàm Vĩnh Hưng trong vụ án thương tích đáng tiếc nhưng tàn khốc này.Luật sư này cho biết mình mong muốn được đại diện mạnh mẽ cho quyền lợi của Đàm Vĩnh Hưng trong hành trình đòi công lý chống lại bị cáo và tất cả các bên có trách nhiệm, phát sinh từ sự cẩu thả của họ trong vấn đề này.Phía luật sư của Đàm Vĩnh Hưng cho biết chấn thương từ vụ tai nạn tại nhà của vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền đã ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng biểu diễn và tiếp tục sự nghiệp của nam ca sĩ "ở mức độ mà người hâm mộ mong đợi". Nhóm luật sư nam ca sĩ đang tìm kiếm khoản bồi thường thiệt hại tương xứng, bù đắp cho chi phí y tế, thu nhập bị mất và nỗi đau khổ, sự mất mát mà nghệ sĩ này phải chịu.
Cách đưa Task Manager 'cổ điển' trở lại với Windows 11
Theo TechSpot, Netflix vừa công bố đợt tăng giá mới nhất cho các gói dịch vụ tại Mỹ, Canada, Bồ Đào Nha và Argentina. Đây là lần tăng giá thứ hai trong vòng chưa đầy một năm, cho thấy xu hướng tăng giá chung của dịch vụ phát trực tuyến này.Cụ thể, gói có quảng cáo sẽ tăng từ 6,99 USD lên 7,99 USD mỗi tháng. Gói tiêu chuẩn không quảng cáo tăng mạnh nhất, từ 15,49 USD lên 17,99 USD mỗi tháng. Gói cao cấp cũng tăng từ 22,99 USD lên 24,99 USD mỗi tháng. Mức giá mới sẽ được áp dụng cho chu kỳ thanh toán tiếp theo của khách hàng.Netflix lý giải việc tăng giá là cần thiết để đầu tư vào nội dung mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho người dùng. Mặc dù vậy, động thái này có thể gây ra phản ứng trái chiều từ phía người dùng, đặc biệt là khi Netflix đã tăng giá vào tháng 10.2023.Tuy nhiên, bất chấp những lần tăng giá trước đó, Netflix vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong quý vừa qua, với 300 triệu người đăng ký toàn cầu. Sự thành công này một phần nhờ vào các chương trình nổi bật như sự kiện quyền anh 'Mike Tyson vs Jake Paul', mùa 2 của 'Squid Game' và mùa 2 của 'Arcane'.Netflix cũng đang đẩy mạnh phát triển nội dung trực tiếp sau thành công của các sự kiện thể thao và giải trí vào cuối năm 2024. Trận đấu NFL trực tiếp vào dịp Giáng sinh đã thu hút trung bình 30 triệu người xem toàn cầu mỗi trận.Với thu nhập hoạt động lần đầu tiên vượt mốc 10 tỉ USD, Netflix vẫn tự tin vào tiềm năng tăng trưởng. Công ty cho biết nền tảng này mới chỉ chiếm chưa đến 10% tổng số lượt xem TV trên thị trường, cho thấy 'một chặng đường dài phía trước' khi lĩnh vực streaming tiếp tục mở rộng trên toàn cầu.Để thu hút thêm người dùng, Netflix cũng ra mắt gói Extra Member with Ads, cho phép người đăng ký có quảng cáo thêm một người xem bên ngoài hộ gia đình với giá 7,99 USD mỗi tháng.