Samsung đưa Galaxy AI đến hàng triệu thiết bị Galaxy cũ
Lần tái xuất này của ông Donald Trump diễn ra trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu đã thay đổi sâu sắc sau đại dịch Covid-19, nhưng sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mới là động lực chính làm thay đổi cách vận hành của quan hệ quốc tế, xoay chuyển thế giới sang một kỷ nguyên mới.Sự xuất hiện và được ủng hộ của ông Trump không phải là ngẫu nhiên, mà là hệ quả tất yếu của những biến động sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ, thành trì của lý tưởng dân chủ tự do và hệ thống quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung nhưng cũng làm sâu sắc thêm các bất bình đẳng xã hội, tạo ra những nhóm yếu thế về kinh tế và xã hội ngay tại các quốc gia phát triển. Chính những người này đã trở thành lực lượng ủng hộ mạnh mẽ cho những chính trị gia dân túy như ông Trump, người cam kết bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn nhập cư và phục hồi kinh tế trên tư duy bảo hộ.Trump 2.0 đánh dấu sự thoái trào mạnh mẽ của lý tưởng dân chủ tự do - nền tảng quan trọng tạo nên sự ổn định toàn cầu suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Hiện tượng này cũng là phản biện mạnh mẽ đối với luận điểm "cáo chung của lịch sử" của Francis Fukuyama, người trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 từng cho rằng dân chủ tự do và kinh tế thị trường là hình thức quản trị cuối cùng và tốt nhất mà nhân loại hướng đến. Thực tế cho thấy lịch sử không những không dừng lại mà còn tiếp tục biến động dữ dội với sự trỗi dậy của mô hình chính trị và các phong trào dân túy, minh chứng rõ ràng rằng các lý tưởng tự do chưa bao giờ thực sự chiến thắng hoàn toàn và không thể là mô hình duy nhất cho một thế giới đầy đa dạng và phức tạp. Cùng lúc đó, thế giới cũng chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của tư tưởng hiện thực chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế. Quan điểm cho rằng bản chất của quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực và bảo vệ lợi ích quốc gia ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và chi phối tư duy của các nhà lãnh đạo, từ Moscow đến Bắc Kinh, và hiện nay ngự trị ở Washington. Sau nhiều thập niên theo đuổi vai trò lãnh đạo thế giới để thúc đẩy lý tưởng tự do dân chủ, siêu cường Mỹ cũng đối diện nguy cơ suy vong trong cái bẫy mà GS John Kenedy gọi là "sự quá tải của đế chế". Trên bàn cờ lớn bị thách thức gay gắt từ nhiều phía, Mỹ không thể không thay đổi nếu muốn duy trì bá quyền toàn cầu. Chính quyền Trump không chỉ tìm cách củng cố sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, mà còn tìm cách thay đổi các luật chơi toàn cầu nay không còn lợi cho Mỹ. Trump 2.0 vừa là tiếp biến, vừa là thay đổi cách mạng từ Trump 1.0, cách tiếp cận triệt để hơn, cực đoan hơn và quyết liệt hơn. Dưới thời Trump 2.0, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự suy giảm có thể dẫn tới khủng hoảng của chủ nghĩa đa phương, giảm cam kết với các tổ chức quốc tế, và gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và bảo hộ đầu tư. Chính sách "nước Mỹ là trên hết", không chỉ gây áp lực mạnh hơn nữa với các đối thủ thương mại lớn như Trung Quốc, mà cả các đồng minh truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước láng giềng thân thiện như Canada, Mexico. Nước Mỹ sẽ vị kỷ hơn, thực dụng hơn, sử dụng quyền lực và lợi thế để tăng cường sức mạnh bản thân, hơn là cung cấp các hàng hóa công (public goods) trên thế giới. Nước Mỹ sẽ rút khỏi các cuộc chiến tranh tốn kém, cô lập với thế giới đầy rẫy xung đột, thu lợi từ chạy đua vũ trang ở quy mô toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên ông Trump đề cập đến xây dựng "Vòm Sắt" (Iron Dome, nay đã đổi tên thành Vòm Vàng) trong khi nước Mỹ đã được bảo vệ bởi hai đại dương. Trật tự đa cực sẽ hỗn loạn, bất định và bất ổn hơn nhiều so với "khoảnh khắc đơn cực" ngắn ngủi trong lịch sử. Có lẽ, điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực ngày nay và các chủ nghĩa hiện thực trước là yếu tố công nghệ. Những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), blockchain và công nghệ lượng tử, đã làm thay đổi sâu sắc tư duy, hành xử và cách xác định sức mạnh quốc gia. Các quốc gia đang tích cực đầu tư vào công nghệ để nâng cao sức mạnh, đồng thời áp dụng các chiến lược an ninh mới nhằm tận dụng ưu thế công nghệ, tạo ra lợi thế cạnh tranh và kiểm soát các nguồn lực chiến lược trong cuộc cạnh tranh toàn cầu mới. Mỹ không thể đứng ngoài cuộc đua này, không thể không kiểm soát khả năng tiếp cận (và ngăn chặn khả năng tiếp cận của đối thủ) đối với các nguồn khoáng sản chiến lược, con át chủ bài cho chạy đua khoa học công nghệ trong 100 năm tới.Nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump cũng chỉ kéo dài trong 4 năm nhưng sẽ làm thay đổi căn bản tư duy và chiến lược của Mỹ trong nhiều thập niên tới. Thế giới sẽ đối mặt với thách thức ngày càng lớn về sự thiếu hụt lãnh đạo toàn cầu. Mỹ, một thời được xem là trụ cột của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, giờ đây sẽ thoái thác việc gánh vác trách nhiệm quốc tế trong khi đó, các quốc gia lớn như Trung Quốc và Nga sẽ tích cực tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng theo các cách khác nhau. Các thể chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, WTO hay WHO sẽ ngày càng trở nên yếu kém hơn, thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Các liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng cũng theo đó biến động linh hoạt, đa chiều, đa tầng nấc. Một thế giới mới của chủ nghĩa hiện thực trần trụi, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ sẽ chứng kiến bất ổn gia tăng, căng thẳng leo thang và sự phân hóa sâu sắc. Thế giới đó đầy bất ổn và rủi ro, nhưng chắc chắn có không ít những cơ hội mới. Các quốc gia vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam cần sẵn sàng thích ứng nhanh chóng và linh hoạt, thiết kế các "mỏ neo" để sẵn sàng đối phó với sóng dữ, trong khi khéo léo tận dụng các cơ hội để bảo vệ và gia tăng lợi ích trong một trật tự quốc tế đang biến chuyển mạnh mẽ.Mưa đá kéo dài hơn 1 giờ ở xã biên giới Quảng Nam
Trong lần về Việt Nam biểu diễn, cặp đôi Tô Chấn Phong và Khánh Hà có dịp chia sẻ về chuyện tình của mình với MC Nguyên Khang. Ở đầu chương trình, Tô Chấn Phong tiết lộ ông cảm thấy hồi hộp trong lần đầu tiên về Việt Nam biểu diễn sau nhiều năm không đứng trên sân khấu. Dẫu đã 5 lần về nước để gặp gỡ khán giả ở quê hương nhưng ông vẫn chưa tự tin. Tiếp lời ông xã, ca sĩ Khánh Hà chia sẻ: "Cứ lần nào đi thì Phong cũng nói rằng lần này là lần chót, Phong không muốn đi nữa vì không muốn áp lực này cứ tái diễn".Ngoài ra, để Tô Chấn Phong đồng ý quay lại sân khấu sau nhiều năm tạm dừng. Khánh Hà mất rất nhiều công sức thuyết phục. "Trước đó cũng có một số người mời tôi về nhưng nói thật là mình bỏ hát bao nhiêu năm rồi. Tôi chỉ là người đứng sau làm nhạc, thu âm cho ca sĩ nên khi nghĩ đến chuyện về Việt Nam đứng trên sân khấu hát chung với Hà trong một liveshow lớn, hát gần 10 bài thì làm sao mình làm được. Tuy nhiên, tôi nhớ hoài câu nói của Hà rằng "Phong ơi, không biết lần sau Hà có thể hát được nữa không nên Phong về hát một lần với Hà đi. Vì lần này không về thì không có cơ hội để mình ca chung với nhau nữa. Mình nghe vậy nên mủi lòng đi về", ông trải lòng. Tiếp lời ông xã, Khánh Hà tiết lộ đến khi lên máy bay, giọng ca Chỉ còn mình anh vẫn căng thẳng vì sợ khán giả không đón nhận.Bên cạnh đó, Tô Chấn Phong tâm sự rằng bản thân là người hướng nội, mặc dù đam mê âm nhạc nhưng lại không thích đứng trên sân khấu cũng như bị quá nhiều người chú ý.Nhớ về thuở mới yêu, Tô Chấn Phong và Khánh Hà quen biết nhau trong dịp hợp tác sản xuất album. Từ đó, hai người tìm được điểm chung và về chung một nhà sau 6 năm yêu nhau. Nói về quyết định đám cưới, Khánh Hà hài hước cho biết: "Chúng tôi có 6 năm ở với nhau và sau đó tôi dính bầu. Tôi nghĩ cả hai chưa chắc chắn nhưng tự nhiên tôi có bầu nên đám cưới chứ trước đó không nghĩ đám cưới gì cả".Nói thêm về cuộc sống gia đình, Khánh Hà chia sẻ bà là người chăm lo những việc trong gia đình còn Tô Chấn Phong là trụ cột kinh tế. Bên cạnh đó, em gái của danh ca Tuấn Ngọc cũng thừa nhận mình là người mê thời trang nên rất thích chăm chút cho vẻ ngoài của mình và ông xã.Khi được MC Nguyên Khang hỏi trong gia đình ai là người dễ giận hơn, Tô Chấn Phong lập tức lên tiếng: "Đến bây giờ hai vợ chồng vẫn chưa hiểu nhau về vấn đề này vì tới bây giờ Hà không biết Phong nhịn Hà tới cỡ nào đâu. Từ trước đến giờ, Phong đi chơi với Hà thì chưa bao giờ biết giận là gì, không biết cãi nhau là gì. Tôi là người rất dễ chịu, nhịn kinh khủng lắm vì Hà không nhìn thấy được những lúc cô ấy làm những thứ tôi không chấp nhận được. Mình cứ im lặng, không nói nhưng Hà lại không thấy điều đó. Đôi lúc người ta cũng hy sinh cho mình hoặc nhịn những chuyện này chuyện kia nhưng Hà không nhìn thấy. Đó là khuyết điểm của Hà".Tuy nhiên, ca sĩ Khánh Hà lại cho rằng bà là người nhường nhịn chồng nhiều hơn. "Mỗi lần cãi nhau mình cũng giận lắm nhưng nhìn đi nhìn lại không kiếm được ai hơn Phong. Cho nên mình đành ở với Phong vậy thôi", giọng ca Tiễn anh trong mưa chia sẻ.
Sẵn sàng so tài hấp dẫn giải Tiền Phong marathon 2024
Phút 64, Supachok Sarachat bất ngờ có bàn nâng tỷ số lên 2-1 cho đội tuyển Thái Lan bằng cú sút từ ngoài vòng cấm trong sự sững sờ của đội tuyển Việt Nam và rất nhiều CĐV có mặt trên sân Rajamangala, vì trước đó Đình Triệu đã chủ động ném bóng ra biên khi Hoàng Đức bị đau.Trọng tài sau khi trao đổi với cả 2 BHL đã chấp nhận bàn thắng này. Nhưng như cách Supachok và các cầu thủ Thái Lan cố gắng tìm lý do cho mình, sự gượng gạo trong ăn mừng của các CĐV đã nói lên điều ngược lại. Tiếng cổ vũ tại Rajamangala từ sau bàn thắng đó đã không còn rộn ràng như trước nữa!Thái Lan đang là vua của Đông Nam Á với 2 chức vô địch AFF Cup liên tiếp, cùng kỷ lục 7 lần đăng quang. Nhưng đêm 5.1, niềm kiêu hãnh lớn lao đó đã bị tổn thương khi các học trò của HLV Masatada Ishii chọn cách đi ngược tinh thần bóng đá đẹp.Không chỉ bàn thắng bị CĐV Đông Nam Á ví như "ăn cắp", các cầu thủ Thái Lan còn thể hiện bộ mặt xấu xí với hàng loạt pha phạm lỗi, các đòn tiểu xảo nhằm gây ức chế cho các cầu thủ đội tuyển Việt Nam. Chiếc thẻ đỏ của Weerathep Pomphan chính là hình ảnh tiêu biểu cho lối chơi xấu của đội tuyển Thái Lan.Việc từ bỏ điểm mạnh là chơi bóng kỹ thuật, đã khiến đội tuyển Thái Lan phải trả giá khi không còn là chính mình. Khi Tuấn Hải đem về bàn gỡ hòa 2-2, có thể cảm nhận rất rõ các cầu thủ "Voi chiến"đã mất tinh thần.Niềm tin của Thái Lan đã bị sứt mẻ trầm trọng không chỉ vì pha đá phản lưới nhà của Pansa Hemviboon mà còn vì hạt mầm "sợ hãi" đã đâm chồi từ trước đó, trước đội tuyển Việt Nam trong muôn vàn sức ép vẫn tập trung tối đa cho việc chơi bóng.Ngay từ đầu trận đấu, trái ngược với nhiều dự đoán, HLV Kim Sang-sik đã bố trí đội hình chủ động dâng cao chơi tấn công sòng phẳng trước đội chủ nhà Thái Lan.Tinh thần không biết sợ đó đã giúp đội tuyển Việt Nam có bàn dẫn 1-0 do công Tuấn Hải, người đến với AFF Cup 2024 với đôi chân chưa khỏi hẳn chấn thương, được cất kỹ cả giải trước khi bất ngờ đá chính ở trận chung kết lượt về và trở thành người hùng.Ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất, khi chứng kiến Thái Lan bất chấp tất cả để có 2 bàn thắng, kể cả thiếu fair-play và đá rắn… thì các cầu thủ Việt Nam vẫn tỉnh táo để không bị cuốn theo, không trả đũa mà tập trung tối đa chơi bóng.Đặc biệt từ sau bàn thắng của Supachok, các cầu thủ Việt Nam đã có phản ứng theo cách quá tuyệt vời. Các chàng trai áo đỏ khiến Thái Lan bất ngờ, không có thái độ cay cú trả đũa như người Thái mong chờ, ngược lại là tinh thần không bỏ cuộc mạnh mẽ.Sau trận đấu, hậu vệ Ben Davis - người chơi tốt nhất bên phía Thái Lan miễn cưỡng dùng từ "thiếu may mắn" để nói về thất bại của đội nhà. Nhưng có lẽ bản thân anh cũng hiểu "Voi chiến" đã có thất bại toàn diện trước khán giả nhà.Đây không phải là lần đầu tiên Thái Lan để thua đội tuyển Việt Nam ở Rajamangala, nhưng chắc chắn nó sẽ là thất bại đáng quên nhất của họ, khi "Voi chiến" đánh mất mình trong mắt CĐV Đông Nam Á, trước bài học tinh thần thể thao từ các cầu thủ Việt Nam.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VICOFA, thông báo: Niên vụ cà phê 2023/2024 đã đi được nửa chặng đường. Trong 6 tháng qua, VN đã xuất khẩu được 956.000 tấn cà phê, giảm 1% về lượng nhưng giá trị đạt hơn 3 tỉ USD, tăng đến hơn 40% so với cùng kỳ năm trước nhờ giá cà phê tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng vì giá cà phê biến động mạnh nên chuỗi sản xuất chế biến, thu mua cung ứng và kinh doanh cà phê xuất khẩu đang đối mặt nhiều thách thức. Đặc biệt, đã xảy ra tình trạng các bên tham gia chuỗi không giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký dù đã bàn bạc chia sẻ rủi ro.
Trồng một cây táo nở hoa - Truyện ngắn dự thi của Mai Đức Dũng (TP.HCM)
Đây là quy định mới liên quan đến cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được Bộ Nội vụ đề xuất đưa vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị.Theo Bộ Nội vụ, các trường hợp đủ điều kiện hưởng chính sách, chế độ theo quy định tại dự thảo nghị định này đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định số 29/2023 của Chính phủ về tinh giản biên chế từ ngày 1.1 thì được cấp bù theo chính sách, chế độ mới.Các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định số 177/2024 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng từ ngày 1.1 đến trước thời điểm dự thảo này có hiệu lực thi hành, nếu chính sách, chế độ thấp hơn so với chính sách, chế độ quy định thì được cấp bù theo chính sách, chế độ mới.Chính sách, chế độ mới cũng được áp dụng với các trường hợp đã được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu trước hạn tuổi trước ngày 1.1 theo quy định tại Nghị định số 21/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng; Nghị định số 151/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về chế độ, chính sách của luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Nghị định số 32/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nhưng từ ngày 1.1 cấp có thẩm quyền chưa ban hành quyết định giải quyết chế độ, chính sách.Ngoài ra, dự thảo cũng mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách gồm:Cán bộ, công chức, viên chức, người hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15.1.2019 và lực lượng vũ trang còn từ đủ 5 tuổi trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở T.Ư và địa phương do tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập.Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều 2 Nghị định số 177 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm.Cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 4 điều 2 Nghị định số 177; cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn từ 5 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp và được cấp có thẩm quyền đồng ý.