Giải quyết 'nghịch lý' trong cung - cầu nhóm ngành công nghệ
Sáng 8.5, tại Khu nghỉ dưỡng OHANA - quần thể thiền viện Thiên Hưng, xã Cát Tiến, H.Phù Cát (Bình Định), Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam phối hợp với CLB Sài Thành Kỳ Đạo tổ chức khai mạc giải vua cờ úp miền Trung lần 2 năm 2024 tranh Cúp OHANA.Sau mưa rào nhẹ, Nam bộ tiếp tục nắng nóng
TAND tối cao mới đây có văn bản gửi chánh án TAND các tỉnh, thành phố về việc tham gia ý kiến với phương án tổ chức tại TAND.TAND tối cao cho biết đang dự kiến tổ chức lại tòa án cấp sơ thẩm trên cơ sở sắp xếp lại các tòa án cấp huyện hiện hành. Việc này căn cứ các tiêu chí: số lượng vụ việc phải giải quyết, địa bàn, đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý, mật độ dân cư, hạ tầng giao thông, văn hóa vùng miền.Về tiêu chí số lượng vụ việc, với khu vực đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP.HCM, số lượng mỗi tòa án sơ thẩm nằm trong khu vực nội thành phải giải quyết là 3.000 vụ một năm trở lên; tòa sơ thẩm khu vực ngoại thành từ 1.000 vụ mỗi năm trở lên.Với khu vực nông thôn đồng bằng, tòa sơ thẩm phải giải quyết, xét xử từ 800 vụ mỗi năm trở lên; khu vực miền núi là 200 vụ mỗi năm trở lên.Về tiêu chí địa bàn, các tòa án được sáp nhập phải có vị trí địa lý liền kề, giao thông thuận tiện. Mỗi tòa án cấp huyện thuộc diện sắp xếp sẽ sáp nhập với ít nhất 1 tòa án cấp huyện liền kề.Về các tiêu chí khác, khu vực miền núi thường có đặc điểm diện tích rộng, mật độ dân cư thấp, số lượng vụ việc không nhiều, nếu chỉ áp dụng tiêu chí về khối lượng công việc phải giải quyết thì địa bàn hoạt động của các tòa sơ thẩm sau khi sáp nhập sẽ quá rộng, gây khó khăn cho người dân đến tòa.Do vậy, TAND tối cao cho rằng cần bổ sung tiêu chí là khoảng cách từ nơi đặt trụ sở tòa án sơ thẩm đến nơi xa nhất của địa phương đó không quá 50 km. Trường hợp không đạt cả 2 tiêu chí về số lượng án và khoảng cách thì áp dụng tiêu chí khoảng cách.Riêng với khu vực hải đảo, sẽ không tổ chức tòa án sơ thẩm khu vực tại mỗi huyện đảo mà sẽ bố trí thẩm phán, cán bộ tòa án tại tòa sơ thẩm khu vực liền kề để tiếp người dân, xử lý đơn kiện và xét xử lưu động các loại vụ án theo định kỳ hàng tháng.TAND tối cao cũng đề nghị ưu tiên các vị trí có trụ sở vừa đầu tư xây mới trong giai đoạn vừa qua và một số công trình thuộc dự án nâng cấp, xây dựng TAND các cấp giai đoạn 1.Theo quy định tại luật Tổ chức TAND, hệ thống TAND hiện này chia làm 4 cấp, gồm: TAND tối cao; TAND cấp cao; TAND cấp tỉnh; TAND cấp huyện; tòa án sơ thẩm chuyên biệt hành chính, sở hữu trí tuệ và phá sản. Cùng đó là tòa án quân sự T.Ư, tòa án quân sự quân khu và tương đương, tòa án quân sự khu vực.
TP.HCM là điểm nóng thu hút vốn ngoại bất động sản
Angelina Jolie cho rằng chồng cũ - Brad Pitt - là nguyên nhân khiến cô không có tên trong danh sách đề cử Oscar, theo tiết lộ của RadarOnline.com."Có rất nhiều lời bàn tán về việc diễn xuất của cô trong Maria là vai diễn định hình sự nghiệp và cô ấy hoàn toàn mong đợi sẽ giành được giải Oscar. Việc không được đề cử là điều không thể tin được đối với cô ấy", một nguồn tin cho biết. Người trong cuộc cũng cho biết Angelina Jolie (49 tuổi) tin rằng "cậu bé vàng của Hollywood" - Brad Pitt đã khiến toàn bộ ngành công nghiệp điện ảnh chống lại cô."Angelina tin rằng đây sẽ là vai diễn đưa cô trở lại đỉnh cao của Hollywood. Cô chắc chắn rằng việc bị bỏ qua này là hoàn toàn do Brad Pitt", một nguồn tin nói thêm.Cuộc hôn nhân của Angelina Jolie và Brad Pitt tan vỡ vào năm 2016. Sự chia tay của họ "trở thành một cuộc chiến pháp lý khốc liệt kéo dài 8 năm"."Angie cảm thấy Brad cố tình biến cô thành kẻ xấu khi họ chia tay, và cô tin rằng chiến dịch bôi nhọ của anh ta đã có hiệu quả", người trong cuộc tiết lộ.Brad Pitt (61 tuổi) nhận được sự hỗ trợ từ vợ cũ -Jennifer Aniston, người được cho là vẫn còn bất đồng quan điểm với Angelina Jolie - mẹ của 6 đứa con."Đã 20 năm trôi qua kể từ khi Angelina Jolie cướp Brad khỏi Jen, nhưng Jen vẫn chưa tha thứ cho Angie. Có rất nhiều người quyền lực trong ngành đứng về phía Jen", người trong cuộc nói tiếp. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết Brad mới là người phải chịu sự khinh thường của Angelina."Angie đã kể với bạn bè rằng, anh ta đã phủ kín Hollywood bằng những câu chuyện như việc cô sẵn sàng phá hủy cuộc hôn nhân của anh ta với Jen và sau đó đối xử với anh ta như rác rưởi. Cô ấy nói rằng Jen và những người đồng minh trong giới giải trí ủng hộ, nói xấu Angie khắp nơi, hủy hoại danh tiếng và thậm chí có thể là cả sự nghiệp của cô ấy", người trong cuộc xác nhận.Nhưng một nguồn tin thân cận với nam tài tử phủ nhận anh từng nói xấu Jolie hay nhờ Aniston tung tin đồn.Jolie nhận đề cử giải Quả cầu vàng nhưng lại để thua Fernanda Torres với vai diễn trong phim I'm Still Here. Chuyện này đã củng cố thêm lòng căm ghét Hollywood của Angelina Jolie và có thể thúc đẩy cô chuyển hướng khỏi làng giải trí, tham gia vào công tác nhân đạo.Nguồn tin cho biết: "Angelina Jolie từng nói trong nhiều năm rằng cô thực sự muốn rời khỏi Tinseltown (biệt danh Hollywood) và tất cả những kẻ giả tạo. Đây là giọt nước tràn ly. Cô ấy muốn ra đi".
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Sau 26 lần sẩy thai, người phụ nữ sinh bé trai khỏe mạnh
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".