Ford Ranger tại Việt Nam có thêm bản Stormtrak, chốt giá 1,039 tỉ đồng
Dù không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, đi bộ vẫn có thể giúp cải thiện sức khỏe toàn diện từ tim mạch, cân nặng cho đến tinh thần và giấc ngủ, theo trang sức khỏe Onlymyhealth (Ấn Độ).Theo một nghiên cứu đăng trên Annals of Family Medicine, những người thường xuyên đi bộ có xu hướng có vóc dáng thon gọn hơn so với những người ít vận động. Dù vậy, để đạt được hiệu quả giảm cân tối ưu, đi bộ cần kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng và khoa học.Việc duy trì hoạt động thể chất như đi bộ giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào miễn dịch hơn, từ đó tăng cường khả năng chống lại bệnh tật. Đi bộ thường xuyên không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh mà còn hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác.Đi bộ giúp tăng cường cơ tim, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ cũng như cao huyết áp. Đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 19%. Hoạt động này giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong máu, giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL, qua đó bảo vệ sức khỏe tim mạch lâu dài.Khi đi bộ, cơ thể tiết ra endorphin - một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và lo âu. Đi bộ ngoài trời, đặc biệt là trong môi trường thiên nhiên, càng giúp tinh thần thư thái và tăng khả năng tập trung, sáng tạo.Hoạt động này giúp duy trì mật độ xương, giảm tình trạng thoái hóa và đau khớp. Đối với những người mắc viêm khớp, đi bộ là một cách nhẹ nhàng để cải thiện độ linh hoạt của khớp, giảm cứng khớp và hạn chế đau nhức. Việc duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày giúp kích thích nhu động ruột, giảm táo bón và đầy hơi. Đi bộ sau bữa ăn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.Khi vận động, cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, giúp điều hòa lượng đường trong máu. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị những người mắc bệnh tiểu đường nên đi bộ sau bữa ăn để kiểm soát lượng glucose trong máu.Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc duy trì thói quen đi bộ có thể giúp điều hòa nhịp sinh học, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Đi bộ giúp cơ thể sản xuất serotonin - một hormone giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng vào sáng hôm sau.Đi bộ có thể giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng nhận thức và thậm chí làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người cao tuổi. Việc đi bộ thường xuyên giúp tăng lưu lượng máu lên não, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào thần kinh mới và cải thiện khả năng tư duy.Đi bộ giúp tăng cường dung tích phổi, cải thiện khả năng hấp thụ oxy của cơ thể.Khi đi bộ, bạn có cơ hội hít thở không khí trong lành, giúp làm sạch phổi và tăng cường chức năng hô hấp.M.U dẫn đầu trong cuộc đua giành chữ ký của Erling Haaland
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.
Quán ngon Chợ Lớn nổi tiếng… 'phở súng đạn': Hơn 50 năm đứng bán giữ bí quyết
Bên cạnh những bình luận tích cực khen ngôi nhà được khoác áo mới, nhiều người còn xin thông tin về vật liệu, cách sửa chữa để tham khảo, áp dụng. Ai nấy đều cho rằng đây là món quà tuyệt vời mà người con dành cho cha mình.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là anh Trương Văn An (41 tuổi, quê ở Nghệ An). Anh An cho biết, hiện anh đang đi làm cách nhà 30 km nên sáng đi sớm, chiều tối mới về nhà. Vì thế, lúc đầu anh nghĩ không gắn bó với nhà cũ mà xây nhà mới ở cách đó 15 km để tiện cho công việc hiện tại. Tuy nhiên, vào một ngày đẹp trời khi ngồi uống cà phê, anh nảy ra ý tưởng sửa ngôi nhà của cha thay vì xây ngôi nhà mới. Điều này vừa tiết kiệm chi phí, vừa là nơi con cháu quây quần mỗi dịp cuối tuần, lễ tết.Nói là làm, chỉ 2 ngày sau khi có ý tưởng, anh bắt tay vào thực hiện. Anh hoạch tính các hạng mục để đơn vị thi công phối hợp với nhau kịp tiến độ. Việc khó khăn gặp phải là anh quyết định quá nhanh, không có thời gian ngồi với đội ngũ thiết kế bàn thảo kỹ. Mỗi tối, khi đi làm về anh mới xem và chỉnh sửa các thiết kế. "Tôi không thuê đội ngũ thiết kế nên có vài chi tiết không đúng với ý mình. Ngôi nhà hoàn thiện cũng chỉ được khoảng 90% ý tôi mong muốn", anh An chia sẻ và cho biết thêm trong quá trình thi công, mọi quyết định anh đều phải đưa ra nhanh chóng. Đường điện, thiết bị điện, bố trí ổ cắm, công tắc, màu sơn, màu gạch… hầu như anh không có thời gian suy nghĩ và lựa chọn."Khó khăn nhất là việc mình không ở nhà để truyền đạt ý tưởng cho thợ. Khi mình đi làm thì thợ chưa đến, khi về nhà thợ đã hoàn thành công việc hôm đó. Việc nêu ý tưởng bổ sung đều qua điện thoại. Ngôi nhà trước và sau khi sửa khác nhau rõ rệt về công năng sử dụng, phù hợp với gia đình. Tôi ưu tiên xây dựng, chỉnh trang khu vườn để dịp cuối tuần gia đình có nơi thư giãn, không gian thoải mái nhất", anh An chia sẻ thêm.Chi phí sửa nhà chưa tính nội thất khoảng 600 triệu đồng. Phần nội thất, anh An cho biết cũng với số tiền tương đương sửa nhà. Ngôi nhà hoàn thiện khiến cha anh An rất hài lòng, vì nhà được cải tạo hoàn toàn mới theo phong cách hiện đại. Hàng xóm cũng khen khu vực sân vườn và không gian mở của ngôi nhà. Hằng ngày, các cụ trong làng vẫn đến ngồi uống nước và nói chuyện, gắn kết tình làng nghĩa xóm.Ông Hoàn (75 tuổi), cha anh An, cho biết bản thân ủng hộ mọi quyết định của con. "Tôi hoàn toàn nhất trí khi con đưa ra ý kiến sửa nhà và sinh sống tại địa phương. Tôi cũng nói với con trai nhất quyết sẽ ở lại nhà của mình, không đến nhà của bất kỳ đứa nào ở chung. Khi thấy con sửa nhà đẹp, tôi rất vui mừng, hàng xóm ngày nào cũng đến uống nước, nói chuyện đến đêm muộn. Ở tuổi tôi như vậy là hạnh phúc lắm rồi", ông Hoàn bày tỏ.Ngôi nhà không chỉ là nơi ở mà còn là biểu tượng của sự gắn bó gia đình. Khi con cái quyết định sửa nhà cho đấng sinh thành không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn thể hiện mong muốn mang sự an yên cho cha mẹ trong những năm tháng về già. Từ khi ngôi nhà được sửa sang, các thế hệ trong gia đình có cơ hội chia sẻ, quan tâm, cùng nhau tạo ra những giá trị hạnh phúc mới. "Trước đây, nhà xây theo kiểu cũ và một số vị trí xuống cấp nghiêm trọng, tôi ít ở nhà cuối tuần mà thường xuyên đi du lịch và đi chơi ở TP.Vinh. Sửa nhà rồi, tôi muốn dành thêm thời gian cho gia đình, muốn ở bên cha nhiều hơn và chăm chút cho ngôi nhà, mảnh vườn", anh An bộc bạch.
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Các thì quan trọng của tiếng Anh
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 12 giờ trưa nay 31.1 (nhằm ngày mùng 3 tết), các tuyến đường trung tâm TP.HCM và lân cận nhộn nhịp xe, khác với ngày đầu năm vắng vẻ. Trên đường, nhiều người cùng người thân đi chúc tết, có người vẫn miệt mài mưu sinh như shipper, tài xế công nghệ…Theo quan sát, dù không phải giờ cao điểm nhưng các tuyến đường trung tâm như Võ Thị Sáu, Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), đường Ba Tháng Hai (Q.10), đường Điện Biên Phủ (Q.1)... dòng xe nhộn nhịp. Tại các địa điểm vui chơi ở trung tâm TP.HCM như đường hoa Nguyễn Huệ (Q.1), hồ Con Rùa (Q.3) cũng đông đúc người dân và du khách đến vui xuân.Mùng 3 tết, trừ những hàng quán bán xuyên tết thì một số hàng quán khác cũng bắt đầu mở cửa trở lại. Trong đó, có một quán ăn Hàn Quốc trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3). Theo đó, quán ăn này thông báo nghỉ tết từ ngày 26 - 30.1 và mở cửa trở lại vào hôm nay 31.1, tức mùng 3 tết.Ghé quán ăn này vào buổi trưa, chị Ngọc Hân (20 tuổi, ngụ Q.8) cho biết mùng 3 tết chị cùng bạn bè đi chơi ở trung tâm rồi quyết định ghé đây ăn vì giá cả phải chăng. Theo lời cô gái, nếu như mùng 1 đường phố có phần vắng vẻ thì hiện tại, đường bắt đầu đông hơn."Khi đi trên đường tới đây, mình thấy đông xe, nhất là chỗ Quốc lộ 50 gần nhà mình. Với nhiều người hết mùng 1 là hết tết rồi, mọi người bắt đầu đi làm trở lại, thấy tài xế công nghệ hay shipper cũng chạy ngoài đường nhiều hơn", chị chia sẻ.Chị Hân cho biết những ngày qua, những quán quen của chị đa phần đều đóng cửa nghỉ tết, tuy nhiên việc tìm hàng quán thay thế không quá khó khăn. Chị cho biết vô cùng thích giao thông thông thoáng ở TP.HCM những ngày này.Vừa hoàn thành cuốc xe từ H.Bình Chánh vào Q.3, anh Tài cho biết hôm nay đường phố có phần đông hơn những ngày trước. Tuy nhiên, anh nhận xét dù đông xe hơn nhưng đường thông thoáng khiến cho công việc của anh dễ dàng."Vài ngày nữa, hết tết thì mọi thứ sẽ trở lại, đường đông hơn và kẹt xe. Vậy nên tôi tận hưởng TP.HCM những ngày này, mọi thứ vô cùng dễ chịu. Tết này tôi làm xuyên tết, nhưng mùng 1 thong thả một chút, mùng 2 mới bắt đầu cày tiếp", anh chia sẻ thêm.