Có gì trong tô bún bò 'chuẩn vị' Huế nửa thế kỷ của cụ bà 80 tuổi?
Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thiết, đại diện HXT tiêu thụ vải thiều sớm Phúc Hòa (Tân Yên), cho biết vải thiều sớm Phúc Hòa có thời gian thu hoạch ngắn trong khi mỗi lần làm hồ sơ, thủ tục mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động sản xuất.Sự yên bình trong ngôi nhà đáng mơ ước này dựa theo chủ nghĩa tối giản Japandi
Ngày 8.1, thực hiện chỉ đạo của Chánh án TAND tối cao về việc nâng cao hiệu quả công tác xét xử và quản lý công việc tại tòa án. TAND Q.1 (TP.HCM) tổ chức hội nghị tập huấn sơ đồ tư duy trong giải quyết án cho cán bộ, công nhân viên tại trụ sở cơ quan.Hội nghị tập huấn giúp cho lãnh đạo, thẩm phán, cán bộ, công chức TAND Q.1 trao đổi và học hỏi về phương pháp sơ đồ tư duy, một công cụ hiện đại giúp nâng cao hiệu quả công tác xét xử và quản lý công việc tại tòa án trong bối cảnh các vụ án ngày càng phức tạp và khối lượng công việc ngày càng lớn.Việc áp dụng sơ đồ tư duy là một bước đi quan trọng để cán bộ tòa án làm việc khoa học, chính xác và hiệu quả hơn.Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Huynh, Chánh án TAND Q.1, cho biết phương pháp này giúp hệ thống hóa thông tin một cách trực quan, dễ hiểu, làm rõ mối quan hệ giữa các tình tiết, chứng cứ và các quy định pháp luật liên quan, giúp thẩm phán và hội đồng xét xử nhận diện nhanh chóng bản chất vụ án và tiến trình giải quyết. Điều này sẽ giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa hiệu quả xét xử.Cũng theo Chánh án TAND Q.1, sơ đồ tư duy giúp quá trình chuẩn bị hồ sơ và tài liệu diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn, đồng thời hỗ trợ xác định những vấn đề cần chứng minh một cách rõ ràng.Ngoài ra, phương pháp này còn nâng cao khả năng tư duy và trình bày lập luận logic, mạch lạc, tạo điều kiện cho phiên tòa diễn ra suôn sẻ và nâng cao chất lượng tranh tụng. Đồng thời, góp phần nâng cao tính thuyết phục của các phán quyết, bảo đảm công lý được thực thi công bằng và khách quan.
Highlights VBA 2023: Saigon Heat vô địch vòng bảng
Thời gian nắng nóng kéo dài từ 12 giờ trưa đến 16 giờ chiều. Nắng nóng trên khu vực Nam bộ có khả năng tiếp tục kéo dài thêm 5 ngày nữa.
Tỉ phú Elon Musk cho biết Grok 3 đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng và dự kiến sẽ được triển khai trong "một hoặc hai tuần tới". Ông Musk mô tả Grok 3 có khả năng lý luận mạnh mẽ nhờ vào việc sử dụng dữ liệu tổng hợp, đồng thời gọi nó là "thông minh đáng sợ".Các chatbot phổ biến như ChatGPT của OpenAI và Gemini của Google hiện tại chủ yếu dựa vào dữ liệu thực tế. Mặc dù dữ liệu thực tế giúp chatbot hiểu rõ hơn về sắc thái và sự phức tạp của con người, nhưng cũng có thể dẫn đến cáo buộc đánh cắp dữ liệu và hạn chế quyền truy cập vào thông tin, từ đó làm giảm khả năng của chatbot.Trong khi đó, dữ liệu tổng hợp mà Grok 3 sử dụng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm việc giải quyết tình trạng khan hiếm dữ liệu, loại bỏ thông tin nhạy cảm, giảm thiểu thiên vị và khả năng tự phân tích lỗi. Điều này cũng giúp tăng cường khả năng tạo ra nhiều ví dụ đào tạo cho chatbot.Grok 3 sẽ cạnh tranh với các sản phẩm như ChatGPT (OpenAI), Gemini (Google), Claude (Anthropic) và Llama (Meta). Ông Musk cho biết trong hội nghị rằng Grok 3 vượt trội hơn bất kỳ sản phẩm nào đã được phát hành trong các bài kiểm tra mà công ty thực hiện.Ngoài việc giới thiệu Grok 3, Elon Musk cũng đã chỉ trích OpenAI, công ty mà ông đồng sáng lập cùng Sam Altman vào năm 2015 nhưng hiện không còn nắm giữ cổ phần. Musk chỉ trích sự chuyển hướng của OpenAI sang mục tiêu lợi nhuận, nói rằng: "OpenAI được cho là mã nguồn mở, phi lợi nhuận, nhưng giờ họ đã đổi tên thành AI đóng để tối đa hóa lợi nhuận. Họ đang theo đuổi tiền ở cấp độ tiếp theo".Bình luận của Musk được đưa ra chỉ một ngày sau khi một nhóm do ông lãnh đạo đưa ra mức giá 97,4 tỉ USD cho nhánh phi lợi nhuận của OpenAI. Đáp lại, CEO Sam Altman của OpenAI đã đề nghị mua nền tảng truyền thông xã hội X mà Musk sở hữu với giá 9,74 tỉ USD.
Gió đông về nhớ ngô nướng Hà Nội
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng ông Táo để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân."Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng Táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng Táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối.