Phim mới 'đối đầu' với 'Mai' của Trấn Thành ở hải ngoại, Đức Tiến nói gì?
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng, tăng từ 126 tỉ USD vào năm 2023 lên 149 tỉ USD vào năm 2024. Cùng với tăng trưởng của thanh toán số, hành vi thanh toán của người dùng cũng thay đổi, không chỉ đơn giản là chuyển dịch từ tiền mặt sang không tiền mặt, mà ngay trong phạm vi không tiền mặt, những hình thức thanh toán mới đang lan tỏa rộng rãi trong khi thanh toán điện tử truyền thống dần thu hẹp. Trong báo cáo thanh toán năm 2024, nền tảng thanh toán Payoo cũng ghi nhận những điểm thú vị về hoạt động thanh toán không tiền mặt, từ hình thức, phương thức thanh toán được ưa chuộng đến bức tranh tiêu dùng của người Việt trong năm qua.Năm 2024 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành vi thanh toán của người tiêu dùng. Vượt trên các phương thức thanh toán khác, thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.Thanh toán QR, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 - 10% mỗi tháng, nay không chỉ phổ biến khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi hay thanh toán bữa ăn mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như điện máy, nội thất, trang sức và thậm chí cả đầu tư tài chính. Thống kê từ Payoo cho thấy một dữ liệu đáng chú ý, giá trị giao dịch trung bình của thanh toán QR đã tăng 20% so với năm 2023. Điều này phản ánh một sự thay đổi lớn: QR không còn bị xem là giải pháp thanh toán cho những giao dịch giá trị nhỏ mà đã được công nhận như một phương thức đáng tin cậy và linh hoạt trong những giao dịch có giá trị cao. Bên cạnh QR, 2024 còn là năm của thanh toán không tiếp xúc qua NFC. Trong khi thanh toán không chạm tăng trưởng khá ổn với mức tăng trung bình khoảng 6% mỗi tháng thì hình thức thanh toán truyền thống (quẹt/chèn chip) lại giảm 2 - 3% mỗi tháng. Đóng góp không nhỏ vào sự quen thuộc của hình thức thanh toán không tiếp xúc nhờ các chương trình khuyến mại của các ngân hàng, tổ chức thẻ, trong đó có chương trình của Napas, Mastercard và Payoo phối hợp triển khai tại hơn 6.000 cửa hàng thuộc gần 40 thương hiệu trên toàn quốc.Một điều thú vị là trong thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán tích hợp thẻ vào thiết bị di động của hãng Apple (gọi là Apple Pay) đang trở thành một xu hướng dẫn đầu. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình trên 15% mỗi tháng, Apple Pay đang là một lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ngày càng gia tăng. Trước xu hướng này, các ngân hàng đang đẩy mạnh chiến lược khai thác Apple Pay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Năm 2024, có sự chuyển dịch đáng kể về tỷ trọng thanh toán trên tổng các ngành nghề, địa phương, từ 60% trực tuyến - 40% thanh toán tại điểm (năm 2023) đến 65% trực tuyến - 35% thanh toán tại điểm trong năm nay. Với phương thức thanh toán tại điểm, bên cạnh Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương dẫn đầu về tăng trưởng thanh toán không tiền mặt, thì năm 2024 đã chứng kiến sự bứt phá đáng chú ý từ các tỉnh thành khác. Khi phân tách dữ liệu theo đơn vị hành chính, Payoo nhận thấy nhiều địa phương đã ghi nhận mức tăng trưởng giao dịch thanh toán điện tử trên 7% mỗi tháng, chẳng hạn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sự phát triển này cho thấy hiệu quả của các chương trình chuyển đổi số thanh toán từ khối dịch vụ công đến khối tư nhân đang được các bộ ban ngành, chính quyền địa phương và các ngân hàng, trung gian thanh toán nỗ lực triển khai suốt thời gian qua.Năm 2024 là năm có khá nhiều thay đổi về các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán không tiền mặt cũng như tăng cường bảo mật cho khách hàng. Các chính sách và quy định mới được ban hành không chỉ nhằm nâng cao tính bảo mật mà còn tạo sự thuận tiện tối đa cho người dân khi tham gia giao dịch tài chính. Những nỗ lực này là nền tảng quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính số, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ trước những rủi ro ngày càng phức tạp từ tội phạm công nghệ. Cụ thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1.7.2024, yêu cầu xác thực khuôn mặt với các giao dịch chuyển khoản vượt quá 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày. Quy định này không chỉ đảm bảo tính an toàn cho giao dịch mà còn giúp ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính. Tiếp đó, Thông tư 50/2024/TT-NHNN do NHNN ban hành vào ngày 31.10.2024 quy định chi tiết về các cấp độ xác thực trong giao dịch trực tuyến. Với giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng, người dùng chỉ cần xác thực mã PIN hoặc mã khóa bí mật. Tuy nhiên, với những giao dịch có tổng giá trị lớn hơn 5 triệu và không quá 100 triệu đồng, các phương thức xác thực mạnh hơn như OTP qua SMS, Soft OTP, hoặc xác thực hai kênh sẽ được áp dụng. Ngoài ra, Thông tư 40/2024/TT-NHNN yêu cầu các đơn vị trung gian thanh toán tuyên truyền khách hàng cập nhật thông tin căn cước công dân và xác thực sinh trắc học trước 1.1.2025. Quy định này hướng đến việc đảm bảo tính chính chủ của tài khoản ngân hàng và ví điện tử, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống gian lận, bảo vệ tài sản của người dân.Payoo ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc không ngừng đổi mới và nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế. Sự nhạy bén này không chỉ giúp bảo vệ tài khoản ngân hàng và ví điện tử của người dân mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính an toàn, minh bạch và bền vững.Dòng kênh ô nhiễm vì rác
Ngày 27.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, vừa ký ban hành Nghị quyết 1338 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bổ sung hơn 5.834 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư năm 2024 cho các địa phương để thực hiện chính sách an sinh xã hội các năm 2023 - 2024 và chi trả chế độ cho giáo viên vừa được bổ sung biên chế trong các năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024.Cùng đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định bổ sung 600 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư cho các địa phương để thực hiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn vốn từ các nông, lâm trường quốc doanh cho 19 địa phương theo tờ trình của Chính phủ.Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, Chính phủ chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý, các nội dung đề xuất, tính chính xác của số liệu, tính đầy đủ, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi. Đồng thời, đảm bảo triển khai hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực và báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại kỳ họp 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5.2025).Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm trong việc xây dựng dự toán, hạn chế thấp nhất các khoản kinh phí không phân bổ được dự toán ngay từ đầu năm.Cùng đó, trong quá trình điều hành, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt để sớm giao dự toán các khoản chưa phân bổ, tránh chậm trễ, lãng phí, kém hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước và xảy ra tình trạng giao dự toán cuối năm không kịp sử dụng, phải thực hiện việc chuyển nguồn sang năm sau. Đặc biệt là nguồn kinh phí phí liên quan đến an sinh xã hội và chế độ chính sách cho con người.Ngoài Nghị quyết số 1338, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 1337 phân bổ gần 190 tỉ đồng dự toán kinh phí hoạt động năm 2025 cho các đoàn đại biểu Quốc hội.Hiện cả nước có 63 đoàn đại biểu Quốc hội tương ứng với 63 tỉnh, thành phố.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện ra quyết định giao dự toán kinh phí năm 2025 của các đoàn đại biểu Quốc hội cho văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.
'Ông lớn' Hàn Quốc đầu tư năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu Frontiers in Nutrition, đã phát hiện thêm tin vui cho những người thích ăn trái cây, nhất là chuối.Theo đó, ăn 1 quả táo mỗi ngày không chỉ giúp bạn tránh xa bác sĩ mà còn giúp bạn kéo dài đáng kể tuổi thọ. Cả chuối cũng vậy, các nhà khoa học đã khám phá ra lượng chuối nên ăn để giảm nguy cơ tử vong sớm, giúp bạn sống thọ hơn.Các nhà khoa học từ Trung Quốc đã theo dõi 2.184 nam giới và phụ nữ trung niên bị huyết áp cao trong suốt một thập kỷ.Kết quả, nghiên cứu đã phát hiện ăn 3 - 6 quả chuối mỗi tuần, nghĩa là 0,5 - 1 quả chuối mỗi ngày, giúp giảm đến 30% nguy cơ tử vong sớm, giúp kéo dài tuổi thọ, theo tờ New York Post.Tiến sĩ Will Bulsiewicz, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ở Mỹ, từng phân tích những lợi ích của táo và chuối.Ông giải thích táo là nguồn chất xơ tuyệt vời, 1 quả táo cỡ trung bình chứa khoảng 4,4 gram chất xơ. Táo cũng chứa lượng "khủng" các dưỡng chất thực vật có thể giúp ngăn ngừa bệnh mạn tính.Trong khi đó, chuối chứa 12% nhu cầu vitamin C, 7% nhu cầu vitamin B2, 10% nhu cầu kali và 8% nhu cầu magiê hằng ngày.Chuối là nguồn kali tuyệt vời, có thể giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ tăng huyết áp.Chuối cũng là nguồn dopamine và catechin, có thể ngăn ngừa căng thẳng oxy hóa gây ra lão hóa.Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn 4 - 5 phần trái cây và rau mỗi ngày.
Cả Yamaha YZF-R15 2022 và Honda CBR150R đều sở hữu phong cách thiết kế mạnh mẽ, thể thao nam tính
Bạn đọc viết: Nhiều hộp điện của trụ đèn chiếu sáng bị mất nắp đậy
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn