Cổ đông nhiều ngân hàng sắp bỏ túi thêm hàng triệu cổ phiếu mới
Ngày 31.12, mạng xã hội lan truyền clip một tài xế ô tô cầm gậy sắt lao đến đánh người đi xe máy. Vụ việc xảy ra khoảng 9 giờ, ngày 30.12, trên đường Phạm Văn Đồng (P.Linh Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM).Vào thời điểm trên, anh T.H.T (26 tuổi, ở Bình Dương) đi cùng bạn từ Bình Dương lên TP.HCM. Lúc này, bạn anh T. cầm lái, anh T. ngồi phía sau. Khi đang di chuyển trên quốc lộ 1K, đoạn giao giữa TP.Dĩ An (Bình Dương) và TP.Thủ Đức thì một ô tô chạy cùng chiều bóp còi inh ỏi.Bức xúc việc tài xế ô tô bóp còi, anh T. dùng điện thoại quay clip. Khi đến gần giao lộ Phạm Văn Đồng - Tô Ngọc Vân (P.Linh Tây, TP.Thủ Đức), tài xế ô tô đuổi theo và yêu cầu anh T. dừng lại. Cả 2 lời qua tiếng lại rồi xảy ra cãi vã, nam tài xế ô tô xuống xe, cầm gậy sắt lao vào đánh 2 cái vào đầu anh T."May mắn tôi đội mũ bảo hiểm nên không bị thương. Hành vi của tài xế khiến tôi hoảng sợ", anh T. chia sẻ.Ngay sau đó, anh T. đã trình báo vụ việc tài xế ô tô cầm gậy sắt đánh người đến cơ quan chức năng. Cùng ngày, Công an P.Linh Tây đã đưa nam tài xế về trụ sở để làm rõ. Lực lượng chức năng TP.Thủ Đức đang tiếp tục xác minh, xử lý vụ việc.Phải lòng miền Tây
Đối ngoại vì đối nội
Trước sự chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu về phương pháp học tập được cá nhân hóa đã trở thành một xu hướng tất yếu. Không còn bị giới hạn bởi không gian hay thời gian, học trực tuyến đang mở ra những cơ hội học tập linh hoạt và tối ưu hơn, đặc biệt khi mô hình tương tác 1-1 giữa giảng viên và học viên được chú trọng.Mô hình này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng học viên mà còn mang đến những giá trị vượt trội. Thông qua việc tập trung vào "DNA học tập" - tức là điểm mạnh, điểm yếu và phong cách học riêng của từng người - giáo dục có thể định hướng những lộ trình học tập phù hợp, tạo điều kiện để học viên phát huy tối đa tiềm năng của mình. Từ đó, trải nghiệm học tập trở nên hiệu quả, mang tính cá nhân hóa sâu sắc, giúp người học tiến bộ vượt bậc và cảm thấy hứng thú hơn trong suốt hành trình học hỏi.Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, giáo dục trực tuyến đã trở thành giải pháp không thể thiếu để phá vỡ các giới hạn về địa lý và thời gian. Kyna English, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục trực tuyến và 5 năm chuyên sâu đào tạo tiếng Anh 1 kèm 1, đã khẳng định vị thế tiên phong của mình tại Việt Nam và Đông Nam Á.Với công cụ Kyna AI Tutor, nền tảng này nổi bật với khả năng phân tích ngữ pháp, từ vựng, phát âm và cung cấp lộ trình học tập cá nhân hóa. Kyna English giúp theo dõi, báo cáo tiến độ chi tiết, giúp học viên có cái nhìn rõ ràng về sự tiến bộ của mình. Điều này giúp cải thiện chất lượng học tập, tăng sự hài lòng và gắn bó của học viên với chương trình.Theo chia sẻ từ những phụ huynh, Kyna English mang đến những lợi thế vượt trội giúp nâng cao trải nghiệm học tập của học viên. Trước hết, các khóa học được thiết kế với mức giá phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng, đảm bảo tính dễ tiếp cận cho mọi học viên."Nhờ tích hợp công nghệ AI, nền tảng học Kyna English có khả năng tùy chỉnh lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu, năng lực và phong cách học tập cá nhân, mang lại hiệu quả cao hơn", chị Vũ Thùy Trang, sống tại Hà Nội nói.Đồng thời, với hình thức học trực tuyến linh hoạt, Kyna English xóa bỏ mọi giới hạn về địa lý cho phép học viên học tập mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt hữu ích với những người bận rộn hoặc sống ở các khu vực xa xôi.Bằng việc kết hợp công nghệ tiên tiến và chiến lược cá nhân hóa, Kyna English đã khắc phục những thách thức của giáo dục truyền thống, mở ra cơ hội học tập tối ưu đáp ứng nhu cầu của thời đại số hóa. Nền tảng bền vững cho sự phát triển Hãy trải nghiệm Kyna English ngay hôm nay để chinh phục mục tiêu học tập của bạn!
Khi HLV Philippe Troussier còn nắm quyền, tấm băng đội trưởng trở thành... bí ẩn lớn nhất của U.22 Việt Nam. Ở SEA Games 33, nhà cầm quân người Pháp chọn ra một nhóm đội trưởng gồm 4 cái tên, rồi xoay vòng chiếc băng thủ quân cho các cầu thủ này, tùy theo từng trận đấu mà chọn người phù hợp.Ông Troussier giải thích cho quyết định lạ lùng bằng lý do "cần thêm thời gian đánh giá chính xác các cầu thủ, đặc biệt là về mặt thủ lĩnh, năng lực chỉ huy". Tại đội tuyển Việt Nam, ông Troussier cũng xoay tua băng thủ quân, với 6 cầu thủ đeo băng đội trưởng chỉ sau 11 trận đầu HLV người Pháp nắm quyền. Tuy nhiên, khi HLV Kim Sang-sik nắm quyền, phương pháp xoay tua thủ quân đã bị loại bỏ. Ở đội tuyển Việt Nam, ông Kim chỉ định Đỗ Duy Mạnh là đội trưởng, còn Nguyễn Quang Hải và Nguyễn Tiến Linh sắm vai đội phó. Một ban cán sự cố định là lựa chọn của phần đông HLV, nhằm giúp các đội duy trì sự ổn định. Bởi đội trưởng không chỉ úy lạo, thúc đẩy tinh thần đồng đội, mà còn là "cánh tay nối dài" giúp HLV truyền đạt ý tưởng.Gần như chắc chắn, HLV Kim Sang-sik sẽ hướng tới tìm thủ quân cố định cho U.22 Việt Nam. Nhưng, đây chẳng phải chuyện đơn giản.Trong các nhân tố U.22 tiềm năng mà ông Kim có thể gọi ở đợt tập trung tháng 3, hiếm ai nổi trội ở tư chất thủ lĩnh. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Đình Bắc có chỗ đứng ở đội bóng chủ quản, nhưng chưa từng đeo băng đội trưởng. Trần Trung Kiên, Phạm Lý Đức cũng là "lính mới" ở HAGL, hay Đinh Xuân Tiến ở SLNA cũng không phải thủ quân lý tưởng. Phần còn lại đang đá ở giải hạng nhất. Đồng thời, ở cấp độ U.22, không dễ tìm ra cầu thủ thực sự nổi trội, có tiếng nói và tầm ảnh hưởng đến đồng đội. Ở SEA Games 30 (năm 2019), Nguyễn Quang Hải đeo băng đội trưởng, khi anh đã giành Quả bóng vàng Việt Nam, cùng vị trí vững chãi ở đội tuyển Việt Nam. Khi Quang Hải chấn thương, thủ quân là Đỗ Hùng Dũng, một nhân tố dự giải với suất quá tuổi. Đến SEA Games 31, thủ quân lại là Hùng Dũng. Tức là, ngay cả khi có lứa cầu thủ tài năng và thiện chiến, ông Park vẫn phải nhờ cậy những nhân tố kinh nghiệm và xuất chúng dìu dắt đồng đội.Tìm đâu ra những Quang Hải hay Hùng Dũng mới ở U.22 Việt Nam bây giờ?Một cầu thủ kỳ cựu từng chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Người đeo băng thủ quân phải thể hiện sự trưởng thành, nhưng cũng phải "máu chiến". Không quyết liệt và máu chiến thì không làm đội trưởng được".Dù vậy, sự máu lửa phải đi cùng sự tỉnh táo và điềm tĩnh, biết khích lệ đồng đội, nhưng cũng biết hãm phanh những cái đầu nóng đúng lúc. Tại AFF Cup 2024, Duy Mạnh từng can ngăn khi đồng đội lao vào tranh cãi với trọng tài. Chính HLV Kim Sang-sik cũng nhờ Duy Mạnh ngăn Nguyễn Thành Chung, khi trung vệ sinh năm 1997 muốn đôi co với trọng tài. Ở đội U.22 Việt Nam, HLV Kim Sang-sik đang có một nhân tố tiềm năng cho vai trò đội trưởng. Đó là Khuất Văn Khang. Văn Khang từng đeo băng thủ quân U.19 Việt Nam năm 2022. Tiền vệ sinh năm 2003 có nhãn quan chiến thuật, kinh nghiệm và mức độ máu lửa để sắm vai trò thủ lĩnh. Chất lăn xả của Văn Khang góp phần quan trọng, giúp anh dù đứng ở tập thể nào cũng khẳng định được cá tính. Kinh nghiệm dạn dày ở sân chơi quốc tế với 3 năm khoác áo đội tuyển Việt Nam cũng giúp Văn Khang có bản lĩnh, sự từng trải hơn nhiều so với tuổi. Song, điểm trừ của Văn Khang là anh đang đá hậu vệ trái ở cả đội tuyển quốc gia lẫn U.22 Việt Nam. Mà khi tìm kiếm đội trưởng, các HLV thường ưu tiên các cầu thủ đá trung tâm như trung vệ, tiền vệ giữa. Bởi đây là các vị trí có mức độ bao quát và tạo ra sức ảnh hưởng trong lối chơi lớn hơn so với các cầu thủ đá cánh.Bài toán thủ lĩnh sẽ được ông Kim nghiên cứu tìm lời giải. Trước hết, đợt tập trung tháng 3 sẽ cung cấp cho nhà cầm quân người Hàn Quốc cái nhìn tổng thể về tư chất, mức độ chuẩn mực trong sinh hoạt và tập luyện để nhìn ra ai là người đáng tin tưởng.
Bánh mì Việt Nam vào top bánh kẹp ngon nhất thế giới
Còn như chia sẻ của Đỗ Thị Kim Mẩn, sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam, phố đi bộ Nguyễn Huệ như một điểm hẹn văn hóa. "Có nhiều lần mình đến từ lúc 18 giờ đã nghe nhạc. Đến sau 22 giờ 30 thì các nhóm hát vẫn còn hoạt động. Xung quanh là cả vài chục người đứng nghe, hát nhẩm hoặc cùng hòa giọng, lắc lư theo điệu nhạc", Mẩn kể.