Nhóm người hóa trang Halloween rùng rợn, gợi cảm giác chết chóc: Quá phản cảm
Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá.Đáng chú ý, những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 lên 5 - 6, đã giảm đến 56% nguy cơ bị khuyết tật nặng so với những người vẫn ăn ít cá nhất.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ ăn cá làm được điều kỳ diệu này là nhờ các chất dinh dưỡng chống viêm và bảo vệ não trong cá. Điều này cho thấy chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát MS và các bệnh tương tự.Mặc dù axit béo omega-3, chủ yếu có trong cá béo, có thể góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nhưng taurine, một loại axit amin có nhiều trong cá và hải sản, cũng góp phần quan trọng vào tác dụng này.Các tác giả đã kết luận rằng kết quả đã nhấn mạnh vai trò tiềm tàng của chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ cá, như một chiến lược điều trị bổ sung cho bệnh MS, theo ScitechDaily.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận các phát hiện và khám phá các cơ chế sinh học.Bệnh đa xơ cứng (MS) là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ bao phủ các sợi thần kinh. Từ đó làm gián đoạn sự giao tiếp giữa não và các bộ phận còn lại của cơ thể. Cuối cùng, căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sợi thần kinh.Bệnh có thể gây tê liệt, yếu, khó hoặc không thể đi lại, mất thị lực và các triệu chứng khác. Một số người bệnh nặng có thể mất khả năng tự đi lại hoặc không thể di chuyển. Không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau các cơn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kiểm soát các triệu chứng, theo phòng khám Mayo Clinic (Mỹ).'Ông hoàng rating xứ Hàn' trở lại cùng mỹ nữ 'Itaewon Class'
Tôi nhớ nhà văn Vũ Bằng viết về tháng giêng như vầy: "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái; ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". Thế mà sao mỗi lúc nghe cánh én chở tin xuân, lòng tôi tràn ngập bâng khuâng và phập phồng lo sợ.Khi tôi hiểu ra niềm vui từ những chiếc bao lì xì của mình cũng được đổi bằng những đồng tiền mở hàng của mẹ; khi tôi hiểu rằng tết đến, mẹ tôi đã phải tất tả gồng mình trong cái lạnh sắt se của cơn gió đông đang chạy KPI thổi những luồng tiếp nhau như con sóng liên hồi, thì tôi không còn hân hoan mỗi lần nắng vàng điểm lên cành mai trước ngõ.Bởi những ngày chót của năm, mẹ tôi phải làm việc bằng ba vì "Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có đến ba mươi tết mới hay". Vất vả thế để ba ngày tết trong nhà đủ đầy thịt mỡ, dưa hành, bánh mứt. Lam lũ thế thì ban thờ mới có mâm ngũ quả đầy đặn, hương đăng ấm cúng để kịp đón ông bà về ăn tết, đón xuân.Có những lần tôi hờn trách mẹ, chiều ba mươi rồi vẫn chưa mua đồ mới, giày mới. Nhiều khi còn vùng vằng, khó chịu và vô tình nói những lời làm mẹ tổn thương. Mẹ tôi không nói gì, bà chỉ thở dài rồi lại vội vội vàng vàng với hàng tá công việc đang bu tới níu lấy mình. Tôi dại dột quá chỉ biết se sua. Tôi nào hay cả ngày hôm ấy, khi người người nhà nhà đã nghỉ việc và nô nức sắm sửa trang hoàng, mẹ tôi – và nhiều bà mẹ khác vẫn đang đổ mồ hôi nóng, mồ hôi lạnh để tranh thủ kiếm thêm tiền mua cho con vài bộ quần áo mới.Cuối ngày, khi mọi người bắt đầu chực chờ tiếng pháo nổ đì đùng điểm sáng cho đêm trừ tịch bớt đi sự tối tăm, mẹ tôi vẫn lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa, cẩn thận ủi cho tôi những bộ quần áo mới tinh. Lúc ấy, tôi đã chìm vào cơn mơ. Sáng hôm sau, tôi ngỡ ngàng. Những chiếc áo được ủi phẳng lì và những chiếc quần xếp li láng cót khiến tôi nhảy cẫng lên sung sướng và nhiều năm sau khiến tôi hối hận, day dứt. Tôi bắt đầu không ham thích tết. Nếu không xé lịch mà thời gian ngừng lại, tôi tình nguyện để những cuốn lịch cứ thế nằm im, để mẹ tôi không phải vất vả với những lo toan trong mấy ngày giáp tết.Lúc tôi thấu hiểu sự nhọc nhằn của mẹ cũng là khi tôi nhìn rõ bản chất sự luân hồi của thời gian. Làm gì có sự tuần hoàn khi mỗi năm gương mặt mẹ tôi lại thêm một nếp hằn của năm tháng. Thời gian lướt qua, lau lách trổ cờ trên tóc mẹ gieo vào lòng tôi muôn chiều bâng khuâng, khắc khoải. Mỗi bận xuân về hoa thắm, tuổi đời phai. Tuổi đời mẹ như cánh én nghiêng chao qua mùa xuân đang dần tàn úa, khẽ khàng mà xao động cả đời tôi. Tôi cứ sợ mỗi lần xuân qua rồi, mẹ tôi sẽ ngày thêm còm cõi già nua, như cội cây già đang cạn dần nhựa sống khi những cụm hoa nhỏ vẫn còn cần sự bảo bọc, chở che.Mỗi một mùa xuân đến, tôi vẫn được mẹ gửi cho những đồng tiền mừng, ôi sao mà hạnh phúc! Hạnh phúc ấy không phải là hạnh phúc của một đứa trẻ con được cho những tờ tiền mới cót. Đó là niềm hạnh phúc được nuôi lớn từ nhiều năm và mỗi ngày một lớn, tựa như cây mai trước sân mỗi một năm đều được chăm bón rồi lại trổ hoa đầy hi vọng sau giá rét. Năm trước tôi được đón xuân cùng mẹ, năm này lại được đón xuân cùng mẹ sau nỗi lo sợ tóc mẹ như mây gió bay qua đời mình thì còn niềm vui sướng nào hơn.Nhưng rồi cứ mỗi một xuân qua vậy, lòng lại tràn ngập lo âu. Để rồi rưng rức mỗi lần nghe câu hát: "Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi/Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa mẹ càng gần/Dù biết như thế, tôi vẫn phải tin/Tôi vẫn phải tin mẹ đang còn trẻ/Mỗi mùa xuân về mẹ thêm tuổi mới/Mỗi mùa xuân mới con mừng tuổi mẹ". Tôi đã đồng điệu với tác giả ca khúc này rồi."Dị sàng đồng mộng", chúng tôi cùng một nỗi lo, cùng một cảm xúc và cùng một hành động. Đâu ai kháng cự nổi định luật của thời gian. Nếu một xuân nào bàng hoàng tôi không mẹ, xuân sẽ quạnh hiu và lòng người quạnh quẽ. Tôi cứ ngần ngại và lắng lo trước sự mất mát ấy. Nên cứ mỗi độ xuân về, tôi gửi lòng mình theo cánh én để nhắn đến xuân lời ca: "Xuân ơi xuân nếu chẳng vui gì/Hãy đừng, đừng tìm đến chi"…
Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam: Phát hiện tài năng cho tuyển quốc gia
Ngày 1.1, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa, cho biết tổng lượng khách lưu trú đến Khánh Hòa trong dịp Tết Dương lịch 2025 ước đạt khoảng 25.000 lượt. Công suất phòng bình quân từ ngày 31.12.2024 đến hết ngày 1.1.2025 đạt khoảng 60%, trong đó ngày 31.12.2024 một số khách sạn khu vực trung tâm thành phố có công suất trên 70%, các khách sạn sát khu vực quảng trường 2 Tháng 4 có công suất 80 - 90%, các khu nghỉ dưỡng 4 - 5 sao khu vực ven biển có công suất trên 80%.Theo Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, dự kiến trong tháng 1.2025, bình quân đón 38 chuyến đến/ngày, tăng bình quân 4 chuyến/ngày so với tháng 12.2024.Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, Tết Dương lịch 2025 chỉ nghỉ 1 ngày vào giữa tuần nên khách du lịch có xu hướng chọn du lịch tự túc trong ngày hoặc tham gia những chương trình du lịch ngắn ngày (2 ngày 1 đêm) đến các điểm gần khu vực thay vì du lịch xa. Đồng thời, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày cách Tết Dương lịch 2025 chưa đầy một tháng nên lượng khách đến Khánh Hòa trong dịp Tết Dương lịch năm nay chỉ tăng so với những ngày trước lễ.Trong dịp Tết Dương lịch 2025, chương trình Chào năm mới 2025 tại quảng trường 2 Tháng 4, với chủ đề "Dạ tiệc đa kết nối siêu thực", diễn ra từ 20 giờ 30 phút ngày 31.12.2024 đến 0 giờ 30 phút ngày 1.1.2025 với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, kết hợp bắn pháo hoa tầm thấp trong 15 phút.Bên cạnh các sự kiện của địa phương trong dịp Tết Dương lịch 2025, các cơ sở lưu trú du lịch từ 4 - 5 sao cũng chuẩn bị các chương trình phục vụ khách du lịch vào đêm giao thừa Tết Dương lịch như: "Đêm tiệc Gala chào năm mới Dương lịch 2025" gồm các hoạt động như: ẩm thực, chương trình ca nhạc, các trò chơi vui nhộn...
Ngày 6.3, tại hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 2.2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp tháng 3.2025, ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đề nghị lãnh đạo các sở, ban ngành và các địa phương tăng cường tháo gỡ các vướng mắc về quy hoạch, các khó khăn của doanh nghiệp tại 203 dự án đang bị "nghẽn".Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo các sở, ngành tập trung làm tốt công tác quy hoạch, tháo gỡ vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện hai dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, "nếu làm chậm quy hoạch khó kêu gọi đầu tư. Nếu bỏ cấp huyện mà không kịp quy hoạch sẽ không có cơ sở phải chờ quy hoạch mới, mới được phê duyệt. Chậm quy hoạch là bài học xương máu với Lâm Đồng, chúng ta chậm quy hoạch 13 năm rồi"."Hiện nay tỉnh Lâm Đồng có 203 dự án với 18.000 ha đất chậm tiến độ. Chúng ta cần làm sống lại các dự án này. Dự án nào cần thu hồi thì thu hồi ngay. Tôi đề nghị Sở Tài chính chủ trì, cố gắng tham mưu phương án xử lý tốt nhất", ông Thái chỉ đạo.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 3.3, khi làm việc với tỉnh Lâm Đồng, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhắc đến những dự án bị "nghẽn" ở Lâm Đồng, trong đó có siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh. Theo Phó thủ tướng, với Lâm Đồng, Đại Ninh đã trở thành "nỗi đau" của tỉnh. Tuy nhiên, Lâm Đồng không được né tránh, phải nghiên cứu quyết tâm tháo gỡ, sớm đưa dự án hơn 3.000 ha này tiếp tục đầu tư để đi vào hoạt động.Phát biểu tại hội nghị, ông Tôn Thiện San, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng cho biết đã thành lập 7 đoàn công tác để rà soát 203 dự án bị "nghẽn", cố gắng mỗi tuần giải quyết 10 -15 dự án. Sở sẽ xem xét dự án nào đủ điều kiện, có thể cho gia hạn sẽ gia hạn đầu tư để chống lãng phí.Còn ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết đang rà soát các quy hoạch để tháo gỡ điểm "nghẽn" trong lĩnh vực giao thông. Sở sẽ làm việc với các địa phương, rà soát và sẽ điều chỉnh quy hoạch giao thông đáp ứng với Kết luận 127 về tiếp tục sắp xếp tinh gọn bộ máy (bỏ cấp huyện). Thực tế, quy hoạch phân khu ở các địa phương đang thiếu. "Những quy hoạch nào đang dở dang giải quyết được sớm sẽ làm ngay trước khi sáp nhập, chưa giải quyết kịp sẽ dừng để chống lãng phí", ông Gia nêu ý kiến.Ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết căn cứ Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28.2 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, theo đó bỏ cấp huyện, song song sáp nhập cấp xã (tạm gọi cấp cơ sở) phù hợp, không còn cấp trung gian; có thể nhập 3 - 4 xã hiện nay thành 1 đơn vị cơ sở, lúc đó chức năng nhiệm vụ sẽ tăng gấp rưỡi.Mặc dù vẫn chờ tiêu chí của T.Ư, nhưng tỉnh Lâm Đồng cần xây dựng quy hoạch để khi T.Ư quy hoạch, sắp xếp lại đơn vị hành chính và cấp tỉnh thì Lâm Đồng sẵn sàng triển khai. Để làm tốt việc quan trọng này, theo ông Thái, bản thân ông cùng lãnh đạo tỉnh sẽ về trực tiếp các địa phương để cùng rà soát ngay các tiêu chí, kế hoạch...Ông Thái cho biết, ngay trong chiều 6.3, UBND tỉnh sẽ thành lập các tổ công tác đánh giá, chuẩn bị sẵn sàng khi T.Ư triển khai, để tháo gỡ các dự án đang triển khai bị ách tắc.
Làm gạch sinh thái trong giờ hoạt động ngoại khóa
Từ ngày 1.3 - 6.3, Công an TP.HCM (258 Trần Hưng Đạo, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1) tiếp nhận 2.777 hồ sơ người dân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Trong đó có 609 hồ sơ nộp trực tiếp, nộp trực tuyến qua VNeID hơn 2.130, nộp qua dịch vụ công là 37 hồ sơ. Hiện, đã trả kết quả cho gần 500 người dân thành phố.Quá trình tiếp nhận hồ sơ về lý lịch tư pháp, Công an TP.HCM thực hiện đúng quy trình, thông suốt, tiện ích cho người dân. Theo cơ quan này, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VNeID đã giúp người dân không phải tốn thời gian đi lại, chỉ cần ở nhà thao tác trên điện thoại khoảng 5 phút là xong.Đặc biệt, Công an TP.HCM lưu ý, người dân khi khai báo thành phần hồ sơ trên VNeID cần kê khai thông tin phải đầy đủ, chính xác theo giấy tờ tùy thân. Trường hợp khai hộ phải có giấy ủy quyền và chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Hình ảnh hồ sơ cung cấp cần đủ theo yêu cầu, rõ nét và phải được chụp ngay hình, thẳng góc, không có hình ảnh nội dung thừa.Ví dụ: khai hộ cần phải có giấy xác thực được ủy quyền, chứng minh nhân thân phải có CCCD còn thời hạn… Sau khi hoàn tất thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu kỹ giữa thông tin khai báo và giấy tờ tùy thân rồi mới hoàn tất thao tác.Để thực hiện các thủ tục trực tuyến đòi hỏi người dân bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng trực tuyến để thanh toán."Nếu người dân quên thanh toán tiền, thì yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ không hoàn thành. Trường hợp người dân đã thanh toán trực tuyến rồi, mà do hồ sơ bị lỗi, hoặc trục trặc, ngân hàng sẽ tự động trả tiền về mà không lo bị mất tiền", Công an TP.HCM thông tin.Từ tháng 11.2024 đến nay, TP.HCM thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID đối với người dân có tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Nếu ai chưa có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thì tới công an phường cập nhật thông tin.Khi làm trên VNeID, phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử (được ký số bởi người có thẩm quyền) có giá trị pháp lý như bản giấy. Ngoài bản điện tử được cấp trên VNeID, nếu có nhu cầu, người dân có thể chọn nhận thêm bản giấy.Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người. Việc thanh toán phí trực tuyến và nhận kết quả là phiếu lý lịch tư pháp điện tử trên ứng dụng VNeID được ký số đảm bảo đúng quy định của luật Giao dịch điện tử. Phiếu điện tử có thể sử dụng nhiều lần, nộp ở nhiều doanh nghiệp khác nhau, người dân không phải mất phí đề nghị cấp thêm bản giấy.Khi nộp hồ sơ qua VNeID, để tránh thời gian chờ đợi, đối với trường hợp có ủy quyền, người dân chỉ cần đính kèm các giấy tờ liên quan (như CMND, hoặc CCCD, hoặc hộ chiếu…) của người được ủy quyền và văn bản ủy quyền, hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ theo quy định.Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ (gồm cha mẹ đẻ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ) là 100.000 đồng/lần/người.Trường hợp người được cấp phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi, cơ quan cấp thu thêm 5.000 đồng/phiếu.Những người được miễn phí gồm: trẻ em; người cao tuổi; người khuyết tật; người thuộc hộ nghèo; người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.Trước đó, công việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp TP.HCM. Tuy nhiên, để thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, bắt đầu từ 1.3, công việc này được chuyển giao cho Công an TP.HCM. Vì vậy, người dân nào đã nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp trước đó mà chưa nhận kết quả, sẽ nhận tại Công an TP.HCM.