'Xe đặc vụ' Chevrolet Suburban 2008 rao giá 2 tỉ đồng tại Việt Nam
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.HDBank chia cổ tức lên 30%
Trang USNI News ngày 1.2 đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đang hướng đến Biển Đông với nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, sau khi kết thúc chuyến thăm Thái Lan hôm 31.12.Trước đó, tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng tại Laem Chabang (tỉnh Chonburi, Thái Lan) vào ngày 27.1 sau 3 tuần hoạt động ở Biển Đông. Trong nhóm này còn có tàu tuần dương USS Princeton và 2 tàu khu trục USS Sterett và USS William P. Lawrence.Tại Thái Lan, đã xảy ra va chạm giữa tàu USS William P. Lawrence với tàu USS Princeton, gây thiệt hại cho phần thượng tầng của 2 tàu nhưng không có người bị thương. Thiệt hại này không gây trở ngại cho việc 2 tàu rời cảng, khi dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy 2 chiếc cùng cả nhóm rời đi tại vịnh Thái Lan. Trước khi cập cảng Laem Chabang, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đón tiếp Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai hôm 26.1. "Những chuyến thăm cảng như thế này là minh chứng cho tầm quan trọng sống còn của liên minh và đối tác Mỹ - Thái Lan, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng ta có lịch sử chung, lợi ích chung và các giá trị chung sẽ tiếp tục đoàn kết chúng ta vì lợi ích của 2 quốc gia", theo chuẩn đô đốc Michael Wosje, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 của Mỹ. Giờ đây, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson hướng đến Biển Đông với nhóm tàu của Pháp, gồm tàu sân bay Charles De Gaulle, tàu khu trục Forbin, 2 tàu hộ tống Provence và Alsace, cùng tàu tiếp liệu Jacques Chevallier và một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đang trong đợt điều động mang tên Clemenceau 25 tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hôm 28.1, tàu sân bay Charles De Gaulle cập cảng Lombok trong lần đầu tiên ghé Indonesia, theo thông cáo Hải quân Indonesia. Trong khi đó, các tàu còn lại trong nhóm ghé thăm cảng Benoa ở Bali. Ngoài ra, tàu khu trục HMAS Hobart của Hải quân Hoàng gia Úc đến Benoa hôm 26.1 và rời đi 2 ngày sau đó để hướng đến vịnh Subic ở Philippines. Các tàu Forbin và Provence sẽ đến Manila (Philippine), trong khi tàu Alsace sẽ đến Okinawa (Nhật Bản), theo thông cáo của Hải quân Indonesia. Thông cáo không đề cập thời điểm tàu sân bay Charles De Gaulle rời đi, nhưng có thể tàu này sẽ rời đi vào ngày 3.2. Tàu sân bay Pháp cũng sẽ hướng đến Manila và nhóm tàu này sẽ tham gia cuộc tập trận Pacific Stellar ở Biển Philippines với các nước Úc, Canada và Nhật Bản.
Ứng dụng giúp chặn quảng cáo Windows 11 tích hợp
Chiều 3.3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sau khi hoàn thành việc hợp nhất.Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ ngày 1.3, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức gồm 35 đầu mối đơn vị, trong đó có 7 đơn vị chuyển từ mô hình tổng cục thành đơn vị cấp cục. Số đầu mối đã giảm khoảng 3.600, tương ứng 37,7%.Trong đó, giảm 3 đầu mối cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 6 đầu mối cấp tổng cục; 116 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc bộ; 336 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc tổng cục; khoảng trên 3.100 đầu mối cấp phòng, chi cục và tương đương thuộc vụ, cục và tương đương thuộc bộ trở xuống.Trong năm 2025, số lượng cấp trưởng theo đầu mối đơn vị giảm 9.640 người. Năm 2026, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm khoảng 10.000 công chức, viên chức, người lao động."Việc hợp nhất bộ máy như trên là bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính hướng tới một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành", ông Thắng nhấn mạnh.Nhìn nhận nhiệm vụ thời gian tới của ngành tài chính rất nặng nề, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đưa bộ máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, triển khai công việc liên tục, không để gián đoạn. Đảm bảo đáp ứng nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ từng đơn vị để tiếp tục điều chỉnh phù hợp.Yêu cầu ông Thắng đưa ra cho thủ trưởng các đơn vị là phải chỉ đạo đơn vị mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ một cách đột phá.Trong đó, phấn đấu vượt thu ngân sách càng cao càng tốt, làm tốt việc chống thất thu, chống gian lận thuế, đảm bảo cơ cấu thu hợp lý; đảm bảo nhiệm vụ chi đúng, hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu chi thường xuyên năm nay dưới 60% tổng chi; phải làm tốt công tác chi đầu tư công, cả công tác phân bổ triệt để và trong triển khai thực hiện; đảm bảo nhiệm vụ chi cho phát triển khoa học - công nghệ.Trên cơ sở tận dụng dư địa về nợ công, tham mưu Chính phủ sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phát triển kinh tế, bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý và ít ràng buộc.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nâng hạng được thị trường chứng khoán trong năm 2025; tham mưu Chính phủ xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa, xây dựng 2 trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng…Người đứng đầu ngành tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của ngành hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, thống kê…Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính sau khi hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tiếp nhận nhiệm vụ từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bộ máy của Bộ Tài chính gồm 35 đầu mối.Trong đó, 30 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.
Thạc sĩ Nhân cho biết cơ thể của mỗi người đều cần được tôn trọng và giữ gìn sự riêng tư. Vì vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc có cử chỉ quá thân thiết sẽ dễ dẫn đến những hành động nhạy cảm hơn. Điều này, không phù hợp chuẩn mực xã hội và thể hiện sự tôn trọng cơ thể mỗi người.
Đại lý Volvo tại Việt Nam trang bị cổng sạc điện ô tô
Theo dự thảo mới nhất (dự thảo 12) Nghị quyết về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam, chính sách về đất đai trong trung tâm tài chính được đề xuất quy định như sau: đối với các ngành, nghề, lĩnh vực thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của trung tâm tài chính quy định tại quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn sử dụng đất không quá 70 năm; đối với các ngành, nghề khác không quá 50 năm.Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định.Đáng chú ý, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong trung tâm tài chính tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án đầu tư mà không phụ thuộc vào hình thức trả tiền thuê đất cho Nhà nước.Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng nước ngoài để vay vốn đầu tư; khi xảy ra tranh chấp thực hiện theo pháp luật của Việt Nam.Khi xử lý tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng được phép nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật Việt Nam.Bộ KH-ĐT còn đề xuất, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc, hoạt động đầu tư kinh doanh tại trung tâm tài chính được phép nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng, mua bán nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong trung tâm tài chính.Việc sở hữu có thể thực hiện thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản. Quyền, nghĩa vụ về đất đai của nhà đầu tư và người sở hữu được xác định tương ứng với hình thức giao đất, cho thuê đất của dự án đầu tư xây dựng bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai.Góp ý với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam, Bộ Công thương đề nghị đánh giá tác động đối với chính sách cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam được nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng, mua bán nhà ở tại các dự án trong trung tâm tài chính."Như vậy, người nước ngoài không ở Việt Nam cũng có thể mua, đầu cơ, đẩy giá lên cao, dẫn đến việc thuê mua nhà ở của những người làm việc tại trung tâm tài chính không thuận lợi, làm giảm tính cạnh tranh về chi phí, thu hút người lao động", Bộ Công thương bày tỏ quan ngại.Ngoài ra, bộ này còn đề nghị làm rõ chính sách về thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp thành viên trung tâm tài chính.Theo Bộ Xây dựng, đề cương dự thảo nghị quyết có quy định các chính sách về đất đai trong trung tâm tài chính về thời hạn sử dụng đất, quyền thế chấp quyền sử dụng đất, người nước ngoài được phép mua bán nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở…Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội cần làm rõ các chức năng của trung tâm tài chính, phân rõ sự tương đồng và khác biệt giữa trung tâm tài chính quốc tế và trung tâm tài chính khu vực để làm cơ sở đánh giá việc thi hành các pháp luật có liên quan về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản và đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy việc xây dựng các trung tâm tài chính của Việt Nam, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Hồi đáp góp ý này, Bộ KH-ĐT kiến nghị không phân định sự khác biệt giữa trung tâm tài chính khu vực và trung tâm tài chính quốc tế để đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa các trung tâm tài chính.Ngày 18.2, Bộ KH-ĐT gửi Bộ Tư pháp hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam, đề nghị Bộ Tư pháp sớm có ý kiến thẩm định.Bộ KH-ĐT trình Chính phủ dự kiến tiến độ của dự án như sau: Chính phủ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào kỳ họp tháng 2. Chính phủ trình Quốc hội thông qua nghị quyết tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào tháng 5.