EB5 Capital được phê duyệt dự án cao cấp Green House Gravity
Ngày 11.3, UBND tỉnh Bình Phước vừa có quyết định chính thức về diện tích đất xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh, kể từ ngày 20.3.Theo đó, đối với diện đất nông nghiệp, khu đất có diện tích từ 200.000 m² đến dưới 300.000 m² được phép xây dựng công trình không quá 300 m²; khu đất có diện tích từ 300.000 m² đến 500.000 m² được phép xây dựng công trình không quá 400 m² và khu đất có diện tích trên 500.000 m² được phép xây dựng công trình không quá 500 m². Công trình chỉ được xây 1 tầng, không xây dựng tầng hầm và tại một vị trí trong khu đất. Vị trí phải nằm ngoài đất xây dựng các công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn theo Luật Đất đai năm 2024. Việc xây dựng công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.Đối với công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thì diện tích đất xây dựng không quá 500 m². Công trình chỉ được xây 1 tầng, không xây dựng tầng hầm, vị trí công trình được xây dựng tại một vị trí trong khu đất và phải tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.Đối tượng áp dụng được quy định gồm cơ quan nhà nước được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai; các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng đất.UBND tỉnh Bình Phước cũng đã giao UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp không đúng quy định; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra vi phạm pháp luật trên đất thuộc địa bàn quản lý. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20.3.Xúc xích nướng trên sỏi có gì hấp dẫn mà nhiều người xếp hàng chờ mua?
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Child Development của Đại học Texas (Mỹ) đã xem xét cách cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh có tác động thế nào đến sự tương tác và phát triển khả năng nói lâu dài của bé, theo trang tin The Bump.Dữ liệu từ thí nghiệm cho thấy khi sử dụng điện thoại, cha mẹ nói chuyện với con trung bình ít hơn 16%. Với khoảng thời gian ngắn hơn từ 1 đến 2 phút sử dụng điện thoại, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gián đoạn lớn trong tương tác của họ với con, làm giảm khả năng nói của con xuống 26%. Dựa trên mức trung bình được quan sát là 4,4 giờ sử dụng điện thoại mỗi ngày, thật dễ dàng để thấy những sự gián đoạn này có thể cộng lại thành một tác động to lớn.Các tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Miriam Mikhelson và tiến sĩ Kaya de Barbaro chưa thể xác định các yếu tố cụ thể thúc đẩy mối liên hệ giữa việc cha mẹ sử dụng điện thoại và việc giảm đầu vào lời nói hoặc tác động lâu dài đến việc học ngôn ngữ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ khuyến khích phụ huynh chú ý hơn đến việc sử dụng điện thoại và cách nó có thể ảnh hưởng đến con họ.Các tác giả chia sẻ với Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em (Mỹ) rằng trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc nhất quán và đáp ứng nhu cầu kịp thời, điều này có thể khó khăn hơn so với sự thoải mái khi dùng điện thoại thông minh."Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể không đủ khả năng tắt hoặc cất điện thoại đi vì nghĩa vụ công việc hoặc các trách nhiệm khác mà họ phải đảm nhiệm", các học giả giải thích.Nghiên cứu còn đưa ra lời khuyên là phụ huynh nên thành thật với chính mình về mức độ mà điện thoại thông minh ảnh hưởng đến bản thân. Ý thức được việc này là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc con cái.
Những cô gái làm việc dưới đáy biển
Ngày 3.1, tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định (TP.Quy Nhơn, Bình Định), Ban điều hành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định đã trao tiền hỗ trợ cho các tài năng trẻ lần thứ nhất.Theo đó, ban tổ chức đã trao hỗ trợ cho 7 tài năng trẻ, gồm 1 diễn viên được hỗ trợ A (3 triệu đồng/người) và 6 diễn viên, tác giả được hỗ trợ B (2 triệu đồng/người).Trong đó, 5 nghệ sĩ hoạt động sân khấu chuyên nghiệp và 2 nghệ sĩ không chuyên; có 4 nghệ sĩ thuộc thể loại hát bội, 2 nghệ sĩ thuộc thể loại bài chòi và 1 tác giả kịch bản. Đây là các nghệ sĩ và tác giả trẻ, có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích tốt trong các hoạt động sân khấu hát bội, bài chòi trong năm 2023 và 2024. Phát biểu tại buổi lễ, các nghệ sĩ trẻ không giấu được sự xúc động khi nhắc về nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn và những đóng góp của ông cho nghệ thuật hát bội và bài chòi.Nghệ sĩ Nguyễn Thị Diễm Thy (Đoàn hát bội Nhơn Hưng, TX.An Nhơn, Bình Định) cho rằng, để được xướng tên tại lễ trao hỗ trợ của Quỹ Vũ Ngọc Liễn là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không ngừng nghỉ của các nghệ sĩ trẻ. Cùng với sự truyền dạy, khích lệ của các nghệ sĩ đi trước, sự hỗ trợ từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã động viên các nghệ sĩ trẻ vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt hơn trong hoạt động sân khấu.Tác giả kịch bản Lê Công Phượng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định) cho rằng nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đã trân quý dành cả cuộc đời mình tận hiến cho việc nghiên cứu, bảo tồn, phát triển hát bội và bài chòi. Thành quả ông đã để lại cho ngành sân khấu nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm quý như: Đào Tấn tuồng hát bội, Đào Tấn thơ và từ, Đào Tấn qua thư tịch, Góp nhặt dọc đường… Không chỉ để lại cho đời những tài liệu quý, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn còn để lại cho chúng ta cả một trái tim, một niềm khát vọng về sự trường tồn của nghệ thuật hát bội và bài chòi… Minh chứng cho điều này chính là việc ông đã đứng ra cùng với ông Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định; nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng; nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn An Pha… kêu gọi thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn với mục đích khuyến tài hát bội và bài chòi Bình Định. "Qua nhiều năm hoạt động, quỹ đã trao nhiều giải thưởng cho đội ngũ nghệ sĩ của loại hình nghệ thuật hát bội và bài chòi. Đây là nguồn động viên tinh thần quý giá cho các văn nghệ sĩ trẻ trong việc theo nghiệp tổ, giữ nghề", anh Lê Công Phượng nhấn mạnh.Năm 2012, nhân dịp được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn trích một phần từ giải thưởng này để thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Khuyến tài hát bội, bài chòi Bình Định, sau đổi tên thành Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn với sự tham gia đóng góp của nhiều người. Qua 10 năm hoạt động (2012 - 2022), Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn chuyển đổi thành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định từ ngày 20.6.2023. Số tiền tồn quỹ đến trước khi trao hỗ trợ lần thứ nhất hơn 271 triệu đồng.Theo TS Võ Ngọc Vĩnh, đại diện gia đình nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, giải thưởng trước đây và Quỹ Vũ Ngọc Liễn hiện nay đều có chung mục đích khuyến khích và hỗ trợ cho lớp nghệ sĩ trẻ của Bình Định về hát bội, bài chòi không phân biệt chuyên nghiệp hay nghiệp dư; nhằm kích thích sự phát triển tài năng, nuôi dưỡng sức sống nghệ thuật cho ngày mai, góp phần giữ gìn, vun đắp và phát huy nghệ thuật truyền thống ông cha để lại. Qua 7 lần giải thưởng và trao hỗ trợ lần thứ nhất từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã có 73 lượt nghệ sĩ trẻ (gồm 34 nghệ sĩ) được trao giải và hỗ trợ. Trong đó, 5 nghệ sĩ đã vinh dự đạt danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, gồm: Nguyễn Đức Thành, Thu Thẳm (hát bội), Dương Nữ Thùy Dung, Nguyễn Phương Phú, Hoài Tâm (bài chòi).Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (1924 – 2013) sinh ở TP.Quy Nhơn, tham gia đoàn hát và nghiên cứu hát bội từ khi còn trẻ. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc, sau đó tham gia học tập, nghiên cứu tại Hý khúc Học viện (Bắc Kinh, Trung Quốc). Khi về nước, ông công tác tại Phòng Nghệ thuật thuộc Cục Biểu diễn, sau đó phụ trách Phòng nghiên cứu Nhà hát tuồng Đào Tấn. Năm 1986, ông nghỉ hưu và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch các tư liệu Hán Nôm liên quan đến văn hóa hát bội Bình Định.Các tác phẩm tiêu biểu của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn: Thư mục tư liệu Đào Tấn, Kẻ sĩ đất Thang Mộc, Góp nhặt dọc đường (1, 2), Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu – ông đồ nghệ sĩ… Đặc biệt, bộ ba sách về Đào Tấn: Đào Tấn – thơ và từ, Đào Tấn – tuồng hát bội, Đào Tấn – qua thư tịch được trao tặng giải A của giải Xuân Diệu – Đào Tấn (Bình Định) và Giải thưởng Nhà nước năm 2012.
Tối 8.3, đêm trình diễn thời trang Vietnam Beauty Fashion Fest (VBFF) thuộc khuôn khổ Lễ hội Áo dài TP.HCM 2025 diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quy tụ nhiều sao Việt tham gia. Trong đó, màn xuất hiện của Lý Hương và con gái Jessica Lý trên sân khấu nhận được sự quan tâm của khán giả. Đây là lần đầu tiên hai mẹ con cùng sải bước trên sàn catwalk trong trang phục áo dài của nhà thiết kế Đặng Trọng Minh Châu.
Lý do nên cầm ngược iPhone khi chụp ảnh
Với da nhạy cảm, sản phẩm tốt nhất là các loại sữa rửa mặt không chứa hương liệu. Nếu da dễ bị tình trạng lông mọc ngược hoặc lỗ chân lông bị tắc thì hãy dùng thêm sản phẩm tẩy tế bào chết.