'Học lỏm' cách làm món bánh canh Nam Phổ gia truyền của cụ bà xứ Huế
Giá heo hơi hôm nay tại các tỉnh, thành phía bắc bất ngờ quay đầu giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương như Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Mức giá phổ biến ở thời điểm hiện tại thấp nhất 68.000 đồng/kg và cao nhất 70.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh như Thái Bình, Tuyên Quang giữ giá heo hơi cao nhất cả nước với 70.000 đồng/kg. Tại miền Trung - Tây nguyên, giá heo hơi duy trì ổn định. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng và Thanh Hóa có giá heo hơi cao nhất khu vực với 69.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại dao động từ 66.000 - 67.000 đồng/kg.Tại khu vực các tỉnh, thành phía nam, giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Hậu Giang và đạt mốc 67.000 đồng/kg. Đây cũng địa phương duy trì giá heo hơi thấp nhất cả nước trong thời gian qua với 66.000 đồng/kg. Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (TP.HCM), lượng heo hàng đêm về chợ cung cấp khoảng 5.000 - 5.500 con/đêm, chiếm 50 - 55% sản lượng thịt heo tươi cho TP.HCM. Dự kiến từ ngày 23 tháng chạp, lượng heo về chợ tiếp tục tăng. Cao điểm đêm 27, rạng sáng 28 tháng chạp sản lượng heo về chợ sẽ tăng gấp đôi so với ngày thường.Hiện giá thịt heo hơi tại chợ đầu mối so với cùng kỳ năm ngoái tăng hơn 10.000đồng/kg, heo mảnh tăng hơn 20.000đồng/kg, dao động từ 78.000 - 82.000 đồng/kg. Giá thịt heo bán lẻ tại một số chợ truyền thống ở TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang tăng cao trong thời gian gần đây, cụ thể: sườn non tăng từ 200.000 đồng lên 220.000 đồng/kg, thịt nạc đùi tăng từ 100.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg. Trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam khẳng định hiện không điều chỉnh giá heo hơi tăng thêm, mức bình quân của công ty này đưa ra thị trường đang 64.000 đồng/kg. Ở thời điểm hiện tại, nguồn cung thịt heo bình ổn thị trường đã bắt đầu phát huy tác dụng, sức mua thịt heo tại các siêu thị tăng lên nhờ các chương trình bán giá gốc, bình ổn giá.Harman Kardon trình làng loa di động nhỏ gọn Luna
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Giá xăng dầu hôm nay 28.3.2024: Xăng trong nước sẽ tăng bao nhiêu đồng một lít?
Trong số lãnh đạo cấp phòng của Công an tỉnh Hà Nam xin nghỉ hưu trước tuổi, có đại tá Nguyễn Quốc Chiến (59 tuổi), Trưởng phòng An ninh kinh tế; thượng tá Trần Hồng Sơn (59 tuổi), Trưởng phòng Cảnh sát cơ động; thượng tá Đỗ Anh Tuấn (58 tuổi), Trưởng phòng Công tác Đảng và công tác chính trị.4 phó trưởng phòng gồm: thượng tá Lã Quốc Khánh (60 tuổi), Phó trưởng phòng An ninh nội địa; thượng tá Vũ Hồng Phương (60 tuổi), Phó trưởng phòng An ninh kinh tế; thượng tá Trần Quốc Huy (58 tuổi), Phó trưởng phòng Cảnh sát kinh tế và thượng tá Hoàng Minh Tiến (57 tuổi), Phó trưởng phòng Tham mưu.Theo Công an tỉnh Hà Nam, 7 lãnh đạo cấp phòng kể trên đã tự nguyện viết đơn xin nghỉ trước hạn tuổi công tác hưởng chế độ hưu trí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của công an tỉnh trong thời gian tới. Đây đều là những cán bộ trưởng thành từ cơ sở, là lãnh đạo đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Dù ở cương vị công tác nào, 7 cán bộ kể trên đều luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và có những đóng góp quan trọng trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng Công an tỉnh Hà Nam trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.
"Trong những ngày nghỉ lễ, thời tiết ở Nam bộ phổ biến là nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Chiều tối và đêm có mưa rào và dông. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc, sét và gió giật mạnh. Những ngày đầu tháng 5 khả năng có gió tây nam cường độ yếu. Đây là dấu hiệu cho thấy mùa mưa đang đến gần", theo bản tin của Đài khí tượng thủy văn Nam bộ.
VNG đẩy mạnh hạ tầng trung tâm dữ liệu cho nền kinh tế số
Bản Ghi nhớ (MOU) hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng, lao động thời vụ Việt Nam đi làm việc tại Phần Lan giữa Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan đã ký kết vào sáng nay, 13.1 tại Hà Nội.Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, quan hệ hai nước đang chuyển dần từ đối tác phát triển sang hợp tác cùng có lợi và mối quan hệ hữu nghị này ngày càng phát triển tốt đẹp với những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên. Đặc biệt trong năm 2023 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023). Năm 2024, các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước như chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho (3.2024); Tổng Bí thư Tô Lâm gặp Tổng thống Phần Lan Alecxander Stubb tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (24.9.2024), đã góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác giữa hai nước.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam đưa gần 160.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (năm 2023 đưa 159.986 lao động, năm 2024 đưa gần 159.000 lao động) và hiện nay có khoảng 700.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 nước và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Từ cuối năm 2023 đến nay, Bộ LĐ-TB-XH đã chấp thuận đăng ký của 3 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Việt Nam có hợp đồng cung ứng 134 lao động đi làm việc tại Phần Lan. Đến nay đã có 55 lao động đi làm việc tại Phần Lan, với thu nhập ổn định từ 1.500 - 2.000 euro/tháng, điều kiện làm việc và phúc lợi xã hội khá tốt. Bản Ghi nhớ hợp tác giữa 2 nước có giá trị trong vòng 5 năm từ năm 2025 - 2030. Qua đó thiết lập quan hệ đối tác về di cư lao động giữa hai bên tham gia trong giới hạn thẩm quyền tương ứng của mỗi bên và theo luật pháp, thủ tục, nguồn lực hiện hành, tôn trọng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế.