Đà Nẵng: Tăng cường xử lý tin giả về dịch Covid-19 lan truyền trên mạng xã hội
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.Nở rộ mô hình khách sạn - tiệm net tại Trung Quốc
Thông tin chia sẻ bởi ông Phạm Hồng Thưởng, Founder thương hiệu Dược mỹ phẩm GSC tại sự kiện trao hội thảo chuyên môn với các đối tác Spa, Clinic, Chuyên gia và Bác sĩ da liễu, tổ chức ngày 19.12.2024. Được biết, cập nhật, nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn cùng các đối tác chuyên gia luôn được GSC đề cao, là hoạt động phát triển trọng tâm hướng đến giải pháp làm đẹp bền vững, hiệu quả cho khách hàng.Founder Phạm Hồng Thưởng từng trải qua quãng thời gian dài công tác dưới vai trò kỹ sư tại Hàn Quốc, được tiếp xúc trực tiếp với quy trình công nghệ và nhà máy sản xuất mỹ phẩm tiên tiến là tiền đề nhen nhóm niềm đam mê trong ông. Trở về Việt Nam khi đón đứa con thứ hai chào đời, niềm đam mê ấy mới thực sự được thắp lửa nhờ tình yêu và sự thấu hiểu những hy sinh và nỗi niềm của người vợ bị nám nặng sau sinh. Năm 2014, Founder quyết liệt từ bỏ vị trí Giám đốc ở một xí nghiệp để bắt đầu hành trình xây dựng thương hiệu Dược mỹ phẩm GSC. "Vào thời điểm đó, tôi nhận thấy người tiêu dùng Việt cần một thương hiệu thực sự chất lượng, kết hợp giữa thành phần tự nhiên và công nghệ hiện đại. Đó là lý do GSC tiên phong đưa công nghệ tế bào gốc từ Hàn Quốc vào sản phẩm nội địa - một bước tiến táo bạo nhưng đầy tiềm năng", ông Thưởng chia sẻ.Những năm đầu khởi nghiệp nhiều khó khăn, từ sự ngờ vực của thị trường đến áp lực cạnh tranh, GSC dần khẳng định mình nhờ kiên định với giá trị cốt lõi. Trải qua hành trình 10 năm đầu tiên, thành công lớn nhất mà thương hiệu Dược mỹ phẩm GSC gặt hái được đó chính là sự hài lòng, yêu mến của hàng triệu khách hàng, đặc biệt là sự tin tưởng của những đối tác là các chuyên gia, bác sĩ da liễu, spa, clinic trên toàn quốc. Là một trong số ít những thương hiệu Dược mỹ phẩm Việt có định hướng chiến lược và giá trị theo đuổi rõ rệt, GSC đã thiết lập mối quan hệ hợp tác bền vững với hơn hàng ngàn spa, clinic, bác sĩ da liễu và thẩm mỹ viện trên khắp cả nước. Trải qua hành trình 10 năm, thương hiệu không chỉ mang đến những giải pháp chăm sóc da bền vững cho phụ nữ Việt mà còn nỗ lực khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, hướng tới mục tiêu trở thành thương hiệu toàn cầu.Mang theo sứ mệnh bảo vệ làn da, GSC cam kết đồng hành cùng khách hàng trong việc xây dựng lối sống lành mạnh, tự nhiên và hạnh phúc. Năm 2020, GSC vinh hạnh nhận giải thưởng "Top 10 thương hiệu mạnh ASEAN", minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của GSC trong việc nâng tầm ngành dược mỹ phẩm Việt Nam.Trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm liên tục biến đổi, người tiêu dùng dễ bị cuốn theo các xu hướng nhất thời, khiến làn da thiếu đi một chu trình chăm sóc ổn định và bền vững. Triết lý GSC theo đuổi tin rằng vẻ đẹp bền vững đến từ sức khỏe của làn da. Vì lẽ đó, giải pháp chăm sóc da bền vững là chiến lược cốt lõi mà GSC theo đuổi để cạnh tranh trong bối cảnh thị trường khốc liệt.Theo đuổi chiến lược này, GSC đặt ra ba nhiệm vụ lớn: 1. Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm dựa trên triết lý sức khỏe làn da2. Liên tục nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chuyên môn da liễu cho nhân sự, đối tác và đặc biệt là nâng cao hiệu quả dịch vụ tại các spa, clinic thành viên.3. Xây dựng cộng đồng chăm sóc da bền vững, với trọng tâm là sự hiệu quả, tối giản, lành mạnh và hạnh phúc.Chúng tôi không chỉ sản xuất mỹ phẩm mà còn lan tỏa triết lý chăm sóc da từ gốc, vì vẻ đẹp bền vững không chỉ là làn da khỏe mạnh mà còn là hạnh phúc lâu dài của mỗi khách hàng", ông Thưởng khẳng định.Với cam kết giữ vững giá trị cốt lõi, GSC tự tin tiếp tục hành trình tiên phong trong lĩnh vực dược mỹ phẩm, góp phần nâng tầm ngành làm đẹp Việt Nam trên bản đồ quốc tế.
‘Lá chắn’ bảo vệ bệnh nhân trước tình trạng kháng kháng sinh nguy cấp
Trong bối cảnh dòng ô tô sedan nói chung đang mất dần sức hút với người tiêu dùng ô tô tại Việt Nam, doanh số dòng sedan hạng B - phân khúc ô tô từng một thời hút khách nhất thị trường cũng sụt giảm. Số liệu được Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor cho thấy, trong năm 2024, tổng doanh số bán ô tô sedan hạng B tại Việt Nam chỉ đạt 46.366 xe, giảm 4.662 xe, tương đương 9,1% so với năm 2023.Chính vì vậy, để giúp phân khúc này tìm lại sức hút đồng thời tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh thị trường ô tô Việt Nam ngày càng đa dạng, ngay sau dịp Tết nguyên đán 2025, nhiều mẫu mã sedan hạng B lập tức được các nhà sản xuất, phân phối áp dụng ưu đãi để giảm giá. Trong đó, đáng chú ý là các mẫu xe đến từ các thương hiệu ô tô Nhật Bản.Toyota Vios - mẫu xe bán chạy nhất phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam năm 2024 là một trong những cái tên đầu tiên khởi động lại cuộc đua giảm giá trong năm 2025. Theo đó, trong tháng 2.2025, Toyota Vios tiếp tục được Toyota Việt Nam (TMV) áp dụng hình thức khuyến mãi hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua các phiên bản Toyota Vios E, Vios G tương đương mức giảm giá 23 - 27 triệu đồng.Honda City cũng không chịu thua kém, mẫu xe Honda giá bán thấp nhất thị trường Việt Nam cũng được Honda Việt Nam (HVN) áp dụng chương trình hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ kèm 1 năm bảo hiểm thân võ. Hiện tại, mức giá khởi điểm của Honda City tại Việt Nam chỉ còn ở mức 499 triệu đồng. Với Hyundai Accent - mẫu xe vừa để mất ngôi vương phân khúc sedan hạng B vào tay Toyota Vios, dù không được phía TC Motor áp dụng chương trình ưu đãi, giảm giá trong tháng 2.2025 nhưng theo ghi nhận của PV Thanh Niên, hiện tại một số phiên bản Hyundai Accent đang được các đại lý phân phối giảm giá từ 22 - 28,5 triệu đồng, tương đương mức hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.THACO AUTO cũng áp dụng mức ưu đãi, giảm giá từ 21 - 22 triệu đồng cho khách hàng mua các phiên bản Kia Soluto Deluxe số sàn và số tự động. Qua đó, đưa mức giá thực tế mẫu xe này về mức 386 - 417 triệu đồng.Không chỉ giảm giá bán xe mới đời 2025 để cạnh tranh và tạo sức hút, một số mẫu sedan hạng B nhập khẩu như Mitsubishi Attrage cũng được nhà phân phối tăng ưu đãi với các phiên bản sản xuất từ năm 2024 để "xả" hàng tồn kho. Cụ thể, các phiên bản Mitsubishi Attrage CVT đang được phía Mitsubishi Việt Nam triển khai gói ưu đãi khá hấp dẫn, bao gồm: tặng phụ kiện, phiếu nhiên liệu trị giá 18 - 20 triệu đồng và hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Đây cũng là mẫu xe nhận được ưu đãi lớn nhất ở phân khúc này. Tuy nhiên, chương trình này chỉ được áp dụng với các phiên bản đời 2024.
Sáng 19.3, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác có buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024 tại Bình Phước.Theo UBND tỉnh Bình Phước, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được địa phương thực hiện đa dạng, phong phú; công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được thực hiện thông qua các câu lạc bộ, tổ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn, ấp và cấp xã; nạn nhân mua bán người sau khi được giải cứu trở về địa phương hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ tư vấn về sức khỏe, tâm lý, tìm kiếm việc làm...Đáng chú ý, trong lĩnh vực chính trị, Bình Phước có tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt cao nhất trong cả nước, với 14/49 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (28,5%); 5/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (33,3%), trong đó 3 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - PV).Ngoài ra, địa phương có 11/78 nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương); 97/450 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ sở ngành và 73/280 tương đương các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tỷ lệ nữ là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay là 2.692/13.034, đạt trên 20,6%...Tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bình Phước rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện đang trong quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới; tỉnh cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực.
Sướng như trâu, chuyện có thật
Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian, các đêm diễn xướng văn nghệ dân gian như: trò Kiều, dân ca ví, dặm... sôi nổi, náo nhiệt.