Hào hứng với giải bóng rổ trẻ Tầm vóc Việt Nam
Sau khi mô hình này cho hiệu quả cao, nhiều bản khác ở Lưu Kiền cũng trồng chuối rừng để lấy lá bán. Đến nay, toàn xã đã trồng được 34 ha, trong đó một số hộ trồng 2 - 3 ha chuối. Trải dọc bên các sườn núi là màu xanh bạt ngàn của chuối rừng. Lá chuối tươi hiện nay được các thương lái đến tận nơi để thu mua với giá 4.000 - 5.000 đồng/kg.Cô gái treo thưởng hơn 118 triệu đồng cho bất kỳ ai tìm được chồng cho mình
Ngày 9.1.2025, trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trao hợp đồng nhượng quyền (Concession Agreement) dự án điện gió Savan 1 cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 (đơn vị thành viên của T&T Group).Theo hợp đồng nhượng quyền, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đồng ý cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 thiết kế, xây dựng, sở hữu và vận hành dự án điện gió Savan 1 với thời hạn hợp đồng lên tới 25 năm để xuất khẩu điện về Việt Nam. Dự án được triển khai tại huyện Phin, tỉnh Savannakhet, Lào với tổng công suất lắp đặt lên tới 495 MW và tổng mức đầu tư khoảng 768 triệu USD. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án có công suất lắp đặt 300 MW, tổng vốn đầu tư hơn 490 triệu USD và đưa vào vận hành thương mại trong cuối năm 2025.Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 cho biết, việc ký kết hợp đồng nhượng quyền dự án điện gió Savan 1 với Chính phủ Lào là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu trong chiến lược đầu tư năng lượng "xuyên biên giới" của T&T Group. Không chỉ góp phần phát triển lĩnh vực đầy tiềm năng của quốc gia láng giềng, đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước thông qua việc sản xuất và xuất khẩu điện về Việt Nam, đây cũng là sự kiện quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào. "Nhà máy điện gió Savan 1 sẽ là dự án tiên phong và là nền tảng, cơ sở để Tập đoàn tiếp tục triển khai đầu tư nhiều dự án năng lượng khác tại Lào trong thời gian tới", bà Nguyễn Thị Thanh Bình nhấn mạnh.Việc đầu tư Nhà máy điện gió Savan 1 và liên kết với lưới truyền tải quốc gia có ý nghĩa quan trọng, góp phần tăng nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, từng bước hiện thực hóa cam kết hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào cũng như phù hợp với định hướng nhập khẩu điện tại Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15.5.2023.Đây cũng sẽ là dự án điện gió trên bờ có quy mô lớn nhất mà Tập đoàn T&T Group đầu tư cho đến nay, góp phần mở rộng danh mục đầu tư của Tập đoàn T&T Group để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2035, tổng công suất phát điện của các nhà máy điện năng lượng tái tạo và phát thải carbon thấp dự kiến đạt khoảng 12-15 GW, chiếm khoảng 10% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam.Cũng trong khuôn khổ sự kiện, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Chủ tịch Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 và ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cũng đã trao Thỏa thuận thu xếp vốn cho dự án, mở ra cơ hội hợp tác chiến lược của T&T Group và Ngân hàng MB trong lĩnh vực năng lượng. Theo thỏa thuận, Ngân hàng MB sẽ là ngân hàng đầu mối cam kết thu xếp thành công và phân bổ toàn bộ gói tài trợ để chủ đầu tư thực hiện triển khai giai đoạn 1 của dự án điện gió Savan 1.Hiện nay, ở trong nước, T&T Group đã đưa vào vận hành 10 dự án điện gió, điện mặt trời tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Gia Lai,… với tổng công suất lắp đặt và hòa lưới điện quốc gia đạt gần 1.000 MW. Ngoài ra, T&T Group cũng đang liên doanh cùng KOGAS, KOSPO, HANWHA (Hàn Quốc) triển khai dự án điện khí LNG Hải Lăng Giai đoạn 1 có công suất 1.500 MW, vốn đầu tư khoảng 2,5 tỉ USD. Không dừng lại ở đó, nhằm tiếp tục khẳng định uy tín của nhà đầu tư, phát triển năng lượng hàng đầu tại Việt Nam, Tập đoàn của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp uy tín trên thế giới để khai mở những lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, như: hợp tác cùng Tập đoàn SK (Hàn Quốc) để sản xuất hydrogen xanh, thu hồi khí thải carbon và đầu tư tổ hợp khí tại Quảng Trị; hợp tác cùng Tập đoàn Erex (Nhật Bản) để nghiên cứu đầu tư các dự án nhà máy điện sinh khối; hợp tác với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam; hợp tác với Cospowers và Goldwind (Trung Quốc) để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ, phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng…
Chàng phó giám đốc khiến Quyền Linh phấn khích khi hóa thân chú hề đi hẹn hò
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.
Cách này được xem là hiệu quả và ít rủi ro hơn nhiều so với tiêm trực tiếp oxit nitric vào máu. Vì khi đó, oxit nitric sẽ tác động đến toàn bộ các mạch máu trên cơ thể và dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như hạ huyết áp.
Ngắm máy bay tiêm kích hiện đại nhất trình diễn trên bầu trời Hà Nội
Thời gian gần đây với sự quan tâm đến sức khỏe và tiết kiệm tăng cao, mọi người đang dần có xu hướng nấu ăn tại nhà. Việc này vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng sự cân bằng dinh dưỡng. Và để việc nấu ăn an toàn hơn, bạn cần chú ý đến đế vài điều như hóa chất, bỏng dầu, cắt phải tay… Và trong bài viết này, hãy cùng Rejuvaskin Việt Nam khám phá 5 mẹo giúp bạn bảo vệ làn da ngay trong căn bếp.Ngăn trong căn bếp quen thuộc, bàn tay của chúng ta vẫn phải tiếp xúc với nhiều hóa chất từ nước rửa chén, cồn sát khuẩn… Những vật dụng vô cùng quen thuộc nhưng khiến làn da tay dễ khô và có thể gây kích ứng mức độ nhẹ. Và để sở hữu làn da tay mịn màng, bạn hoàn toàn có thể tận dụng các nguyên liệu quen thuộc chăm dưỡng.Ngoài ra bạn có thể sử dụng nha đam, sữa tươi không đường, sữa chua… với khả năng tương tự. Ngoài da tay bạn cũng có thể hợp tạo thành mặt nạ thiên nhiên cho da và tóc. Bỏng do nhiệt, bắn dầu, nước sôi đều là "tai nạn" quen thuộc khi nấu ăn. Đối với vết bỏng nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự sơ cứu tại nhà theo những bước sau:Một sản phẩm nhỏ gọn mà bạn có thể trang bị trong căn bếp để sơ cứu vết thương hở như vết bỏng, trầy xước hay cắt tay như Xịt lành thương giảm sẹo HemaCut Spray. Để có thể dùng trong chăm sóc vết thương hở, HemaCut Spray an toàn dùng cho vết thương hở. Với thành phần chính là Silicone y tế hóa lỏng có khả năng tạo màng bảo vệ trên vết thương, cản trở vi khuẩn và bụi bẩn bám lên vết thương. Ngoài ra lớp màng này giúp vết thương giữ độ ẩm, duy trì sự sống của tế bào và thúc đẩy tiến trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Một điểm đặc biệt khác của HemaCut Spray chính là công nghệ giảm đau với amin. Những phân tử amin này sẽ làm giảm mức stress oxy hóa tại vết thương từ đó giảm đau tại vết thương. Bởi chính công nghệ này, HemaCut Spray nhận bằng sáng chế của Viện Hàn lâm Khoa học Cộng Hoà Séc.Sau khi vết thương lành, làn da sẽ bắt đầu hình thành sẹo và tăng sắc tố thành vết thâm. Với những vết sẹo thâm, bạn có thể bổ sung mặt nạ ngừa thâm từ nghệ mật ong hoặc các sản phẩm trị thâm với công thức tích hợp khả năng dưỡng ẩm, chống oxy hóa và dưỡng sáng da.Sản phẩm nổi bật với 23 dưỡng chất từ thiên nhiên, kết hợp giữa các yếu tố dưỡng ẩm từ bơ thực vật, Hyaluronic Acid, Squalane. Ngoài ra, sản phẩm tập hơn 7 hoạt chất chống oxy hóa, ức chế melanin như Hành tây tím, Coenzyme-Q10, Vitamin A,E,C và chiết xuất thảo dược chống oxy hoá.Để sản phẩm đạt hiệu quả ngừa sẹo thâm, bạn nên thoa sản phẩm 3-4 lần/ ngày ngay sau khi vết thương đã lành giúp sẹo sáng màu, hạn chế tình trạng co kéo và mềm viền sẹo hiệu quả. Không chỉ giúp ngừa sẹo bỏng, Scar Esthetique có thể sử dụng trong việc trị sẹo côn trùng cắn, sẹo trầy xước do té ngã, sẹo thâm sau mụn, sẹo thủy đậu và sẹo rỗ. Đặc biệt với công thức chuẩn FDA-Hoa Kỳ, sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi. Thông tin chi tiết kem trị sẹo Scar Esthetique chính hãng xem ngay tại đây nhé: https://rejuvaskin.com.vn/san-pham/kem-ho-tro-dieu-tri-seo-scar-esthetique.htmlMặt nạ nha đam, mật ong, sữa tươi, sữa chua, khoai tây, cà chua, nghệ… đều là lựa chọn lý tưởng cho việc chăm sóc da nhẹ nhàng tại nhà. Có rất nhiều công thức tạo nên mặt nạ tuyệt vời như bột nghệ với sữa tươi không đường giúp dưỡng sáng da, giảm thâm. Nha đam và nước cốt chanh hỗ trợ giảm mụn, nhưng nước cốt chanh có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng nên bạn cần chú ý chống nắng.Các chất tẩy rửa mạnh chứa chất tạo bọt sulfate (Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Laureth Sulfate), benzen (alkylbenzene sulfonates), hương hóa học, tạo màu hóa học… tiếp xúc với làn da có thể khiến da khô, dùng trong thời dài có thể gây ra viêm da tiếp xúc. Chính vì thế, hãy ưu tiên lựa chọn sản phẩm tẩy rửa lành tính, an toàn với làn da và đeo bao tay khi sử dụng những sản phẩm tẩy rửa. Chăm sóc da tay mềm mại cùng với những điều vô cùng quen thuộc trong căn bếp nhỏ.