Biên giới Tây Nam, 24/7 - Kỳ 4: Nóng bỏng Long An
Sáng 25.2, tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Trà Vinh, đơn vị đang tạm giữ hình sự Dương Quốc Trung (21 tuổi, ở P.7, TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) để điều tra về hành vi giết người. Trung là nghi phạm dùng xăng đốt mẹ ruột.Theo thông tin ban đầu, chiều 24.2, bà N.T.P.L (45 tuổi, ở P.7, hiện tạm trú P.5, P.Trà Vinh - mẹ ruột Trung) đi bán vé số về nhà trọ thì bị Trung cầm chai xăng (loại chai nhựa 1,5 lít) đổ lên người rồi dùng bật lửa đốt cháy. Ngoài ra, Trung còn dùng gạch, côn nhị khúc đánh vào vùng đầu bà L. gây thương tích nặng.Phát hiện vụ việc, nhiều người dân gần hiện trường dùng bình chữa cháy dập lửa để cứu nạn nhân và khống chế, bắt giữ Trung giao công an xử lý. Bà L. bị bỏng nặng, được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị. Theo thông tin điều tra ban đầu, Trung đi làm thuê ngoài tỉnh, vừa trở về gia đình từ tháng 1 cho đến nay. Thời gian gần đây, Trung có biểu hiện bệnh trầm cảm nặng, thường ngày hay gây sự với bà L. Vụ con trai dùng xăng đốt mẹ ruột đang được Công an tỉnh Trà Vinh tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.Ngày mới với tin tức sức khỏe: Viagra có tác dụng gì với phụ nữ?
Thời gian qua, Tổng cục Thuế luôn quan tâm chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ trong công tác quản lý hóa đơn. Tuy nhiên, việc mua bán hóa đơn còn diễn ra phức tạp, cơ quan chức năng đã phát hiện xử lý một số vụ vi phạm về mua bán hóa đơn khống, hóa đơn không hợp pháp để thu lợi bất chính, trốn thuế, chiếm đoạt số tiền thuế của nhà nước.Những nguyên nhân được cơ quan thuế nhận diện và đưa vào diện theo dõi, giám sát đặc biệt, đó là do người nộp thuế (NNT) cố ý vi phạm, thực hiện hành vi thành lập doanh nghiệp (DN) với mục đích chính là mua, bán hóa đơn không hợp pháp để thu lợi bất chính; nguyên nhân từ công tác quản lý DN, quản lý hóa đơn của một bộ phận công chức thuế. Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế thực hiện một số chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc tăng cường các biện pháp rà soát, kiểm tra hóa đơn nhằm ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hóa đơn; chấn chỉnh công tác quản lý thuế, kỷ cương, đạo đức, công vụ công chức thuế, tăng cường rà soát kiểm tra phát hiện NNT có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn, chống gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng.Các đơn vị đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát, đối chiếu hóa đơn. Trường hợp phát hiện NNT sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thì nghiêm túc xử lý theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế; nếu đến mức xử lý hình sự thì lập hồ sơ, chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.Tông cục Thuế lưu ý hồ sơ, tài liệu chuyển cơ quan chức năng phải được thu thập đầy đủ, xác định rõ hành vi vi phạm, hậu quả, thiệt hại... để chuyển đến cơ quan chức năng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 85/2016 và Quyết định số 489 ngày 07.4.2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quy chế chuyển tin báo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra. Thường xuyên phối hợp với cơ điều tra để cung cấp thêm thông tin (nếu có yêu cầu bổ sung) và theo dõi kết quả điều tra. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ phân tích rủi ro, đánh giá, phân loại hồ sơ khai thuế liên quan đến hóa đơn để phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra về thuế, về hóa đơn, về hoàn thuế. Thực hiện phối hợp tốt giữa các cơ quan thuế trong việc xác minh hóa đơn đảm bảo chính xác, hiệu quả, kịp thời.Ngoài ra, các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công chức trong thực thi công vụ. Đặc biệt, thường xuyên đôn đốc, giám sát công chức quản lý trực tiếp NNT thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về quản lý NNT, đánh giá, xác định NNT có dấu hiệu rủi ro trong quản lý hóa đơn. Trong công tác kiểm tra nội bộ, đề nghị xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ về nội dung quản lý thuế về hóa đơn theo đúng định hướng của Tổng cục Thuế tại Công văn số 5499 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, công tác phòng chống tham nhũng và quản lý tài chính, tài sản công năm 2025.Trước đó, Tổng cục Thuế đã có Tổng cục Thuế đã có "Thư ngỏ" gửi NNT và đề nghị NNT kiên quyết nói không với mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức để chung tay xây dựng môi trường kinh doanh đúng pháp luật.
9 món ăn 'đế vương' siêu đắt, giá cao nhất gần tỉ đồng
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27 tháng 1 năm 2025, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đánh chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 8.1 tiếp tục đưa ra cảnh báo về tình trạng gần đây xuất hiện hàng loạt các đối tượng xấu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo người dân. Những đối tượng này thường sử dụng phương thức gọi điện hoặc nhắn tin qua Zalo, SMS để yêu cầu người dân thanh toán tiền điện ngay lập tức, đồng thời đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán.Với hình thức lừa đảo này, đối tượng lừa đảo thường giả danh là nhân viên điện lực gọi điện đến khách hàng, thông báo rằng có vấn đề về hóa đơn tiền điện như: quá hạn, số tiền nợ lớn, hoặc lỗi kỹ thuật trong hệ thống. Các đối tượng lừa đảo có thể giả mạo số điện thoại của nhân viên công ty điện lực, sử dụng công nghệ làm giả số điện thoại (caller ID spoofing) để số điện thoại của chúng hiện lên như là số điện thoại chính thức của công ty điện lực. Điều này làm tăng độ tin cậy của cuộc gọi và khiến nạn nhân dễ dàng tin tưởng. Tiếp đó, chúng yêu cầu thanh toán ngay lập tức qua các kênh không chính thức như Zalo hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Để gây thêm áp lực, chúng có thể đe dọa sẽ cắt điện ngay nếu không thanh toán nhanh chóng, khiến người dân hoang mang và dễ dàng thực hiện theo yêu cầu.Bên cạnh chiêu trò gọi điện trực tiếp, đối tượng lừa đảo còn gửi tin nhắn qua SMS hoặc Zalo với nội dung giả mạo từ phía công ty điện lực, yêu cầu người dân thanh toán tiền điện, đồng thời cung cấp các thông tin như số tài khoản ngân hàng hoặc đường link giả để người dân truy cập vào và thực hiện thanh toán. Tin nhắn hoặc cuộc gọi thường có nội dung như: "Thông báo tiền điện của bạn tháng này chưa thanh toán. Vui lòng thanh toán qua tài khoản ngân hàng dưới đây để tránh bị cắt điện." hoặc "Hệ thống ghi nhận hóa đơn điện của bạn chưa thanh toán. Để tránh cắt điện, vui lòng thanh toán ngay."Sau khi gửi tin nhắn hoặc gọi điện, kẻ lừa đảo có thể gửi đường dẫn đến website thanh toán giả mạo hoặc ứng dụng giả mạo của công ty điện lực) để khách hàng truy cập vào. Khi người dân nhập thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, hoặc các thông tin cá nhân vào, kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt được tiền và thông tin của họ. Để làm tăng độ tin cậy, đối tượng lừa đảo còn điều tra tên, địa chỉ, hóa đơn điện,... của khách hàng được đánh cắp từ các nguồn khác. Tinh vi hơn, chúng còn gửi mã QR thanh toán được thiết kế tinh vi với logo của Tổng Công ty điện lực EVN, khiến nạn nhân không chút nghi ngờ, thực hiện quét mã với số tiền được đối tượng nhập sẵn. Trước tình trạng trên, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) và Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) cũng đã khẳng định không thu tiền qua Zalo và tin nhắn SMS, cảnh báo người dân không thanh toán tiền điện qua các kênh này. Đồng thời nhấn mạnh, khi giao tiếp với khách hàng, nhân viên điện lực đều tuân thủ nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, tuyệt đối không có thái độ khiếm nhã, không được phép sử dụng lời nói bất lịch sự khi giao tiếp với khách hàng.Do vậy, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các cuộc gọi, tin nhắn đến từ đối tượng không rõ danh tính. Nếu nhận được yêu cầu thanh toán, hãy kiểm tra lại thông tin qua các kênh chính thức của công ty điện lực như website, tổng đài hỗ trợ khách hàng. Tuyệt đối không tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc từ những website do đối tượng lạ gửi đến. Đảm bảo thanh toán qua các phương thức mà công ty điện lực công nhận như qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, hoặc thanh toán trực tiếp tại các điểm thu tiền chính thức...
Phú Quốc cần hướng tới thu hút khách du lịch trung lưu, chi tiêu nhiều
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.