Đấu Thái Lan ở chung kết AFF Cup, Tiến Linh và Xuân Son sẽ cùng xuất trận?
Theo chia sẻ của Nguyễn Trọng Nhân với PV Thanh Niên về con đường đến với thể hình, anh tập gym từ năm 17 tuổi để cải thiện ngoại hình. Đến năm nhất đại học, anh vừa đi học, vừa đi làm ở Công ty CP dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (SASCO) - lúc đó là nhân viên nhỏ nhất cửa hàng, và anh vẫn cố gắng duy trì việc tập luyện.Bí ẩn thủ lĩnh của Taliban
Theo dự thảo mới nhất (dự thảo 12) Nghị quyết về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam, chính sách về đất đai trong trung tâm tài chính được đề xuất quy định như sau: đối với các ngành, nghề, lĩnh vực thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của trung tâm tài chính quy định tại quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn sử dụng đất không quá 70 năm; đối với các ngành, nghề khác không quá 50 năm.Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định.Đáng chú ý, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong trung tâm tài chính tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án đầu tư mà không phụ thuộc vào hình thức trả tiền thuê đất cho Nhà nước.Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng nước ngoài để vay vốn đầu tư; khi xảy ra tranh chấp thực hiện theo pháp luật của Việt Nam.Khi xử lý tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng được phép nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật Việt Nam.Bộ KH-ĐT còn đề xuất, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc, hoạt động đầu tư kinh doanh tại trung tâm tài chính được phép nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng, mua bán nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong trung tâm tài chính.Việc sở hữu có thể thực hiện thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản. Quyền, nghĩa vụ về đất đai của nhà đầu tư và người sở hữu được xác định tương ứng với hình thức giao đất, cho thuê đất của dự án đầu tư xây dựng bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai.Góp ý với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam, Bộ Công thương đề nghị đánh giá tác động đối với chính sách cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam được nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng, mua bán nhà ở tại các dự án trong trung tâm tài chính."Như vậy, người nước ngoài không ở Việt Nam cũng có thể mua, đầu cơ, đẩy giá lên cao, dẫn đến việc thuê mua nhà ở của những người làm việc tại trung tâm tài chính không thuận lợi, làm giảm tính cạnh tranh về chi phí, thu hút người lao động", Bộ Công thương bày tỏ quan ngại.Ngoài ra, bộ này còn đề nghị làm rõ chính sách về thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp thành viên trung tâm tài chính.Theo Bộ Xây dựng, đề cương dự thảo nghị quyết có quy định các chính sách về đất đai trong trung tâm tài chính về thời hạn sử dụng đất, quyền thế chấp quyền sử dụng đất, người nước ngoài được phép mua bán nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở…Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội cần làm rõ các chức năng của trung tâm tài chính, phân rõ sự tương đồng và khác biệt giữa trung tâm tài chính quốc tế và trung tâm tài chính khu vực để làm cơ sở đánh giá việc thi hành các pháp luật có liên quan về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản và đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy việc xây dựng các trung tâm tài chính của Việt Nam, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Hồi đáp góp ý này, Bộ KH-ĐT kiến nghị không phân định sự khác biệt giữa trung tâm tài chính khu vực và trung tâm tài chính quốc tế để đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa các trung tâm tài chính.Ngày 18.2, Bộ KH-ĐT gửi Bộ Tư pháp hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam, đề nghị Bộ Tư pháp sớm có ý kiến thẩm định.Bộ KH-ĐT trình Chính phủ dự kiến tiến độ của dự án như sau: Chính phủ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào kỳ họp tháng 2. Chính phủ trình Quốc hội thông qua nghị quyết tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào tháng 5.
Đột Kích khởi đầu mùa giải eSports 2023 bằng Clan War
Điểm đáng chú ý trong tài liệu năm nay là GELEX Electric trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với mức chia cổ tức bằng tiền là 30% (trong đó Công ty đã tạm ứng 10%). Đồng thời, GELEX Electric cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 20%.Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 61 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 (tương ứng tỷ lệ phát hành 20%). Đợt phát hành dự kiến vào quý 2-3 năm 2025.Bên cạnh đó, năm 2025, Công ty cũng trình Đại hội mức cổ tức kế hoạch bằng tiền là 30%.Năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng của nền kinh tế và chiến lược hành động giai đoạn 2025 - 2030, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 22.282 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5% và - 21,6%.Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay thấp hơn năm ngoái do 2025 dự kiến không còn phát sinh khoản lãi lớn từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con như năm 2024. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc GELEX Electric vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng tốt và dành nguồn lực để nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao.Để đạt được mục tiêu của năm 2025, HĐQT GELEX Electric đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty và nhóm các CTTV hướng tới phát triển hiệu quả và bền vững, là "bản lề" cho giai đoạn 2025 - 2030.Cụ thể, HĐQT GELEX Electric định hướng các đơn vị tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các thương hiệu uy tín đã có. Cùng với đó, bên cạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ kết hợp với tăng cường nghiên cứu & phát triển, kinh doanh các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, giữ vững thị phần các thị trường quen thuộc và tìm kiếm và phát triển các vùng thị trường mới.Đặc biệt, doanh nghiệp này còn khuyến khích các đơn vị dành ngân sách đến tối đa 2% doanh thu cho hoạt động R&D, đồng thời thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống.Bên cạnh đó, đơn vị thành viên sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh điện trong các khu công nghiệp.Năm 2025, GELEX Electric tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính gồm: Đầu tư và phát triển; Xúc tiến kinh doanh; Quản trị và tái cấu trúc CTTV; Nâng cao năng lực quản trị và Quy hoạch và luân chuyển nhân sự.Ngoài ra, do nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT và các thành viên Ban kiểm soát đương nhiệm sẽ kết thúc vào năm 2025 nên đại hội sắp tới cũng sẽ tiến hành bầu 05 thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập HĐQT) và 03 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030 trên cơ sở danh sách ứng viên được ứng cử, đề cử hợp lệ theo quy định.Cũng theo tài liệu đại hội, năm 2024, với những định hướng đúng đắn, nguồn lực tích lũy tốt, cùng các chiến lược và mục tiêu rõ ràng, GELEX Electric đã hoàn thành vượt mức mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ĐHĐCĐ đã đặt ra.Doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 21.130 tỉ đồng tăng trưởng 27,2% so với mức thực hiện năm 2023 và đạt 115% so với kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 2.152,9 tỉ đồng, tăng 112,6%, đạt 185,9% kế hoạch.Như đã công bố trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của GELEX Electric sẽ họp bằng hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử vào ngày 25.3.2025.
Ngày 28.2, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc chủ trì hội nghị.Về sắp xếp bộ máy hệ thống MTTQ Việt Nam TP.HCM, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tập trung, khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Đồng thời, chỉ đạo triển khai công tác sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống MTTQ Việt Nam TP.HCM đảm bảo chặt chẽ, đúng chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy. Quá trình triển khai thực hiện luôn bám sát các nguyên tắc, quy định, hướng dẫn liên quan và yêu cầu thực tiễn.Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thống nhất giảm 1 đầu mối bên trong Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, từ 6 còn 5 ban. Thành lập Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo - Đối ngoại và Ban Phong trào, chuyển công tác đối ngoại về Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, chuyển công tác người Việt Nam ở nước ngoài về Ban Dân tộc - Tôn giáo.Sau sắp xếp, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM có 5 đầu mối gồm: Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, Ban Tổ chức, Ban Dân chủ - Pháp luật, Ban Dân tộc - Tôn giáo, Văn phòng.Về nhân sự Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, bổ nhiệm bà Dương Thị Huyền Trâm, Trưởng ban Phong trào giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo - Vận động xã hội; bổ nhiệm ông Nguyễn Thái Bình, Phó trưởng ban Phong trào và bà Cao Thị Thu Duyên, Phó trưởng ban Tuyên giáo - Đối ngoại giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo - Vận động xã hội.Sau sắp xếp, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm có: - Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách chung.- Ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách ban Tổ chức; phụ trách chung Văn phòng, trong đó trực tiếp phụ trách công tác tài chính, tài sản công và đối ngoại.- Ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Dân chủ - Pháp luật; phụ trách công tác tổng hợp, quản trị, văn thư - lưu trữ của Văn phòng; phụ trách cụm thi đua số 4.- Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, phụ trách cụm thi đua số 1.- Ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Dân tộc - Tôn giáo, phụ trách cụm thi đua số 2 và 3.- Ủy viên Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 6 người: Lê Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Thị Lê Hương, Dương Thị Huyền Trâm, Nguyễn Quốc Việt, Thạch Nghi Xuân, Hoàng Mai Quỳnh Hoa.Theo Quyết định số 2501 Thành ủy TP.HCM, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM kết thúc hoạt động từ ngày 28.2.2025. Đảng ủy các Cơ quan Đảng TP.HCM đã có Quyết định số 09 thành lập Đảng ủy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 38 đảng viên; Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 3 đảng viên.Trong đó, ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Bí thư Đảng ủy; ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Phó bí thư Đảng uỷ; bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, Chủ tịch Công đoàn giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy. Chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 3 người: ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Chủ nhiệm; hai ủy viên gồm ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng ban Tổ chức và ông Trần Hữu Nghĩa, Phó trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Trưởng ban Thanh tra nhân dân. Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện chủ trương sắp xếp tinh gọn hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp của thành phố theo chủ trương, định hướng của Trung ương, Thành ủy TP.HCM.
Vì sao Vương phi Kate Middleton công bố mắc ung thư?
Đặc biệt, mở mới thẻ tín dụng quốc tế SHB Mastercard World, khách hàng sẽ được tặng đặc quyền 1 lượt chơi full Golf (bao gồm green fee, caddy fee, buggy fee) tại hệ thống sân golf cao cấp khắp ba miền như BRG Kings Island Golf Club, Nova World Phan Thiet Golf Resort... Khách hàng cũng có thể đổi đặc quyền chơi golf sang bữa tối thịnh soạn dành cho hai người tại hệ thống nhà hàng sang trọng trên toàn quốc như John Anthony @JW Marriott Hanoi Hotel, Parkview Cafe Restaurant - New World Saigon Hotel, HOME Hội An... Chủ thẻ có thể nhận tối đa lên tới 36 lượt ưu đãi/năm tùy theo doanh số chi tiêu.