Đi tiếp sức mùa thi 2022: Mong tìm được… người yêu
Một sứ mệnh được trông đợi sẽ đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng. Nhưng tên lửa khổng lồ mới của NASA đã bị trì hoãn và chi phí ngày càng tăng.Giờ đây, Tổ hợp Phóng Không gian, hay SLS, có thể là mục tiêu của tỉ phú Elon Musk khi ông thay mặt cho Tổng thống Donald Trump tìm cách tiết kiệm chi phí cho chính phủ Mỹ.Ông Musk thường xuyên chỉ trích SLS là lỗi thời. Ông nói cứ nghĩ về tên lửa này là ông “buồn”.SLS chậm tiến độ nhiều năm và đội ngân sách. Hiện tại, ước tính mỗi lần phóng có thể tốn tới 4 tỉ USD, mà tên lửa lại không thể tái sử dụng. Trong khi đó, các đối thủ - bao gồm dự án “Starship” do công ty SpaceX của tỉ phú Musk phát triển - chẳng những rẻ hơn mà còn tái sử dụng được.SLS cuối cùng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2022, đưa một tàu vũ trụ không người lái của NASA bay quanh mặt trăng.NASA cho biết SLS đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng trong vòng vài năm tới.Những người ủng hộ như cựu phi hành gia Bob Cabana cho biết đây là tên lửa duy nhất hiện có đủ lớn để thực hiện nhiệm vụ.Nếu tỉ phú Musk muốn hủy bỏ SLS, thì đây có thể là bài kiểm tra mức độ quyền lực hiện tại của ông.Chương trình tên lửa SLS đang tạo ra khoảng 28.000 việc làm tại Mỹ, tập trung ở các thành trì của đảng Cộng hòa là Alabama và Texas. SLS là sản phẩm của các công ty lớn Boeing và Northrop Grumman. Chính vì vậy, SLS có “đồng minh” trong quốc hội Mỹ.Việc hủy bỏ cũng sẽ ảnh hưởng cuộc đua lên mặt trăng của NASA, khi Trung Quốc đã đặt mục tiêu bay lên mặt trăng vào năm 2030.Ông Musk cũng có thể phải đối mặt với những cáo buộc về xung đột lợi ích, nếu việc hủy bỏ SLS lại có lợi cho các công ty của chính vị tỉ phú này.Và điều đó có nghĩa là quyết định cuối cùng nằm ở chính Tổng thống Trump. Những người ủng hộ SLS cho rằng chủ nhân Nhà Trắng sẽ không hủy bỏ tên lửa nếu ông vấn muốn là vị tổng thống chứng kiến người Mỹ hạ cánh trên mặt trăng lần tới.Giá vàng hôm nay 20.4.2024: Đến lượt vàng nhẫn bất động trước đợt đấu thầu vàng miếng
46,7% phụ nữ béo phì cho biết ham muốn tăng lên sau khi giảm cân, đặc biệt ở phụ nữ béo phì độ II con số này lên tới 63,2%, theo chuyên trang sức khỏe Humanandrology.
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 6: Lần mò xuống Trường Sa
Không chỉ là một cuộc đua về thể thao, ban tổ chức giải đấu đã cất công lựa chọn địa điểm cho từng nội dung để các VĐV có thể vừa thi đấu, vừa tận hưởng được vẻ đẹp của thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Quốc. Hành trình đua sẽ bắt đầu từ chặng thi bơi trong dòng nước xanh ngắt, trong veo ở Bãi Trường. Ở khu vực biển này không có dòng chảy ngầm nên sẽ rất thuận lợi cho các VĐV mới. Ở phần thi đạp xe, người tham gia sẽ băng qua những cung đường thẳng, thoáng và có cảnh quan đẹp. Trong chặng đua kết thúc, các VĐV sẽ xuất phát chạy từ quảng trường Con Sò và được trải nghiệm cung đường chạy dọc bờ biển.
Trên mạng xã hội Instagram, bà Veronica "Kitty" Duterte, con của cựu Tổng thống Philippines Duterte, đã chia sẻ một bức ảnh chụp cha cô đang ngồi trong phòng giam thuộc căn cứ không quân Villamor với dòng trạng thái: "Giam giữ bất hợp pháp. Không có lệnh bắt giữ".Theo bà Veronica, ông Duterte đã yêu cầu các quan chức đưa bằng chứng cho việc bắt giữ mình. "Luật pháp là gì và tôi đã phạm tội gì?", ông Duterte hỏi trong một đoạn video được ghi lại trong phòng giam tại căn cứ không quân Villamor."Hãy cho tôi thấy cơ sở pháp lý để bắt giữ tôi ở đây. Rõ ràng là tôi được đưa đến đây không phải do tôi tự nguyện, mà là do người khác. Vì vậy, bây giờ, các ông phải lý giải về việc tước đoạt quyền tự do của tôi", ông nói thêm.Trong bài viết trên Instagram, bà Veronica cũng đăng một bức ảnh cho thấy vị cựu tổng thống đang được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe. Văn phòng Tổng thống Philippines ra tuyên bố xác nhận ông Duterte đang bị giam giữ và có sức khỏe tốt.Cựu Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines Salvador Medialdea cho biết ông Duterte thậm chí còn không biết về những cáo buộc chống lại mình. Theo kênh truyền hình GMA, cựu Tổng thống Duterte bị bắt ít ngày sau khi bị Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt với cáo buộc ông phạm tội ác chống lại loài người trong cuộc chiến chống ma túy do ông khởi xướng, được cho là khiến hàng chục ngàn người bị giết mà không qua xét xử.Chính phủ Philippines cho biết ông Duterte bị bắt ngay tại sân bay Manila sau khi trở về từ chuyến đi Hong Kong. Theo hồ sơ của cảnh sát, chiến dịch chống ma túy tại Philippines đã khiến 6.000 người chết. Tuy nhiên, theo thống kê của các tổ chức nhân quyền, số người chết thực tế có thể lên tới 30.000 người. Philippines không còn là thành viên của ICC, sau khi rút khỏi Quy chế Rome, hiệp ước thành lập ICC, vào năm 2019. Tuy nhiên ICC vẫn khẳng định tòa có thẩm quyền đối với các tội danh bị cáo buộc khi quốc gia này còn là thành viên.Liên quan căn cứ Villamor, Không quân Philippines (PAF) ngày 11.3 cho biết không có gì bất thường khi cơ sở này được sử dụng làm điểm đến hoặc điểm khởi hành cho những nhân vật quan trọng. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi cựu Tổng thống Duterte bị bắt giữ và được đưa đến Villamor. Phát ngôn viên của PAF Ma. Consuelo Castillo cho hay: "Vì lý do an ninh, chúng tôi sẽ để cơ quan chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm về hoạt động này xác nhận và cung cấp thông tin chi tiết cụ thể".
'Sờ' tận tay BMW i4, sedan thuần điện giá 3,759 tỉ đồng tại Việt Nam
Trang USNI News ngày 1.2 đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đang hướng đến Biển Đông với nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, sau khi kết thúc chuyến thăm Thái Lan hôm 31.12.Trước đó, tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng tại Laem Chabang (tỉnh Chonburi, Thái Lan) vào ngày 27.1 sau 3 tuần hoạt động ở Biển Đông. Trong nhóm này còn có tàu tuần dương USS Princeton và 2 tàu khu trục USS Sterett và USS William P. Lawrence.Tại Thái Lan, đã xảy ra va chạm giữa tàu USS William P. Lawrence với tàu USS Princeton, gây thiệt hại cho phần thượng tầng của 2 tàu nhưng không có người bị thương. Thiệt hại này không gây trở ngại cho việc 2 tàu rời cảng, khi dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy 2 chiếc cùng cả nhóm rời đi tại vịnh Thái Lan. Trước khi cập cảng Laem Chabang, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đón tiếp Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai hôm 26.1. "Những chuyến thăm cảng như thế này là minh chứng cho tầm quan trọng sống còn của liên minh và đối tác Mỹ - Thái Lan, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng ta có lịch sử chung, lợi ích chung và các giá trị chung sẽ tiếp tục đoàn kết chúng ta vì lợi ích của 2 quốc gia", theo chuẩn đô đốc Michael Wosje, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 của Mỹ. Giờ đây, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson hướng đến Biển Đông với nhóm tàu của Pháp, gồm tàu sân bay Charles De Gaulle, tàu khu trục Forbin, 2 tàu hộ tống Provence và Alsace, cùng tàu tiếp liệu Jacques Chevallier và một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đang trong đợt điều động mang tên Clemenceau 25 tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hôm 28.1, tàu sân bay Charles De Gaulle cập cảng Lombok trong lần đầu tiên ghé Indonesia, theo thông cáo Hải quân Indonesia. Trong khi đó, các tàu còn lại trong nhóm ghé thăm cảng Benoa ở Bali. Ngoài ra, tàu khu trục HMAS Hobart của Hải quân Hoàng gia Úc đến Benoa hôm 26.1 và rời đi 2 ngày sau đó để hướng đến vịnh Subic ở Philippines. Các tàu Forbin và Provence sẽ đến Manila (Philippine), trong khi tàu Alsace sẽ đến Okinawa (Nhật Bản), theo thông cáo của Hải quân Indonesia. Thông cáo không đề cập thời điểm tàu sân bay Charles De Gaulle rời đi, nhưng có thể tàu này sẽ rời đi vào ngày 3.2. Tàu sân bay Pháp cũng sẽ hướng đến Manila và nhóm tàu này sẽ tham gia cuộc tập trận Pacific Stellar ở Biển Philippines với các nước Úc, Canada và Nhật Bản.