Mang thai hộ - Phép màu tìm con: 'Chiếc đũa thần' ở khoa hiếm muộn
Ngay từ 6 giờ sáng, tiếng nhạc rộn ràng tại Sân 4A Nhà Văn hóa Thanh niên (Số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM) đã đánh dấu sự khởi hành chuyến xe Tết sum vầy 2025. Năm nay ban tổ chức đã bố trí hơn 40 xe để đưa toàn bộ số sinh viên và người lao động khó khăn về quê.Em Trần Thị Ngọc Thúy, sinh viên năm cuối Trường đại học Sài Gòn (quê Nghệ An) không giấu được xúc động khi nhận được vé xe về quê từ chương trình. "Bản thân em từng nhiều lần lo lắng về chi phí tàu xe, trăn trở không biết làm cách nào để về quê đón Tết như lời đã hứa với mẹ. Tấm vé xe từ chương trình cho em cảm nhận rõ như sự ấm áp, tử tế trong cuộc sống. Em tin chắc rằng bữa cơm Tết năm nay của mình sẽ thật ấm áp và chan chứa tình yêu thương", Thúy chia sẻ. Có mặt tại Nhà Văn hóa Thanh Niên từ 4 giờ sáng, cô Thủy (bán bánh tráng ở cầu Ông Lãnh) xúc động nói: "Mấy đứa cháu ngoại ngoài quê nhắn cô là tụi nó không ngủ hôm qua để đợi ngoại về. Vui dữ lắm. Mấy năm trước hội bán bánh tráng của cô có người về, người phải ở lại, tại vé xe đắt. Năm nay ai cũng về nên ngoài quê đông vui dữ lắm. Bình thường cô toàn ngủ tới 4 giờ mà nay 2 giờ là tự tỉnh rồi, nôn nao vui quá không ngủ được".Chuyến xe năm nay không chỉ ghi nhận sự hỗ trợ về mặt vật chất của đơn vị đồng hành mà có sự góp sức của đông đảo thế hệ cựu sinh viên, những người đã từng có mặt trên chuyến xe Tết sum vầy những năm trước. Không chỉ đóng góp một phần thu nhập của mình, các cựu sinh viên còn chủ động tham gia với vai trò tình nguyện viên cho chương trình.Bạn Phan Thị Nhất (cựu sinh viên Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, quê Bình Định) chia sẻ: "Em đi chuyến xe Tết sum vầy từ năm 2015 đến 2019. Em mới từ Thái Lan về sau 4 năm làm việc ở nước ngoài và muốn rằng hiện tại chưa có tiền thì mình góp sức. Hy vọng ngày càng nhân rộng chương trình để các bạn sinh viên nghèo về quê đón Tết".Tham dự lễ tiễn có đồng chí Nguyễn Hải Nam (Ủy viên Ban chấp hành, Phó Chánh văn phòng Trung ương Đoàn TNCS HCM), đồng chí Trần Thị Diệu Thúy (Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai (Thành ủy viên, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Thành ủy), đồng chí Trần Thu Hà (Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM), nhà báo Lâm Hiếu Dũng (Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên), ông Shimada Shigeru (Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty CP Acecook Vietnam)…Sau phần phát biểu của đại diện Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM và trao 30 vé tượng trưng, toàn bộ sinh viên và người lao động đã di chuyển ra xe theo sự sắp xếp của lực lượng tình nguyện viên. Mỗi người có mặt trên chuyến xe Tết sum vầy cũng được các cấp lãnh đạo và đại diện đơn vị tài trợ Acecook Việt Nam trao tận tay các phần quà Tết để hành trang về nhà thêm đủ đầy, trọn vẹn.Tiếp nối thành công của những năm trước, chuyến xe Tết sum vầy 2025 trở lại trong bối cảnh nền kinh tế gặp không ít khó khăn do suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của cơn bão Yagi. Hơn bao giờ hết, những tấm vé về quê đón Tết trở nên cần thiết với các hoàn cảnh khó khăn.Chia sẻ tại lễ tiễn, ông Shimada Shigeru (Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty CP Acecook Vietnam) nhấn mạnh: "Đây là năm thứ 5 Acecook Việt Nam có vinh dự được đồng hành cùng chương trình chuyến xe Tết sum vầy. Acecook Việt Nam rất vui được đóng góp một chút sức lực của mình giúp các bạn sinh viên và người lao động có thể về quê đón Tết, sum vầy cùng gia đình. Năm nay là năm đánh dấu 30 năm ngày bán hàng đầu tiên của công ty chúng tôi tại Việt Nam. Hiện nay, phát triển bền vững và mục tiêu phát triển bền vững là một trong những chủ đề nóng trên toàn thế giới. Việc đồng hành cùng các hoạt động cộng đồng, giống như chương trình Tết sum vầy hôm nay là một trong những mục tiêu cho hành động phát triển bền vững của công ty chúng tôi".Để đáp ứng nhu cầu của sinh viên và người lao động, Báo Thanh Niên đã phối hợp cùng SAC tổ chức chương trình Tết sum vầy 2025, với sự đồng hành của Công ty CP Acecook Việt Nam. Chương trình đã trao tặng 2000 vé xe về quê đón Tết cho sinh viên và người lao động khó khăn tại TP.HCM. Chương trình được chia thành 3 giai đoạn chính là: đăng ký và duyệt hồ sơ (từ đầu tháng 12.2024 đến 23.12.2024), phát vé (từ 23.12 đến 5.1.2025), triển khai lễ tiễn (5.1 - 20.1.2025).Bắt đầu từ TP.HCM, năm nay chuyến xe Tết sum vầy - Xuân hạnh phúc 2025 sẽ lăn bánh về các tỉnh: Ninh Thuận, Phú Yên, Quy Nhơn (Bình Định), Đắk Lắk-Gia Lai-Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.Chương trình Chuyến xe Tết sum vầy 2025 đã chính thức khép lại, đưa niềm hạnh phúc đoàn viên về khắp mọi miền đất nước. Tin rằng đây sẽ là khởi đầu tốt đẹp với tất cả những ai có mặt trong chuyến xe này trước thềm năm mới Ất Tỵ.Yamaha Fazzio có bản giới hạn sản xuất 2.500 chiếc, giá khoảng 41 triệu đồng
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.
Bạo lực học đường: Tư vấn tâm lý học đường chính là 'bình chữa cháy' tuyệt vời
Theo nghị quyết vừa được các đại biểu thông qua vào sáng 20.2, HĐND tỉnh Bình Thuận đã biểu quyết thành lập mới 6 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm: Sở Dân tộc và Tôn giáo (trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng quản lý, tham mưu tôn giáo từ Sở Nội vụ); Sở KH-CN (hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT); Sở Nội vụ (hợp nhất Sở Nội vụ với Sở LĐ-TB-XH); Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT); Sở Tài chính (hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT); Sở Xây dựng (hợp nhất Sở Xây dựng với Sở GT-VT).Đồng thời tổ chức lại Sở Công thương, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở VH-TT-DL và Sở Y tế...Nghị quyết này của HĐND tỉnh Bình Thuận có hiệu lực ngay sau khi được kỳ họp thông qua.Cũng tại kỳ họp, các đại biểu cũng biểu quyết cho thôi đại biểu HĐND tỉnh đối với đại tá Nguyễn Anh Nghĩa (nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận) và Nguyễn Dân (nguyên Bí thư Huyện ủy Tuy Phong) do có đơn xin thôi làm nhiệm vụ, nghỉ hưu.Cũng trong sáng 20.2, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều động, luân chuyển bà Nguyễn Thị Toàn Thắng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GĐ-ĐT Bình Thuận, đến nhận công tác tại Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; giữ chức vụ Phó trưởng ban. Thời gian giữ chức vụ 5 năm, kể từ ngày 20.2.2025.Điều động ông Nguyễn Tuấn Anh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư; đến nhận công tác tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Thuận và giữ chức vụ Phó trưởng ban. Thời gian giữ chức vụ 5 năm, kể từ ngày 20.2.2025.Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có quyết định điều động, luân chuyển ông Nguyễn Quốc Nam, Giám đốc Sở GT-VT Bình Thuận; chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thay cho ông Nguyễn Tuấn Anh, kể từ ngày 20.2.2025.
Gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng về chuyện dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh vì "quá mắc, không thể nhịn được" thì có bị CSGT phạt nguội không? Một số người rơi vào tình huống này, khi nhận thông báo phạt nguội cũng bất ngờ, nhưng không biết phải chứng minh, giải thích với CSGT thế nào để xóa lỗi.Năm 2024, anh H.L đăng ảnh bị phạt nguội 11 triệu đồng vì dừng xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định. Hình ảnh chụp từ camera giám sát cho thấy, xe ô tô của gia đình anh dừng ở làn khẩn cấp, người đàn ông phía trước xe đang đi vệ sinh. Tình huống éo le này khiến nhiều người lái xe thắc mắc: "Mắc đi vệ sinh nên dừng vào làn khẩn cấp trên cao tốc để giải quyết tốn ngay 11 củ. Vậy ví dụ buồn ngủ thì vẫn phải cố chạy hả các bác? Làn khẩn cấp chỉ khi xe hỏng mới được dùng hay sao? Nhu cầu sinh lý cơ bản này cũng khẩn cấp mà", tài khoản N.X.D nêu ý kiến. Những người hay lái xe đường dài cũng rất hoang mang. Mới đây, anh Minh Sơn (ngụ TP.HCM) chở con về miền Tây thăm người thân. Đang di chuyển trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, con gái 5 tuổi nói "mắc đi vệ sinh không chịu được", anh phải mở đèn nháy, dừng vào làn khẩn cấp để con gái đi vệ sinh. "Ở nhà tôi cũng dặn con đi vệ sinh trước khi lên xe, nhưng lên xe đi được một đoạn thì bé nói mắc đi vệ sinh, không nhịn được. Tôi cũng lo lắng nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm nên tấp vào dừng", anh Sơn nói.Trường hợp của anh Trường Giang (ngụ Khánh Hòa) cũng éo le không kém, vừa qua, anh Giang chở cháu 7 tháng tuổi trên xe gia đình di chuyển từ TP.HCM về Khánh Hòa trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.Đang trên cao tốc, cháu nhỏ khóc ngặt nghẽo vì không quen đi xe, người trên xe thay phiên nhau dỗ không được, anh Giang phải bật cảnh báo, tấp vào làn dừng khẩn cấp để người lớn bế cháu bé xuống xe, hít thở 5 phút, bé mới nín khóc và gia đình tiếp tục hành trình.Anh Giang nói: "Để cháu khóc quá lâu thì có thể xảy ra vấn đề sức khỏe nên nhà tôi rất lo, buộc phải dừng xe. Tình huống này tôi cũng không biết là có bị CSGT phạt nguội hay không".Luật sư (LS) Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn LS TP.HCM cho biết, theo quy định tại Điều 26 luật trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp.Điều này có nghĩa, thông thường làn dừng khẩn cấp không dùng để dừng đỗ xe, trừ các trường hợp nêu trên hoặc cho phép xe ưu tiên di chuyển trên làn này.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Có. Đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết. Nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm cho sức khỏeKhông. Dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc để đi vệ sinh là không phù hợp, cần chủ động sức khỏe trước khi lên cao tốc.Như vậy, nếu xe gặp sự cố kỹ thuật thì có thể dừng ở làn khẩn cấp, trường hợp xe gặp sự cố mà không thể di chuyển được thì có thể dừng ngay trên làn xe đang lưu thông và có cảnh báo từ xa. Việc này là khá rõ ràng bởi nó xảy ra ngoài ý muốn, không đảm bảo cho xe tiếp tục di chuyển, vì có thể gây hậu quả cho chính người trên xe hoặc người tham gia giao thông khác.Bên cạnh đó, theo LS Lê Trung Phát, yếu tố "bất khả kháng khác" hiện chưa có quy định cụ thể là gì. Như vậy, bất khả kháng trong trường hợp này, được hiểu không phải là yếu tố kỹ thuật xe mà là các yếu tố liên quan đến con người trên xe hoặc điều kiện thực tế tự nhiên (ví như sương mù, khói bụi khiến tài xế không thể quan sát để tiếp tục di chuyển...).Thực tế, nhiều tuyến cao tốc chưa bố trí được các trạm dừng chân để người dân có thể nghỉ ngơi sau thời gian di chuyển, bảo đảm sức khỏe, vệ sinh cá nhân và một số nhu cầu khác, dẫn đến nhiều trường hợp phải dừng xe để ngủ, để vệ sinh cá nhân. Nhưng những việc này, có được xem là sự kiện bất khả kháng hay không? LS Phát phân tích, đối chiếu với quy định tại điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc buồn ngủ, đi vệ sinh không được xem là sự kiện bất khả kháng. Vì sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Như vậy, buồn ngủ là có thể lường trước được, người lái xe phải biết kiểm soát sức khỏe của mình khi lái xe, biết lái xe thời gian nào là thời gian chúng ta buồn ngủ và cần phải tránh hoặc hạn chế lái vào thời gian đó. Đi vệ sinh cá nhân cũng vậy, thông thường, thì trong khoảng thời gian 2 tiếng di chuyển, đã có điểm dừng chân để vệ sinh cá nhân trên đường hoặc các nút ra trên cao tốc để về đường dân sinh sẽ có chỗ vệ sinh, nên xem vệ sinh cá nhân là bất khả kháng cũng chưa thuyết phục."Thế nhưng, hiểu như vậy, liệu có cào bằng và máy móc? Ví như trên xe có trẻ con, thì việc kiểm soát vệ sinh cá nhân cho các trẻ là rất khó. Nếu người lớn không đáp ứng, chúng có thể la khóc trên xe, sẽ làm ảnh hưởng đến tài xế và người trên xe. Do đó, dừng xe ở làn khẩn cấp trong tình huống này rất có thể sẽ xảy ra và cần xem xét nó như trường hợp bất khả kháng khác", LS Phát nêu ý kiến.
'Physical: 100' tiết lộ dàn thí sinh đình đám cho mùa 2
Theo nguồn tin của Thanh Niên, ngày 21.1 tới đây, 5 đơn vị được vào vòng 2 cuộc thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch - kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ bước vào giai đoạn báo cáo thuyết minh phương án thiết kế trước Hội đồng chuyên môn. Từ đó sẽ chọn ra ý tưởng xuất sắc nhất, mang đến phương án quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa xứng tầm, đem lại lợi ích lớn cho người dân. Không chỉ hơn 16.600 người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa mong ngóng, mà người dân TP.HCM đều chờ đợi sớm có cái kết đẹp cho bán đảo bị “treo” suốt 3 thập kỷ bởi những dự án được vẽ ra nhưng không thể hiện thực hóa.Người dân sẽ thụ hưởng giá trị tương lai của quy hoạch, đó chắc chắn là tiêu chí quan trọng để lựa chọn ý tưởng thắng giải. Ghi nhận ý kiến của người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cũng như TP.HCM, hầu hết đều mong mỏi TP sẽ sáng suốt lựa chọn được ý tưởng quy hoạch xứng tầm, mang lại sự phát triển tổng thể về kinh tế, hạ tầng giao thông - hạ tầng xã hội, du lịch, môi trường, diện mạo đô thị, nhà ở khang trang, phát huy lợi thế vị trí, giá trị tự nhiên sông nước của bán đảo… “Chúng tôi kỳ vọng quy hoạch sẽ giúp Bình Quới - Thanh Đa đi sau nhưng sẽ phát triển nhanh, có những công trình biểu tượng, tạo dấu ấn mới, trở thành một điểm đến tầm cỡ quốc tế, giúp người dân nơi đây được mở mày mở mặt sau hơn 30 năm chờ đợi…”, anh Trọng Việt - người dân tại quận 1 TP.HCM nói.Theo các chuyên gia, cuộc thi này có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tìm ra giải pháp quy hoạch không gian đô thị phù hợp, không chỉ giúp Bình Quới - Thanh Đa “lột xác” mà còn giúp “hòn ngọc” này tỏa sáng, vươn mình trở thành một điểm nhấn tầm cỡ của đô thị lớn nhất cả nước. Muốn vậy, quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cần chú trọng chiến lược phát triển bền vững, tạo ra một cộng đồng có tính thích ứng, phát triển hài hòa với dòng chảy sông Sài Gòn; phát huy cảnh quan ngập nước, tạo nên các khu du lịch sinh thái ven sông, tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương độc đáo... Nếu Trường Thọ gắn với đổi mới sáng tạo, thương mại dịch vụ thì Thanh Đa sẽ phát triển nhiều mảng công viên xanh, trở thành một “sân chơi”, điểm đến đa trải nghiệm của TP. Khi đó, người dân được sống trong những không gian vừa hiện đại vừa sinh thái, đồng thời có thể làm giàu nhờ phát triển du lịch, dịch vụ. Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, Thanh Đa dù chỉ là một bán đảo nhưng quy hoạch phải nhìn trong tổng thể phát triển sông Sài Gòn, đặt trong chiến lược phát triển đến 2030 - 2050. Do đó, phải đặt ra hết vấn đề liên kết với trung tâm hiện hữu thế nào, nối ra biển, nối về Bình Dương, nối với tuyến đường ven sông Sài Gòn ra sao… Gắn với định hướng dài hạn đó thì TP.HCM sẽ đạt mục tiêu tái hiện đô thị gắn kết với sông nước, đem lại giá trị rất lớn cho TP.HCM cũng như toàn vùng Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, cần tạo ra những công trình điểm nhấn, biểu tượng, đẳng cấp nhất, đẹp nhất ở Bình Quới - Thanh Đa để xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của bán đảo. KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, kỳ vọng những công trình cao nhất, đẹp nhất của TP.HCM sẽ đặt ở bán đảo Thanh Đa. Khi đó, bán đảo Thanh Đa sẽ thành trung tâm đô thị, hành chính và công viên ngập nước tầm cỡ quốc tế. Với mục tiêu đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa phát triển xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của mình, nơi đây sẽ có các công trình điểm nhấn, công trình phức hợp đa năng (như văn phòng - thương mại), khách sạn 5 sao phục vụ du lịch cao cấp. Đồng thời, cần công trình đa năng, sáng tạo, đặc sắc như quần thể triển lãm, trình diễn show nhạc nước, thực cảnh hay công viên chuyên đề với công trình biểu tượng nghệ thuật như có những cây cầu đặc biệt, hay các đài phun nước tạo ấn tượng cho cảnh quan… Từ đó, mang đến diện mạo mới khang trang, cảnh quan hiện đại với những công trình kiến trúc đẹp, trở thành niềm tự hào cho người dân TP."Việc tìm kiếm một công trình kiến trúc điểm nhấn, mang tính biểu tượng ở TP.HCM là cần thiết. Nhắc tới Úc là người ta nghĩ tới Nhà hát Opera Sydney (Nhà hát Con Sò) tại Sydney, Hà Lan thì có công trình cối xay gió…, những công trình này mang ý nghĩa giá trị đặc biệt cho riêng địa phương, nhắc tới là nhớ đến TP đó ngay lập tức. Câu chuyện này lâu nay chúng ta cũng tính đến nhưng vẫn chưa triển khai được. Vị trí có thể tính đến là ở bán đảo Thanh Đa. Cốt lõi công trình đó phải đạt đến tầm cỡ, tức là nhìn thấy nó thì người ta biết ngay là TP.HCM", KTS Khương Văn Mười nêu quan điểm.Để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của bán đảo, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng đầu tiên bản quy hoạch không thể chỉ nhìn hạn hẹp trong ranh giới Bình Quới - Thanh Đa, mà phải nhìn rộng hơn trong tương quan tổng thể không gian đô thị bên này bán đảo và bên kia sông. Ranh giới nghiên cứu quy hoạch không chỉ là bờ sông bao quanh bán đảo, mà cần tính từ các trục giao thông huyết mạch xung quanh, ở bên kia sông. Nhiều chuyên gia cũng đồng tình, vị trí Bình Quới - Thanh Đa cần gia tăng kết nối với các khu vực lân cận như Thảo Điền, Trường Thọ, Rạch Chiếc thông qua hệ thống giao thông đường bộ (quy hoạch 3 - 4 cây cầu), đường thủy, các cây cầu đi bộ, thậm chí nghĩ tới hệ thống monorail, phát triển hệ thống bến du thuyền kết hợp không gian mặt nước...Cần ít nhất 3 - 4 cầu nối thẳng sang khu cảng Trường Thọ, khu đô thị An Phú, Linh Đông… “Các hồ sơ dự thi ý tưởng quy hoạch Thanh Đa cần nêu chi tiết vị trí xây dựng cầu. Giải được bài toán kết nối sẽ tạo nên cơ hội và động lực mới, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng bảo tồn, chỉnh trang, và phát triển các khu đô thị trên bán đảo Thanh Đa cũng như các khu bên kia sông”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói thêm.Bên cạnh chức năng kiến tạo không gian sống hiện đại, sinh thái với chất lượng sống cao, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa còn giàu tiềm năng để định vị là điểm đến vui chơi, nghỉ dưỡng, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, triển lãm văn hóa nghệ thuật hàng đầu của TP.HCM. Từ đó mang lại giá trị kinh tế, phát triển du lịch dịch vụ, thương mại, giúp tạo công ăn việc làm, mang đến thu nhập bền vững, làm giàu cho người dân. Cũng từ đó, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao.Việc tổ chức cuộc thi khẳng định quyết tâm thay đổi "vận mệnh" Bình Quới - Thanh Đa của TP.HCM. Các chuyên gia kỳ vọng, với sự góp sức của các đơn vị quy hoạch, kiến trúc tầm cỡ quốc tế, sớm đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa lột xác trở thành trung tâm về đô thị - du lịch sinh thái tầm vóc quốc tế, mang lại giá trị thụ hưởng lớn cho chính người dân nơi đây.Nói về việc quy hoạch Thanh Đa nhiều lần bị lỡ hẹn, theo KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, bên cạnh những khó khăn, tồn tại cũ như quy mô dự án quá lớn, nguồn vốn cao, khả năng thu hút nhà đầu tư thấp, thì một phần do quy hoạch, định hướng phát triển và cách làm trong giai đoạn trước chưa phù hợp, khiến dự án không khả thi, dùng dằng mãi không thể dứt điểm. Trong lần trở lại này, cuộc thi kỳ vọng tìm ra được quy hoạch phù hợp, khả thi, từ đó hấp dẫn được các nhà đầu tư cùng tham gia. TP.HCM quyết tâm “hồi sinh” vùng đất này khi đưa dự án Bình Quới - Thanh Đa vào danh mục các dự án tiêu biểu cấp TP thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), với mục tiêu đến ngày 30.4 sẽ hoàn thành tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án.