8 giờ 30 sáng nay, Báo Thanh Niên tổ chức hội thảo 'Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?'
Khoảng 4 giờ 30 ngày 22.1, một xe đầu kéo container lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (hướng TP.HCM đi Đồng Nai), khi qua nút giao với quốc lộ 51 khoảng 8 km (thuộc địa phận xã Bình Sơn, H.Long Thành, Đồng Nai) thì bất ngờ bốc cháy ở đầu xe.Phát hiện sự việc, tài xế đã cho phương tiện dừng ở làn khẩn cấp và điện báo cơ quan chức năng. Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Đồng Nai đã điều 3 xe chữa cháy cùng hơn 15 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Vụ cháy không bị thương vong về người, còn xe đầu kéo hư hại nặng. Vụ cháy gây ùn tắc giao thông nhiều cây số, kéo dài đến đoạn đầu đường vào cao tốc ở TP.Thủ Đức. Đến khoảng 7 giờ cùng ngày, trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cũng gần vị trí trên lại xảy ra một vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 4 ô tô (theo hướng TP.HCM - Đồng Nai). Rất may, không gây thiệt hại về người.Vụ tai nạn khiến giao thông trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tiếp tục ùn ứ nghiêm trọng, kẹt xe kéo dài về hướng TP.HCM.APL 2023: Saigon Phantom có 3 thành viên lọt vào đội hình xuất sắc nhất thế giới
Trường ĐH Cửu Long xây dựng trong khuôn viên xanh mát với tổng diện tích 23,6 ha, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Hằng năm, trường không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ hoạt động dạy và học.Đặc biệt, ngày 15.11.2024, trường khởi công xây dựng tòa nhà Khoa học sức khỏe, với tổng mức đầu tư gần 150 tỉ đồng, phục vụ công tác đào tạo các khối ngành sức khỏe. Trong đó, có phòng khám đa khoa tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu thực hành của sinh viên và khám chữa bệnh của người dân. Trường hiện có 919 cán bộ, nhân viên, giảng viên. Trong đó, có 5 giáo sư, 41 phó giáo sư, 147 tiến sĩ, 396 thạc sĩ, gần 200 bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Mỗi ngành đào tạo đều có đủ đội ngũ giảng viên trình độ tiến sĩ chuyên ngành và trình độ thạc sĩ theo quy định của Bộ GD-ĐT.Không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Cửu Long đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học quy mô trong nước và quốc tế. Gần đây nhất là hội thảo quốc tế "Đào tạo nguồn nhân lực y tế phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế trong thời đại 4.0 hiện nay - Thực trạng và giải pháp". Trong giai đoạn hội nhập và phát triển như hiện nay, việc tham gia nghiên cứu khoa học trong trường đại học có vai trò rất quan trọng. Từ đó, giúp cán bộ, giảng viên, sinh viên có cơ hội tiếp cận lĩnh vực chuyên môn của mình, rèn luyện khả năng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, khả năng làm việc theo nhóm, cách thuyết trình, báo cáo…Trường ĐH Cửu Long đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 2 và đã có 16 chương trình đào tạo (CTĐT) đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục (11 CTĐT trình độ đại học, 5 CTĐT trình độ thạc sĩ). Trường đang phối hợp Trung tâm kiểm định chất lượng Sài Gòn kiểm định 4 CTĐT gồm: 2 CTĐT đại học (Bảo vệ thực vật, Công nghệ kỹ thuật cơ khí) và 1 CTĐT thạc sĩ ngành Luật kinh tế. Dự kiến, đầu năm 2025, trường thực hiện kiểm định thêm 6 CTĐT, quyết tâm không ngừng nâng số CTĐT đạt chuẩn kiểm định giáo dục.Đến nay, Trường ĐH Cửu Long đã ký kết hơn 100 bản ghi nhớ hợp tác với các trung tâm, trường ĐH, CĐ, các tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thụy Sĩ, Lào, Campuchia, Thái Lan... Trong đó, nhiều dự án được thực hiện thành công như chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên; các chương trình liên kết đào tạo, thực tập sinh; đầu tư dự án, tài trợ giáo dục và nghiên cứu khoa học... Đặc biệt, trường đã đào tạo hơn 700 lưu học sinh quốc tế cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Lào và Campuchia.Nhà giáo ưu tú, PGS-TS Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long cho biết, qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Cửu Long đã đào tạo và cấp bằng cho hơn 32.000 cử nhân, kỹ sư và hơn 1.200 thạc sĩ. Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên của trường có việc làm sau khi tốt nghiệp là 97%, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Outfit sân bay của Jisoo gây choáng khi lên tới nửa tỉ đồng
Theo dữ liệu của công ty phát triển trình duyệt Cốc Cốc, trong thời gian từ ngày 1.1 tới 5.1.2025, các chủ đề bóng đá được đặc biệt quan tâm tại Việt Nam. Trong đó, hai trận chung kết (lượt đi và lượt về) của ASEAN Cup 2024 cùng danh sách cầu thủ, trong đó có tiền đạo Xuân Son, tiền vệ Hoàng Đức... ghi nhận sự bùng nổ về số lượt tìm kiếm trên Cốc Cốc.Cụ thể, ngày 2.1 (chung kết lượt đi), lượt tìm kiếm đạt gần 800.000, cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của người hâm mộ đối với các diễn biến trước và trong trận đấu. Sau chiến thắng "nức lòng người hâm mộ" trên sân Việt Trì, người dùng internet Việt Nam đã đổ dồn mọi sự chú ý theo từng động thái của đội tuyển quốc gia. Ngày 5.1 (chung kết lượt về), lượng tìm kiếm tăng vọt lên mức kỷ lục gần 1 triệu. "Đây là đỉnh điểm cho thấy sự háo hức của khán giả trong việc theo dõi kết quả và các sự kiện xung quanh trận chung kết quyết định", báo cáo của Cốc Cốc kết luận.Sức hút lớn của trận chung kết được thể hiện qua các cặp từ khóa "Việt Nam vs Thái Lan" và "Thái Lan vs Việt Nam" luôn dẫn đầu danh sách tìm kiếm của người Việt trong 5 ngày đầu năm 2025. Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy nhu cầu xem trực tiếp bóng đá của người Việt là cực kỳ lớn, với nhiều người tìm kiếm từ khóa như "Trực tiếp bóng đá", "Trực tiếp bóng đá hôm nay"... Điều này thể hiện nhu cầu theo dõi trận đấu theo thời gian thực nhờ các tiện ích từ internet.Trong nhóm 10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất ở khoảng thời gian đã nêu, chỉ có 2 kết quả liên quan đến giải Ngoại hạng Anh. Còn lại, 8 từ khóa liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các diễn biến của ASEAN Cup 2024.Vào các ngày 1, 3, 4.1, người dùng chủ yếu quan tâm tới lịch thi đấu và các trận đấu "hot", cho thấy nhu cầu lên kế hoạch theo dõi. Những ngày thi đấu (2 và 5.1), lượng hiển thị về trận đang diễn ra tăng đột biến.Bên cạnh thông tin về các trận đấu, người dùng cũng đặc biệt chú ý đến thông tin về các cầu thủ của đội nhà. Nhóm 6 cái tên được quan tâm nhiều nhất gồm tiền đạo Nguyễn Xuân Son, tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức, thủ môn Nguyễn Đình Triệu, tiền vệ Nguyễn Quang Hải, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh và hậu vệ Đỗ Duy Mạnh. Mối quan tâm được trải dài cho các vị trí, từ tấn công, phòng ngự tới thủ môn.Đặc biệt, đây cũng chính là 6 cầu thủ vinh dự nhận Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng ngày 6.1.Bên cạnh đó, người dùng internet nói chung và người hâm mộ bóng đá Việt Nam nói riêng cũng dành nhiều sự chú ý tới Huấn luyện viên Kim Sang-sik (thường được gọi vui với cái tên "anh Sáu Sang"). Có khoảng 17.000 lượt tìm kiếm dành cho vị HLV đã thành công trong việc dẫn dắt đội tuyển Việt Nam chạm tới chiếc cúp vô địch ASEAN Cup 2024.Tối 6.1, cầu thủ Nguyễn Xuân Son trải qua ca phẫu thuật kéo dài gần 1 tiếng rưỡi, điều trị chấn thương gãy chân trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Ca mổ được bác sĩ nhận định thành công và Xuân Son sẽ được chuyển sang khu vực hồi sức tích cực để theo dõi và tiếp tục đánh giá tình trạng. Nhiều khả năng Xuân Son sẽ mất khoảng 3 tháng mới có thể tập nhẹ trở lại. Và có thể thêm thời gian khoảng ít tháng để anh trở lại sân cỏ.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Barcelona nẫng tay trên Tottenham chiêu mộ Adama Traore từ Wolverhampton
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.