Hộ nghèo ở huyện biên giới được ‘tiếp sức’ để đón tết ấm áp hơn
Sáng sớm nay, TP.HCM mát mẻ với nhiệt độ khoảng 23 độ C, trời phủ một màu trắng đục như sương. Đến 9 - 10 giờ sáng, dù nắng lên nhưng lớp "sương mù" vẫn còn dầy khiến nhiều người đặt câu hỏi, sương mù hay ô nhiễm bởi thời gian gần đây, ô nhiễm không khí trầm trọng đã nhiều lần tạo thành lớp sương dầy đặc đè nặng lên cuộc sống sinh hoạt của người dân TP.HCM và Hà Nội. Câu hỏi này ngay lập tức được trả lời bằng số liệu quan trắc trực tuyến của IQAIR, khoảng 8 giờ 30 phút có 3 trạm đo chỉ số AQI đạt mức cảnh báo tím. Đây cũng là ngày ghi nhận chỉ số ô nhiễm cao nhất kể từ đầu mùa khô đến nay. Dự báo tình trạng ô nhiễm sẽ còn tiếp tục duy trì trong tình trạng "rất không tốt" này đến giữa trưa và giảm nhẹ xuống mức đỏ - không lành lạnh vào đầu giờ chiều. Ngoài ra, ở hầu hết trạm đo khác trên địa bàn thành phố chất lượng không khí cũng ở mức cảnh báo đỏ.Tình trạng ô nhiễm không khí thường kéo dài từ khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm có khác nhau tùy theo điều kiện thời tiết và các hoạt động kinh tế xã hội của người dân. Vào thứ 5 tuần trước, là một ngày hiếm hoi chất lượng không khí của TP.HCM ở mức "xanh".Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh ở phía bắc khuếch tán sâu xuống phía nam nên thời tiết ở TP.HCM trong những tới tiếp tục dịu mát; nhiệt độ thấp nhất khoảng 22 - 23 độ C và cao nhất là 33 - 34 độ C.Các chuyên gia y tế khuyến cao, với mức độ ô nhiễm không khí như hiện nay người dân nên ở trong nhà đặc biệt là đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em và những người có bệnh về đường hô hấp. Với những người phải ra đường cần chú ý sử dụng các thiết bị bảo vệ như khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn.Gia đình 4 đời theo nghề nhiếp ảnh, sưu tầm kỷ vật cũ
Sáng 20.2, T.Ư Đoàn, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức họp báo công bố danh sách 19 đề cử xuất sắc lọt vào vòng bình chọn trực tuyến của Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu" năm 2024.Tham gia buổi họp có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng xét tặng giải thưởng.Ban tổ chức cho biết, trải qua 28 năm, giải thưởng đã tuyên dương 280 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và 277 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng trên các lĩnh vực. Sau khi được tôn vinh, các gương mặt trẻ tiếp tục phấn đấu, cống hiến, trưởng thành và có thêm nhiều đóng góp tích cực cho đơn vị, cộng đồng, đất nước. Nhiều Gương mặt trẻ đã trở thành những nhà lãnh đạo uy tín trong hệ thống chính trị, trở thành những doanh nhân thành đạt, công dân tiêu biểu…Năm 2024, ban tổ chức đã nhận được 159 hồ sơ đề cử từ 55 đơn vị trên cả nước, trong đó có 3 hồ sơ tự ứng cử. Học hàm cao nhất là phó giáo sư với 3 người; 21 tiến sĩ và 4 thạc sĩ. Đề cử nhiều tuổi nhất là 38 tuổi; ít tuổi nhất là 13 tuổi. Trong đó, lĩnh vực học tập được đề cử nhiều nhất (38 hồ sơ); lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ít đề cử nhất (1 hồ sơ).Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 họp lần 1, với sự chủ trì của anh Bùi Quang Huy, Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng. Căn cứ hồ sơ và công tác thẩm định, phân tích, đánh giá, hội đồng đã bỏ phiếu chọn ra 19 đề cử tiêu biểu nhất vào vòng bình chọn trực tuyến.Trong số các đề cử xuất hiện nhiều gương mặt quen thuộc, với những thành tích nổi bật trong sự nghiệp của mình đã lan tỏa giá trị tích cực cho cộng đồng, như ca sĩ Phương Mỹ Chi; ca sĩ Soobin Hoàng Sơn, Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thuỷ; cầu thủ Nguyễn Tiến Linh.Vòng bình chọn trực tuyến các đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 dự kiến kéo dài 15 ngày, từ ngày 20.2 - 6.3.2025 tại https://tainangtrevietnam.vn/.Sau vòng bình chọn trực tuyến, Hội đồng sẽ họp lần 2 để xét chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và các Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024. Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 dự kiến diễn ra vào tháng 3.2025, tại thủ đô Hà Nội. Phát biểu tại buổi họp báo, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, qua 28 lần tổ chức số lượng chất lượng của các đề cử ngày càng tăng lên, phản ánh sự phát triển toàn diện của thanh niên nước nhà. Đặc biệt, hội đồng rất ấn tượng về lĩnh vực học tập, với 10 bạn trẻ cùng đạt Huân chương lao động hạng nhì, Huy chương vàng trong các cuộc thi Olympic quốc tế. Điều này khẳng định sự tiếp nối truyền thống tự hào khi nhiều "hiền tài" tuổi đời còn rất trẻ, đầy đam mê, nhiệt huyết. Theo anh Triết, trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và cụ thể hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, tuổi trẻ hôm nay phải là lực lượng đi đầu trong trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, đồng thời còn phải có tinh thần dám nghĩ, dám làm, tiên phong trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho cộng đồng. "Đây là điều mà Hội đồng giải thưởng đặc biệt lưu tâm khi xét chọn từng hồ sơ để đảm bảo rằng những điển hình được vinh danh sẽ thực sự trở thành hình mẫu cho hàng triệu thanh niên Việt Nam, cùng góp sức tạo sự đột phá cho sự phát triển của xã hội, lan tỏa những giá trị tích cực tới cộng đồng, quốc tế", anh Triết nói. 19 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 1. Thân Thế Công (19 tuổi), Đại học Bách khoa Hà Nội2. Hoàng Xuân Bách (18 tuổi), Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội3. Nguyễn Hữu Tiến Hưng (18 tuổi) Trường THPT chuyên Bắc Ninh, Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh)4. Tiến sĩ Phạm Huy Hiệu (33 tuổi), Trường ĐH VinUni5. Tiến sĩ Nguyễn Viết Hương (35 tuổi), Trường ĐH Phenikaa6. Tiến sĩ Lê Kim Hùng (35 tuổi), Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM7. Hoàng Khắc Hiếu (29 tuổi), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội8. Phùng Thị Ngân (33 tuổi), Tổng giám đốc Công ty CP Bigfa9. Đại úy Ngô Đức Anh (32 tuổi), Vùng 3, Quân chủng Hải quân10. Đại úy Nguyễn Hoàng Hải Quang (30 tuổi), Sư đoàn 372, Quân chủng Phòng không - Không quân11. Trần Vĩnh Chiến (31 tuổi), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP.HCM12. Nguyễn Cao Cường (36 tuổi), Phó trưởng Công an xã Cam Đường, TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai13. Cầu thủ Nguyễn Tiến Linh (28 tuổi), CLB Bóng đá Becamex Bình Dương, tuyển thủ quốc gia14. Tuyển thủ Trịnh Thu Vinh (25 tuổi), Đội bắn súng Công an nhân dân; Đội tuyển quốc gia Việt Nam15. Ca sĩ Phương Mỹ Chi (22 tuổi), Đại học Swinburne/Chủ tịch PMC Entertainment16. Ca sĩ Nguyễn Huỳnh Sơn (23 tuổi, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn), Công ty SpaceSpeakers Label17. Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy (23 tuổi)18. Phùng Quang Trung (28 tuổi), Trưởng nhóm các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline19. Bùi Xuân Trường (29 tuổi), rapper Double2T
Mitsubishi Triton 2020: Có đáng 'đồng tiền bát gạo'?
Ngày 27.2, Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản giao các đơn vị liên quan cùng phối hợp triển khai dự án đầu tư hoàn thành tuyến tránh phía nam TP.Bảo Lộc (tuyến tránh TP.Bảo Lộc) sau hơn 4 năm ngưng trệ.Trước đó, ngày 9.2.2025, Bộ GTVT có văn bản bàn giao tuyến tránh TP.Bảo Lộc cho UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đầu tư hoàn thành dự án.Do đó, tỉnh Lâm Đồng giao Ban quản lý Dự án giao thông tỉnh làm chủ đầu tư dự án, triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư hoàn thiện tuyến tránh TP.Bảo Lộc. UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Tài chính xác định nguồn vốn thực hiện dự án; xác định khả năng cân đối vốn ngân sách địa phương và phối hợp với các sở, ngành có liên quan để thực hiện các trình tự thủ tục đầu tư hoàn thiện tuyến tránh TP.Bảo Lộc theo quy định.Như Thanh Niên đã thông tin, tuyến tránh TP.Bảo Lộc có tổng chiều dài gần 16 km, được khởi công từ năm 2017 với tổng vốn đầu tư hơn 800 tỉ đồng. Theo kế hoạch, tuyến đường này hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2019. Tuy nhiên, sau khi thi công được 70% khối lượng công việc do thiếu vốn, nên từ tháng 10.2020 đến nay dự án tạm dừng thi công.Trong hơn 4 năm qua, tuyến tránh này bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng gây lãng phí tài sản, ngân sách... Vào mùa mưa dọc tuyến đường tránh này nhiều lần xảy ra sụt lún, sạt lở nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống người dân ở dọc tuyến. Dù có bảng cấm lưu thông, nhưng người dân địa phương vẫn đi lại và đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường tránh này làm 3 người tử vong.
Niềm vui của giới truyền thông khi lần đầu tham dự giải cầu lông
TP.HCM có nơi 35-37 độ C: Đề phòng sốc nhiệt khi thời tiết nắng nóng gay gắt
Vào thời điểm trên, xe khách mang biển kiểm soát 26F-009.XX do tài xế N.Đ.H (42 tuổi, trú tại Hà Nội) điều khiển đi hướng Sơn La - Hà Nội. Khi xe đến Km235+100 QL6 đã va chạm với xe đầu kéo mang biển kiểm soát 36R. 004.XX lưu thông theo chiều ngược lại.Cú va chạm rất mạnh khiến 6 người tử vong, 9 người bị thương. Trong số 6 người tử vong, có 5 người trên xe khách và lái xe đầu kéo.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 2 (Công an tỉnh Sơn La) đã có mặt tại hiện trường phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cấp cứu người bị nạn và điều tra nguyên nhân vụ việc.Theo báo cáo ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân sơ bộ được xác định là xe khách đi vào đoạn đường vòng cua, mặt đường trơn trượt dẫn đến phần đuôi xe văng vào đầu xe đầu kéo đi chiều ngược lại.Vụ tai nạn đã khiến đoạn đường bị ách tắc trong 2 giờ. Hiện cơ quan công an và lực lượng chức năng vẫn đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.