Bộ Quốc phòng có 2 tân thứ trưởng
Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, học tập của Nguyễn Khánh Duy, sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cũng như nhiều sinh viên ngoại tỉnh đang sống trong các khu trọ chật chội ở khu vực làng đại học Thủ Đức.Ô tô điện Hyundai IONIQ 5 lắp ráp tại Việt Nam, giá từ 1,3 tỉ đồng
Reuters ngày 22.2 dẫn lời hai quan chức Mỹ tiết lộ lực lượng Houthi tại Yemen đã phóng tên lửa đất đối không về phía một máy bay chiến đấu và một máy bay không người lái (UAV) MQ-9 của Mỹ nhưng đều trượt mục tiêu.Các vụ tấn công diễn ra trong tuần này và chưa rõ tại biển Đỏ hay trên không phận Yemen. Dù bắn trượt nhưng các quan chức Mỹ cho rằng Houthi đang cải thiện năng lực nhắm mục tiêu.Fox News đưa tin tên lửa được phóng về phía tiêm kích F-16 của Mỹ vào hôm 19.2, khi máy bay này bay trên không phận Yemen nhưng ngoài vùng kiểm soát của Houthi. Đây được cho là lần đầu tiên Houthi phóng tên lửa đất đối không về phía máy bay F-16 Mỹ.Thủ lĩnh Abdul Malik al-Houthi của Houthi hôm 13.2 tuyên bố sẽ sử dụng tên lửa và UAV nhằm vào các tàu ở biển Đỏ nếu Mỹ và Israel ép người Palestine khỏi Dải Gaza.Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây phản ứng dữ dội khi công bố kế hoạch tiếp quản Dải Gaza và đưa người Palestine rời khỏi vùng đất này vĩnh viễn. Kế hoạch đã bị các nước Ả Rập trong khu vực như Jordan hay Ai Cập phản đối.Houthi, đồng minh của Iran, đã thực hiện nhiều cuộc tấn công các tàu ngoài khơi Yemen từ tháng 11.2023 để thể hiện sự đoàn kết với người Palestine tại Dải Gaza. Houthi cũng thường xuyên phóng tên lửa về phía Israel.Trong tuần đầu tiên sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump tái liệt kê Houthi vào danh sách Tổ chức khủng bố nước ngoài. Nhà Trắng tuyên bố sẽ làm việc với các đối tác khu vực để diệt trừ năng lực của Houthi, làm suy cạn tài nguyên của tổ chức này và chấm dứt các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Mỹ, đối tác và hoạt động hàng hải tại biển Đỏ.Liên quan tình hình Trung Đông, quân đội Israel ngày 22.2 không kích một tuyến đường xuyên biên giới Syria - Li Băng mà Hezbollah sử dụng để đưa vũ khí vào Li Băng, theo AFP. Quân đội Israel tuyên bố việc vận chuyển vũ khí này vi phạm cam kết giữa hai nước.Israel và Hezbollah đạt thỏa thuận ngừng bắn hồi tháng 11.2024. Theo đó, Israel rút quân khỏi hầu hết miền nam Li Băng và quân đội Beirut cùng lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tiến vào khu vực để đảm bảo an ninh. Hezbollah cũng rút quân về phía bắc sông Litani ở Li Băng, cách biên giới khoảng 30 km, và phá hủy các cơ sở hạ tầng quân sự còn lại tại miền nam.Vụ không kích của Israel diễn ra ngay trước khi Hezbollah an táng cố thủ lĩnh Hassan Nasrallah trong ngày 23.2. Ông Nasrallah thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel ở phía nam Beirut khoảng 5 tháng trước.
Cần bảo vệ U.23 và tuyển Việt Nam
Giáo viên tiếng Anh một trường tiểu học nêu câu hỏi: Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14.2.2025 quy định "không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống". Vậy thì học sinh tiểu học đi học tiếng Anh tại trung tâm có phải là "học thêm" không? Giáo viên này cho biết nếu ngoài giờ làm việc ở trường, cô ký hợp đồng, đi dạy ở một trung tâm tiếng Anh và việc tuyển sinh hoàn toàn do trung tâm thực hiện. Chương trình cô dạy tại trung tâm tiếng Anh theo các giáo trình khác với sách giáo khoa hiện hành, giúp học sinh lấy các chứng chỉ tiếng Anh khác nhau. Vậy việc làm thêm của cô có bị tính là tham gia đi dạy thêm phải tuân thủ quy định tại Thông tư 29 hay không? Và nếu trong quá trình dạy tại trung tâm này, cô được phân công dạy lớp mà có học sinh cô đã dạy ở trường tiểu học thì có bị vi phạm gì hay không?Hay một giáo viên đang dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc người này dạy chứng chỉ IC3 tin học ở trung tâm. Việc này có tính là giáo viên đi dạy thêm theo Thông tư 29 không? Nếu giáo viên này dạy đúng học sinh đang dạy ở trường tiểu học thì có được không?Trả lời PV Thanh Niên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Việc dạy tiếng Anh tại các trung tâm chú trọng luyện nói, nghe, đọc, ôn thi các chứng chỉ như Starters, Movers… không phải dạy kiến thức trên lớp, học tiếng Anh ở đây để phát triển năng lực. Nên dạy tiếng Anh ở trung tâm (kể cả với học sinh tiểu học) không được xếp là dạy thêm".Ông Minh cũng nhấn mạnh cần nắm rõ khái niệm dạy thêm, học thêm. Tại khoản 1, điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nói: "Các trung tâm ngoại ngữ khi được cấp giấy phép hoạt động tổ chức dạy học thì không phải được cấp phép để dạy nội dung ở trong trường, mà để dạy tiếng Anh Starters, Movers, KET, PET…, theo một tài liệu khác, một kỹ năng phát triển khác, nên không nằm trong các nội dung chương trình chính khóa"."Các trung tâm ngoại ngữ tại TP.HCM đang được cấp phép hoạt động giáo dục để dạy tiếng Anh thực hành theo Thông tư 28 (Thông tư số 28/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành). Không có trung tâm ngoại ngữ nào được cấp phép để dạy tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cả. Do đó nếu trung tâm ngoại ngữ tổ chức dạy học tiếng Anh chương trình GDPT 2018 là làm sai giấy phép", ông Hồ Tấn Minh nói thêm.Về câu hỏi giáo viên dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc đi dạy chứng chỉ IC3 ở trung tâm ngoại ngữ - tin học, có tính là dạy thêm theo Thông tư 29 không, ông Minh cho biết đây không phải là hoạt động dạy thêm, học thêm, bởi dạy IC3 là dạy kỹ năng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.IC3 không nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, trung tâm dạy để học sinh có được chứng chỉ quốc tế, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng cho học sinh, và đây không phải dạy kiến thức chính khóa.
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025, tôi có dịp được gặp ông Guillaume Zen Yperman (51 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng gia đình nhỏ ở một quán cà phê Việt Nam trên Phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM).Tôi biết tới ông Guillaume thông qua một người anh thân thiết đang sống và làm việc ở Pháp. Chính sự kết nối đó đã giúp chúng tôi có được cuộc gặp gỡ đầy thâm tình hôm nay, trong một dịp vô cùng đặc biệt - Tết Nguyên đán ở Việt Nam.Ngồi cạnh vợ và con gái, nhìn ra con đường trang trí rực rỡ hoa mai, hoa đào, người đàn ông Pháp trầm ngâm kể về câu chuyện của cuộc đời mình, khi nửa thế kỷ trước ông là một trong những đứa trẻ có mặt trên chuyến bay trong Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ vào tháng 4.1975 bay từ Sài Gòn.Tất cả những thông tin mà ông biết về gốc gác Việt Nam của mình đến từ những hồ sơ bằng tiếng Pháp còn được cha mẹ nuôi người Pháp lưu giữ cẩn thận. Theo đó, ông Guillaume có tên khai sinh là Dương Mạnh Hùng, sinh ngày 14.4.1974 ở xã Khánh Hưng, Q.Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên, nay thuộc TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng).Hồ sơ không có tên cha, chỉ có tên người mẹ là Dương Thị Phấn. Mạnh Hùng là đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới sinh ra và được cô nhi viện ở Ba Xuyên nhận về nuôi. "Đứa trẻ này không có người thân, cha mẹ, chúng tôi cũng không rõ địa chỉ. Cha mẹ chưa bao giờ đến thăm cho đến tận bây giờ", hồ sơ cô nhi viện ghi rõ.Thời điểm này, cậu bé được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Sau chuyến bay đầy định mệnh, cậu bé bị bỏ rơi ngày nào đã được sống một cuộc đời mới ở nước Pháp, được cha mẹ nuôi yêu thương và chăm sóc như con ruột.Dẫu vậy, niềm khát khao về nguồn cội chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim của "cậu bé Babylift" năm nào. Khi có con gái năm 2004, người đàn ông quyết định lần đầu tiên về Việt Nam tìm lại mẹ ruột, gia đình máu mủ của mình."Tôi về lại Sóc Trăng sau 3 thập kỷ, ghé thăm cô nhi viện và cũng gặp lại sơ ngày xưa đã chăm sóc tôi. Sơ kể cho tôi nghe mẹ bỏ tôi lại ở cô nhi viện khi 3 tháng tuổi, nhưng không còn bất kỳ manh mối nào thêm", ông kể với phóng viên.Dẫu cơ hội mong manh, thông tin ít ỏi nhưng suốt bao năm qua, ông chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm mẹ của mình. Suốt 4 lần về Việt Nam, ông đều mang một ý định lớn lao nhất trong cuộc đời: Tìm mẹ ruột!Vào những ngày tháng 4.1975, Mỹ tiến hành một chiến dịch mang tên Operation Babylift (Chiến dịch Không vận Trẻ em) để đưa khoảng 3.000 trẻ em lên máy bay, gấp rút sơ tán khỏi Sài Gòn. Những đứa bé này khi đó đang ở trong các bệnh viện và nhà trẻ mồ côi và chúng đã được máy bay Mỹ chở sang nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.Cạnh bên, bà Virginie Lassour, vợ ông Guillaume cũng xúc động cho biết bà luôn ủng hộ hành trình tìm gia đình ruột của chồng. Bà biết rằng niềm khát khao nguồn cội luôn là niềm đau đáu, là điều day dứt trong trái tim chồng suốt bao năm qua.Cha mẹ nuôi người Pháp của ông Guillaume đã mất cách đây nhiều năm. Ông hy vọng mẹ ruột của mình vẫn còn mạnh khỏe và vẫn đang chờ ông về. "Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn mẹ vì đã sinh ra tôi, đã cho tôi một cơ hội sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn gặp lại bà dù chỉ một lần để bà biết rằng tôi vẫn sống tốt, bình an", ông bày tỏ.Đến Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông cảm thấy thích ngày tết ở đây khi mọi người trang trí tết đầy màu sắc khắp phố phường. Ở Việt Nam, tết là đoàn viên, là sum họp của mọi người thân trong gia đình nên ông thực sự hy vọng sẽ đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình.Chị Jade Yperman (23 tuổi) là con gái của người đàn ông Pháp cũng ở Việt Nam hơn 1 tháng nay trong hành trình đi du lịch của mình. Cô con gái hy vọng ước mơ của cha dịp năm mới sẽ trở thành sự thật.Những ngày tới đây, ông Guillaume và gia đình sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam của mình. Hành trình đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi lớn trong cuộc đời người đàn ông Pháp: "Mẹ tôi là ai?".Ai có tin tức về gia đình ruột của ông Guillaume Zen Yperman vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com (gặp ông Huỳnh Tấn Sinh). Vô cùng biết ơn!
Tuyển sinh 2024: Lời khuyên khi chọn ngành 'hot'
Những ngày cuối năm là khoảnh khắc tuyệt vời để gửi lòng biết ơn đến bản thân và những người xung quanh. Nhiều người cám ơn nỗ lực của chính họ khi đã vượt qua những ngày khó khăn, những đồng nghiệp đồng hành trong công việc và cả những người thân yêu trong cuộc sống. Khoảnh khắc này hãy nhìn lại để trân trọng đồng thời hướng tới tương lai, đặt ra những mục tiêu, kế hoạch mới trong năm 2025.Trang fanpage "Sài Gòn nghen" với 2 triệu người theo dõi chia sẻ bài đăng với nội dung về ngày cuối cùng của năm 2024. "Chúc bạn và những người thân yêu một năm mới tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc và may mắn. Mong rằng tất cả sẽ có một cái tết thật ấm áp bên gia đình và bạn bè. Và giờ đây, hãy tạm gác lại mọi lo toan, dành cho bản thân một khoảng thời gian thư giãn thật sự và tràn đầy năng lượng để chào đón một năm mới với những điều tốt đẹp đang chờ", quản trị viên viết.Tài khoản Mỹ Liên viết, năm 2024 sắp khép lại để lại nhiều cảm xúc, bài học và những dấu ấn khó quên. Đó là một năm của sự cố gắng, trưởng thành và không ít thử thách. Nhìn lại hành trình đã qua, bản thân nhận ra rằng, mỗi khó khăn là cơ hội để rèn luyện, học cách kiên trì và mạnh mẽ hơn. Những niềm vui dù nhỏ bé cũng chính là động lực giúp chị tiếp tục bước đi, giữ vững niềm tin vào cuộc sống."Những người đồng hành: thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người yêu thương, hiểu mình luôn là nguồn cảm hứng và sự hỗ trợ tuyệt vời nhất cho tôi. Dù không phải mọi kế hoạch đều hoàn hảo, nhưng tôi tự hào vì đã không ngừng nỗ lực. Những thành công nhỏ nhoi hay thất bại đều dạy tôi cách yêu thương bản thân hơn, trân trọng từng khoảnh khắc hơn. Gửi lời cám ơn chân thành đến những người đã ở bên tôi trong hành trình đã qua. Sự yêu thương và ủng hộ của mọi người là món quà quý giá nhất mà tôi nhận được. Bước sang năm mới 2025, tôi không mong gì hơn ngoài mạnh khỏe, bình an và một trái tim luôn hướng về phía trước. Hy vọng rằng tôi sẽ tiếp tục đón nhận những thử thách mới với sự can đảm và khát khao khám phá", chị trải lòng. Anh Dương Quốc Đỉnh (quê ở Bạc Liêu) chia sẻ, tốt nghiệp đại học, bản thân may mắn có một công việc gần nhà ổn định. Trừ những lúc đi công tác hay đi chơi, anh đều về nhà để ăn cơm cùng gia đình. Năm 2023, anh đã có 30 ngày liên tiếp với những bữa cơm một mình để nhận ra bữa cơm gia đình là một trong những điều quý giá, một nét truyền thống đẹp của người Việt. Bữa cơm gia đình là nơi mọi người cùng nhau sum họp, trò chuyện sau một ngày dài làm việc. Bữa cơm gia đình không cần phải cầu kỳ những món ăn thật ngon nhưng đó là nơi anh được ăn những món ăn do chính tay mẹ nấu. Cơm quán ăn mãi rồi cũng sẽ ngán nhưng vị cơm mẹ nấu ăn mấy chục năm vẫn nhớ hoài, không nơi đâu có thể thay thế được.Năm 2024, anh đã ăn cùng gia đình hơn 800 bữa cơm, là những khoảnh khắc anh nhận ra hạnh phúc là đây, khi tất cả những người thân yêu vẫn mạnh khoẻ. Anh may mắn vì không phải đợi đến tết hay các dịp lễ mới được ăn những bữa cơm sum họp. Anh hạnh phúc vì mỗi lần chỉ cần nói với mẹ: "Mẹ ơi, tự nhiên con thèm ăn món này quá!" thì lập tức bữa sau mẹ làm ngay món đó."Vị cơm nhà thật đặc biệt trong ký ức của mỗi người. Bếp củi của mẹ vẫn cháy đỏ, hương củi hòa quyện cùng ánh nắng chiều, gió khẽ đưa hương lan tỏa khắp gian nhà. Một mùi vị thật quen thuộc, chứa đựng cả tuổi thơ, nhớ cả những lần mẹ nhờ nhóm lửa mà cả tiếng vẫn chưa cháy, rồi phải cầu cứu mẹ. Giờ đây bếp gas, bếp điện có đủ rất tiện lợi nhưng vị cơm nấu bằng bếp củi vẫn ngon khó tả", anh Đỉnh viết, Bữa cơm nhà là khi tất cả thành viên cùng đợi nhau sau những giờ bôn ba cuộc sống. Là khi mình được thoải mái ăn những món mình thích. Là khi mình dù bận đến mấy vẫn dành thời gian cho gia đình. Còn bạn năm 2024 đã ăn cơm cùng gia đình bao nhiêu lần?