Hà Lan sắp triển khai hệ thống Patriot sát sườn Nga
Đội tuyển Việt Nam đã trải qua hơn 90 phút trên sân Rajamangala với rất nhiều áp lực, đặc biệt đến từ hàng chục ngàn CĐV của đội chủ nhà. Tuy nhiên, bằng lợi thế đã tạo ra ở trận chung kết lượt đi, bằng chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik và bằng bản lĩnh của các cầu thủ và niềm tin của người hâm mộ ở quê nhà, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng chung cuộc qua 2 lượt trận với tổng tỷ số 5-3 qua đó lần thứ 3 nâng cao chiếc cúp vô địch AFF Cup.Xuân Son chấn thương nghiêm trọng, Việt Nam dẫn trước rồi lại bị dẫn ngược 2-1 nhưng cuối cùng bằng bản lĩnh và tinh thần không bỏ cuộc, các chiến binh sao vàng vẫn đưa thành công cúp vô địch thứ ba về cho đất nước. Hành trình ở AFF Cup năm nay của đội tuyển Việt Nam là sự kết hợp giữa những gương mặt cũ đã từng lên ngôi ở giải đấ này năm 2018 cùng những gương mặt trẻ mới toanh, trong đó đặc biệt là Nguyễn Xuân Son - tiền đạo nhập tịch khiến cả Đông Nam Á phát "sốt". Dù chỉ tham gia từ giai đoạn sau của giải, Xuân Son ghi bàn tằng tằng và xuất sắc giật luôn danh hiệu "Vua phá lưới" của giải. Như cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn đã nhận định với Báo Thanh Niên, Xuân Son không chỉ có khả năng ghi bàn mà còn có khả năng thu hút "vệ tinh", tạo động lực để đồng đội cùng thi đấu hết sức mình. Hành trình này khép lại với Xuân Son không thực sự hoàn hảo khi anh dính chấn thương nặng, đó có lẽ là điều đáng tiếc nhất.Xuân Son tỏa sáng rực rỡ nhưng cũng không thể không nhắc đến những cá nhân khác, từ thủ thành Nguyễn Filip, Đình Triệu đến hàng phòng ngự như Duy Mạnh, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Tiến Dũng, Thành Chung, Thanh Bình, Tiến Anh, Tấn Tài, Văn Vĩ đến hàng tiền vệ như Hoàng Đức, Văn Khang, Hai Long, Quang Hải, Thành Long, Ngọc Tân, Ngọc Quang, Văn Toàn, hay hàng công như Vĩ Hào, Tuấn Hải, Tiến Linh, Thanh Bình,... đặc biệt là HLV Kim Sang-sik cùng các thành viên ban huấn luyện đã cùng tạo ra một đội tuyển gắn kết, ăn ý và giàu sức chiến đấu. Cũng không thể không nhắc đến hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã luôn dõi theo, cổ vũ và đặt niềm tin tuyệt đối vào đội tuyển. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnNhững kỷ lục bị phá vỡ tại giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam VBA 2023
Những ngày gần đây, nhiều giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa bức xúc khi đã được tuyển dụng vào viên chức nhưng không được xếp lại lương (tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) theo quy định khiến họ bị thiệt thòi. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, giáo viên khi tuyển dụng làm viên chức thì UBND cấp huyện (đơn vị tuyển dụng) phải căn cứ theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29.11.2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực từ ngày 15.1.2019); Thông tư số 05 do Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 2 và lên hạng 1 đối với viên chức hành chính, viên chức văn thư, viên chức lưu trữ; xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức (có hiệu lực từ ngày 15.8.2024) và một số quy định, hướng dẫn khác để xếp lương cho viên chức.Tuy nhiên, H.Hoằng Hóa đã "bỏ quên" việc xếp lại lương cho giáo viên được tuyển dụng làm viên chức trong giai đoạn từ năm 2018 - 2024, với số lượng 191 giáo viên. Không chỉ "quên" xếp lại lương mà H.Hoằng Hóa còn "quên" điều chỉnh phụ cấp thâm niên nhà giáo cho nhiều giáo viên khác. "Theo quy định thì chúng tôi thuộc diện được xếp lương với mức cao hơn hiện tại khi được tuyển dụng vào viên chức. Nhưng đến nay đã nhiều năm tính từ khi Nghị định 161 có hiệu lực, và hơn 6 tháng từ khi Thông tư 05 có hiệu lực, UBND H.Hoằng Hóa vẫn chưa thực hiện xếp lương tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho chúng tôi. Chúng tôi cũng đã làm đơn gửi UBND H.Hoằng Hóa, thậm chí đến trực tiếp hỏi Phòng Nội vụ huyện (đơn vị tham mưu, thực hiện các thủ tục xếp lương cho viên chức - PV) nhưng cũng không biết khi nào mới được xếp lương theo quy định", một giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa cho hay.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hùng Thao, Trưởng phòng Nội vụ UBND H.Hoằng Hóa, xác nhận việc huyện này chưa thực hiện xếp lại lương cho 191 giáo viên là đúng thực tế.Ông Thao lý giải nguyên nhân chậm xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là do các quy định không nói rõ xếp lương tính từ thời điểm giáo viên được tuyển dụng vào viên chức hay từ thời điểm quy định có hiệu lực."Do các quy định chưa rõ ràng nên chúng tôi chưa biết khi xếp lương cho giáo viên thì tính từ thời điểm nào. Còn số lượng giáo viên và các loại hồ sơ chúng tôi đã tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ. Do đó, chúng tôi đang có văn bản để gửi Sở Nội vụ xin ý kiến" ông Thao nói.Ông Thao cho biết thêm, sắp tới, khi có hướng dẫn của Sở Nội vụ, nếu tiến hành xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thì phải cần gần 14 tỉ đồng để trả lại tiền cho giáo viên (giáo viên truy lĩnh) theo quy định. Do đó, H.Hoằng Hóa phải chờ tỉnh bố trí kinh phí thì mới có thể thực hiện.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2018 - 2024 cũng tuyển dụng giáo viên vào viên chức như H.Hoằng Hóa, nhưng các địa phương đều căn cứ theo quy định hiện hành để kịp thời xếp lại lương cho giáo viên, nên không xảy ra tình trạng "bỏ quên" quyền lợi giáo viên như ở H.Hoằng Hóa.Sáng 21.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Quốc Huy, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa, cho biết ông chưa nhận được báo cáo của UBND H.Hoằng Hóa về sự việc như nêu trên.Theo ông Huy, về nguyên tắc là khi các địa phương tuyển dụng giáo viên phải thực hiện xếp lương theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ông Huy cũng cho biết, từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa từng xảy ra việc "quên" xếp lại lương cho viên chức như ở H.Hoằng Hóa hiện nay.
Cục trưởng CSGT và Giám đốc Công an TP.HCM được thăng hàm thiếu tướng
Chiều 23.1, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Đạt (44 tuổi, trú xã Dân Tiến, H.Khoái Châu, Hưng Yên) về tội sử dụng hóa chất ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.Làm việc với cảnh sát, ông Đạt khai nhận khoảng tháng 10.2024, thuê nhà và sử dụng hóa chất tăng trưởng 6-benzyl aminopurine để sản xuất giá đỗ với mục đích làm giá đỗ mập, to tròn, bóng đẹp mắt và ít rễ hơn.Theo PC03 Công an tỉnh Hưng Yên, 6-benzyl aminopurine là chất kích thích tăng trưởng tế bào (cytokinin), nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Khi hít hoặc tiếp xúc qua da lâu dài có thể làm thai nhẹ ký, não úng thủy và các dị tật bẩm sinh; ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong. Tại cơ sở sản xuất, ông Đạt pha chế dung dịch 6-benzyl aminopurine và tưới lên giá đỗ vào cuối ngày thứ 3 trong quy trình sản xuất giá đỗ. Trung bình mỗi ngày cơ sở của ông Đạt thu hoạch khoảng 500 kg giá đỗ thành phẩm và bán cho các tiểu thương tại chợ đầu mối nông sản Sông Hồng tại xã Yên Phú (H.Yên Mỹ, Hưng Yên).Bị can Đạt khai nhận, từ tháng 10 - tháng 12.2024, đã sản xuất và bán ra thị trường cho người tiêu dùng khoảng 30 tấn giá đỗ có sử dụng hóa chất 6-benzyl aminopurine với giá trị khoảng 180 triệu đồng.Trước đó, ngày 16.12.2024, bị can Đạt đã bị Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cùng về hành vi nêu trên.Bị can Đạt cho hay bản thân nhận thức được việc sử dụng hóa chất 6-benzyl aminopurine để sản xuất, nuôi trồng giá đỗ là sai, vi phạm pháp luật nhưng do hám lời nên vẫn dùng để sản xuất giá đỗ, bán ra thị trường.
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.
Thi công kéo dài làm khổ dân
Ngày 3.1, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng, chống xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh.Theo đó, ông Tuấn yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; kiên quyết xử lý và yêu cầu chủ đầu tư phải tự phá dỡ hoặc tổ chức cưỡng chế phá dỡ phần sai phạm. Cụ thể, các cán bộ, công chức cấp xã phải tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng, học tập do các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan hướng dẫn về nghiệp vụ có liên quan đến lĩnh vực quản lý để nâng cao kiến thức và thực thi công vụ đạt hiệu quả. Xây dựng mô hình giao cho cán bộ khu phố, thôn, xóm khi phát hiện công trình vi phạm trên địa bàn quản lý phải thông báo cho công chức cấp xã để kiểm tra, xử lý kịp thời… UBND cấp xã có trách nhiệm triển khai các biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu. Kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trên đất không được phép xây dựng. Kiên quyết cưỡng chế phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm pháp luật về đất đai.UBND cấp huyện thực hiện quản lý trật tự xây dựng theo phân cấp quy định. Theo dõi việc xử lý các công trình vi phạm, cương quyết xử lý đối với các công trình xây dựng vi phạm không chấp hành các nội dung trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức cưỡng chế theo quy định.Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát các trường hợp công trình vi phạm còn tồn tại trên địa bàn, chỉ đạo kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm. Đồng thời ngăn chặn, xử lý kịp thời để không phát sinh vi phạm mới. Xử lý nghiêm cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng thiếu trách nhiệm, không phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc không đề xuất xử lý kịp thời các vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn được phân công phụ trách.UBND cấp huyện còn có trách nhiệm chỉ đạo ban xử lý, chống lấn, chiếm đất đai và tổ công tác cấp xã tiến hành kiểm tra về quản lý, sử dụng đất trên từng địa bàn cấp xã; chỉ đạo UBND cấp xã rà soát thống kê, phân loại từng trường hợp vi phạm và đề xuất hướng xử lý phù hợp theo quy định… Đặc biệt, xem xét, xử lý trách nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã; lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc và công chức được giao nhiệm vụ quản lý trên địa bàn do buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.Sở TN-MT tỉnh Bình Định theo dõi việc thực hiện kế hoạch xử lý lấn, chiếm đất đai trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm chưa được xử lý từ trước đến nay, lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý đất đai.Sở Xây dựng tỉnh Bình Định có trách nhiệm đôn đốc việc khắc phục hậu quả, xử lý dứt điểm các trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng nhằm hạn chế trường hợp có công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn nhưng không xử lý, không lập hoặc chậm lập hồ sơ xử lý theo quy định.