Không phải tiết canh, đây là món Việt bị xếp vào 100 món tệ nhất thế giới
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Tim mạch châu Âu phát hiện mỡ giữa các cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong tim, theo báo Telegraph.Giáo sư Viviany Taqueti, bác sĩ tim mạch tại Trường Y Harvard, người tham gia nghiên cứu, chia sẻ rằng dữ liệu của họ lần đầu tiên cho thấy mô mỡ trong cơ tiềm ẩn nguy cơ cao hơn nhiều so với các loại mỡ khác như mỡ dưới da, mỡ ngoại tâm mạc quanh tim, hay mỡ tại gan.Một số người bị tình trạng gầy bên ngoài, béo bên trong (TOFI), họ không thừa cân nhưng họ vẫn tích tụ mỡ ở cơ.Tiến sĩ Bret Goodpaster, giám đốc khoa học tại tổ chức Advent Health (Mỹ) cho rằng khi bạn già đi, bạn sẽ tích tụ nhiều mỡ hơn. Vì vậy, những người lớn tuổi có cùng chỉ số BMI với người trẻ tuổi vẫn có khả năng sẽ tích mỡ cơ lớn hơn.Nói cách khác, bạn đang có cân nặng ổn, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh nhưng có mô mỡ quấn quanh cơ thì chưa chắc bạn không bị nguy cơ mắc bệnh tim."Nếu bạn có nhiều mỡ trong cơ thì bạn sẽ kháng insulin hơn và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn", tiến sĩ Bret Goodpaster nói thêm.Các nhà nghiên cứu còn tin rằng, mỡ trong và xung quanh cơ bắp của chúng ta có thể tích tụ do lượng calo dư thừa và lối sống ít vận động.Cơ bắp của bạn ít có khả năng bị mỡ tích tụ nếu bạn giữ chúng ở trạng thái tốt với các bài tập rèn luyện thường xuyên. Ngược lại, nếu chúng không khỏe mạnh, bạn dễ bị cơ mỡ, có thể dẫn đến bệnh vi mạch vành (CMD). Điều này dẫn đến đau ngực và một số trường hợp suy tim.Theo các nghiên cứu, cứ mỗi 1% mỡ cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc CMD của một người lên 2% và nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn lên 7%.Thông qua nghiên cứu, giáo sư Taqueti kỳ vọng việc đánh giá mỡ cơ góp phần quan trọng vào sự nhận định căn bệnh béo phì, vì theo bà, sử dụng "các số liệu thô như chỉ số khối cơ thể (BMI), là chưa đủ".Một cá nhân làm giá cổ phiếu bị phạt 1,5 tỉ đồng
Khi còn bé, Dương Khánh Ngọc đã là một người rất tự tin và sớm bắt đầu tham gia các hoạt động xã hội. Với sự nhiệt huyết của mình, cô đã hỗ trợ được hơn hàng ngàn trẻ em, gia đình và người có hoàn cảnh khó khăn. Khánh Ngọc không chỉ mang đến niềm vui và hy vọng cho những mảnh đời kém may mắn, cô còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ trong tham gia, giúp đỡ cộng đồng. Khánh Ngọc lớn lên trong một gia đình có truyền thống kinh doanh và đã tham gia vào nhiều hoạt động xã hội. Gia đình luôn là nguồn cảm hứng lớn lao, gieo mầm trong cô những khát khao lan tỏa tình yêu thương và hy vọng. Với truyền thống đó, Khánh Ngọc luôn hướng đến nhiều hoạt động kinh doanh và xã hội. Cô đã tổ chức và tham gia nhiều chuyến thăm bệnh viện, nhà trẻ mồ côi để huy động được nhiều nguồn lực và trao đi hàng nghìn món quà, bánh ngọt, và thú nhồi bông đến tận tay các em. Những nụ cười rạng rỡ và ánh mắt hân hoan của các em nhỏ là minh chứng sống động cho tác động tích cực mà cô gái nhỏ Việt Nam đã tạo ra.Không dừng lại ở việc giúp đỡ cá nhân, Khánh Ngọc còn chủ động tham gia với tư cách là thành viên của nhiều dự án của các tổ chức doanh nghiệp khác như dự án hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em của một tập đoàn danh tiếng tại Việt Nam. Ngoài ra, cô cũng còn tích cực tham gia các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Khánh Ngọc đã tham gia để trồng cây ở nhiều địa phương, giúp giảm lượng khí thải, phát huy ý thức tích cực bảo vệ môi trường đến cộng đồng. Điển hình là chương trình Net Zero mà Việt Nam là một trong những nước tích cực tham gia.Không chỉ nổi bật trong các hoạt động xã hội, Khánh Ngọc còn đạt nhiều thành tích học tập xuất sắc. Cô đã tham gia và từng giành giải thưởng từ cuộc thi Hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc (MUN), một hình thức giả lập những phiên họp cấp cao của các Hội đồng trực thuộc Liên Hợp quốc. Khánh Ngọc là một trong những thành viên tích cực và được đánh giá cao ở phiên họp Hội đồng về Nhân quyền. Ngoài ra với đầu óc nhạy bén, cô thấy phấn khởi và muốn thử sức mình liên quan đến kinh doanh trong thời đại công nghệ số và trí tuệ nhân tạo. Cô và đồng đội đã đạt được giải nhất trong cuộc thi Digital Enterprise về khởi nghiệp và kinh doanh trên nền tảng trực tuyến.Khánh Ngọc còn đồng thời còn là nhà đồng sáng lập và chủ tịch câu lạc bộ DECA tại trường. Khánh Ngọc đã mang lại cơ hội cho nhiều học sinh được tham gia các cuộc thi kinh doanh quốc tế và phát triển kỹ năng thực tiễn. Với vai trò lãnh đạo, cô đã kết nối các thành viên và tạo động lực để họ khám phá tiềm năng của bản thân. Với những nỗ lực đạt được, Khánh Ngọc được trường đang theo học sẵn sàng trao học bổng để động viên. Giải thưởng The Diana Award được thành lập vào năm 1999 dưới sự bảo trợ của cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown, là biểu tượng tôn vinh tinh thần nhân ái và lãnh đạo trẻ. Giải thưởng đánh giá ứng viên dựa trên năm tiêu chí: tầm nhìn, tác động xã hội, khả năng truyền cảm hứng, tinh thần lãnh đạo trẻ, và hành trình phục vụ cộng đồng.Việc Khánh Ngọc nhận giải thưởng này không chỉ ghi nhận thành tựu cá nhân của cô mà còn là niềm tự hào của Việt Nam. Giải thưởng này mang tới thông điệp mạnh mẽ rằng các bạn trẻ Việt Nam và trên toàn thế giới hoàn toàn có khả năng làm nên điều kỳ diệu khi được trao quyền và hỗ trợ đúng cách.Hiện tại, Khánh Ngọc đang chuẩn bị hành trang để bước vào cánh cửa đại học. Nước Mỹ là nơi cô đang hướng đến với hy vọng được học tập, tiếp cận nền kinh tế - giáo dục tiên tiến và văn minh hiện đại. Cô khát khao được tiếp tục lan tỏa tình yêu thương và cống hiến hết mình cho cộng đồng trong nước và quốc tế. Với trái tim đầy nhiệt huyết, Khánh Ngọc sẽ không ngừng theo đuổi ước mơ, chứng minh rằng sức mạnh của lòng nhân ái có thể tạo nên sự khác biệt lớn lao. Hành trình của cô là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ Việt Nam, khuyến khích các bạn trẻ luôn theo đuổi những giá trị tích cực và góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Cách dùng iPhone phát YouTube khi đang tắt màn hình
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.
Giá heo hơi bình quân cả nước mức 59.700 đồng/kg. Giá heo hơi của các doanh nghiệp lớn từ 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Chiến sự Ukraine ngày 794: Nga tập kích dữ dội hạ tầng năng lượng đáp trả Kyiv
Chị Lê Nguyễn Thùy Linh, Giám đốc UNESCO-CEP, chia sẻ: "Chúng tôi tin tưởng chương trình Talent Generation sẽ khơi gợi và truyền cảm hứng giúp sinh viên Việt Nam phát triển toàn diện bản thân và chuẩn bị tốt cho tương lai từ những nền tảng kiến thức, kỹ năng được chia sẻ trong chương trình. Từ đây, có thể góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền vững bằng cách bồi dưỡng thế hệ nhân lực trẻ Việt Nam đầy đủ năng lực, phẩm chất và trách nhiệm".