Samsung đưa Galaxy AI đến hàng triệu thiết bị Galaxy cũ
Ban tổ chức Miss Cosmo Vietnam - Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 vừa công bố thí sinh Hoàng Thị Bích Tuyền, nhận được sự quan tâm của khán giả. Cô sinh năm 1992, quê Cần Thơ, từng vào top 12 Duyên dáng bolero 2019. Trong hồ sơ dự thi, Bích Tuyền cho biết cô từng tốt nghiệp chuyên ngành Thanh nhạc, có bằng cử nhân Quản lý văn hóa và mang hàm đại úy. Hiện tại, người đẹp đang công tác tại Nhà hát Quân đội (khu vực phía nam).Bích Tuyền chia sẻ vì sinh ra và lớn lên trong một vùng quê nghèo, từ nhỏ cô đã ý thức được tầm quan trọng của việc học trong hành trình thực hiện ước mơ. Người đẹp sinh năm 1992 viết trong hồ sơ đăng ký: “Tôi từng là một cô bé với ước mơ trở thành ca sĩ - một giấc mơ tưởng chừng xa xỉ. Nhưng bằng sự kiên trì và cố gắng, tôi đã biến điều đó thành hiện thực. Tôi chọn môi trường quân đội vì nơi đây giúp tôi trưởng thành hơn, không chỉ trong chuyên môn mà còn trong nhiều khía cạnh khác của cuộc sống”. Đến với Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025, Bích Tuyền mong muốn lan tỏa thông điệp đến với mọi người: “Dù con đường phía trước có khó khăn, chông gai đến đâu, chỉ cần bạn dám ước mơ, dám hành động thì không gì là không thể". Hiện tại, hồ sơ đăng ký của Bích Tuyền đang nhận được sự quan tâm từ phía cư dân mạng. Bởi đây là lần hiếm hoi có sự góp mặt của một thí sinh mang hàm đại úy tranh tài ở một cuộc thi nhan sắc, dù chỉ mới là vòng thi ảnh online. Trong khi đó, một số khán giả tò mò về phần thể hiện của Bích Tuyền ở những vòng tranh tài sau của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025. Chia sẻ với chúng tôi, thí sinh quê Cần Thơ nói cô biết đến Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 từ những người bạn từng dự thi trước đó và cả qua mạng xã hội. Khi được mọi người ủng hộ và thấy bản thân cũng đáp ứng đủ các điều kiện cần của ban tổ chức, cô đắn đo một thời gian rồi quyết định ghi danh. “Một số bạn cũng ngạc nhiên với quyết định của tôi, nhưng cũng có nhiều người bên cạnh ủng hộ, cổ vũ. Vì nói thật, trước giờ tôi chỉ toàn hát, tham gia các chương trình truyền hình và đây là lần thi hoa hậu đầu tiên. Có một số người bạn khi biết tôi ghi danh tranh tài đã hỗ trợ nhiệt tình về trang phục, hình ảnh… Điều đó cho tôi thêm nhiều động lực”, cô nói. Theo lời Bích Tuyền, khi hồ sơ của cô xuất hiện trên trang chủ cuộc thi đã may mắn nhận được sự quan tâm của mọi người. Người đẹp nói chính những bình luận tích cực là nguồn động lực để bản thân cố gắng nhiều hơn. Được hỏi về việc có áp lực vì mang hàm đại úy đến với một đấu trường nhan sắc, cô gái quê Cần Thơ thẳng thắn: “Khi quyết định tham gia cuộc thi, tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều áp lực. Vì có lẽ từ trước đến nay có rất ít các thí sinh tham gia cuộc thi sắc đẹp có quân hàm như mình. Nên đây cũng là một áp lực nặng nề hơn nữa”. Song Bích Tuyền khẳng định thêm cô xem Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 như một sân chơi, một bước ngoặt giúp mình bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm những điều mới mẻ. Cô tâm sự: “Tôi không đặt nặng chuyện có được danh hiệu gì hay không. Quan trọng sau cuộc thi, tôi nhận lại được những gì? Những trải nghiệm, kinh nghiệm, những người bạn mới và quan trọng tôi đã chiến thắng được chính bản thân, để mọi người có cái nhìn khác hơn về mình”.Người đàn ông đi khám rối loạn cương được bác sĩ phát hiện mắc bệnh tim mạch
Nhiều tiểu thương bán hoa tết ở các chợ hoa TP.HCM thở dài nói rằng năm nay, tình hình buôn bán chậm hơn so với những năm trước. Họ cũng chủ động hạ giá hoa ở mức phù hợp để hút khách mua hơn, mong sớm bán hết về ăn tết cùng gia đình.9 năm bán hoa tết ở một chợ hoa nổi tiếng ở Q.Gò Vấp, chị T., một chủ vườn ở miền Tây tâm sự năm nay, bán "ế thê thảm". Ngồi từ sáng tới chiều 28 tết, chị chỉ mới bán được vài cặp bông vạn thọ, trong khi còn hàng trăm chậu đang chờ khách mua.Chăm bón hoa vất vả để tết mang lên TP.HCM bán, chị T. hạnh phúc vì được đem tết đến mọi người. Ở chợ hoa này bao năm nay, chị có vô số những kỷ niệm cùng khách, đặc biệt là những vị khách dễ thương, năm nào cũng ghé ủng hộ."Có người này cũng có người kia, không ít khách trả giá ở mức quá đáng, mình không chịu thì họ kỳ kèo mãi. Nhiều người đợi tới ngày giao thừa mình bán ế, đòi mua với giá rẻ không thể chấp nhận được dù mình đã giảm giá sâu", chị bày tỏ.Chủ vườn nói rằng có năm bán không hết, chị thà đập chậu bỏ hoa, những năm gần đây thì đem cho chùa chứ nhất quyết không bán rẻ vì sợ tạo tiền lệ xấu. Chị lo lắng nếu bán với mức giá "khó chấp nhận" đó, nhiều người sẽ có thói quen chờ đến ngày cuối cùng để ép giá người bán. Người phụ nữ chia sẻ rằng việc trả giá trong buôn bán là điều bình thường, nếu thuận mua vừa bán thì tốt, còn không cũng chẳng sao. Tuy nhiên, chị hy vọng người mua hiểu được giá trị của từng chậu hoa để có mức trả giá phù hợp vì chị khẳng định từ trước đến giờ, chị chưa bao giờ nói thách với khách."Tình hình buôn bán năm nay tệ quá. Nếu năm nay thất bại, mình cũng nghĩ tới chuyện bỏ nghề", chị thở dài, chia sẻ.Vừa mua hoa chị T. chiều 28 tết, một vị khách cho biết mình là khách quen của chị và hầu như năm nào cũng đến ủng hộ. "Hoa ở đây đẹp, những năm trước chưng được lâu. Thêm nữa là chị bán rất dễ thương.Bản thân mình nghĩ việc trả giá khi mua hoa cũng là điều vui, nhưng trả giá sao cho vui mình mà cũng vui người ta, chứ nếu trả quá sâu, kỳ kèo mãi thì cũng kỳ. Tôi cũng không bao giờ lợi dụng sát giao thừa để ép người bán vì thứ nhất lúc đó hoa không còn quá đẹp, thứ hai là làm vậy cũng tội người bán, họ cũng từ quê lên thành phố để mưu sinh những ngày này, ăn ngủ ngoài đường, xa gia đình…", chị bày tỏ.Chị H., một nhà vườn đến từ Bến Tre cũng có hàng chục năm bán hoa tết ở TP.HCM. Tết năm nay là một năm buôn bán không mấy thuận lợi, nhưng chị nói rằng "còn nước còn tát", cứ đợi đến phút cuối xem tình hình thế nào.Nhiều năm buôn bán, chị gặp nhiều khách khác nhau. "Năm nay, tôi gặp nhiều vị khách dễ thương lắm. Có một khách là cô Việt kiều Mỹ, cũng gần 80 tuổi rồi mà nhìn trẻ lắm, cô mua chậu hoa kiểng giá 1 triệu, nhưng trả giá còn 800.000 đồng. Thấy cô dễ thương nên mình cũng chịu giá. Lúc thanh toán, cô gửi mình 1 triệu, nói còn lại lì xì. Lúc đó, mình bất ngờ mà cũng vui lắm", chị cười kể lại.Có những năm bán đắt, chị H. không phải bán hoa tết tới ngày giao thừa. Nhưng cũng có những năm bán chậm, chị phải ở lại. Chị H. cho biết Tết Nguyên đán Ất Tỵ này, chị phải ở lại vì còn hàng trăm chậu hoa cúc mâm xôi chưa bán xong.Hiện tại, chị cho biết đã giảm giá sâu. Tuy nhiên ngày mai, chị chia sẻ sẽ tiếp tục giảm, hy vọng bán hết để có thể sớm về ăn tết cùng gia đình. Chị H. nói rằng mức giảm giá của mình chạm đáy cũng 200.000 đồng/cặp cúc mâm xôi, không thể thấp hơn."Cúc của tôi là cúc bự, hoa đẹp, nếu giảm nữa thì không có lời. Tôi không phải người trồng mà cũng nhập về từ bà chị. Nếu ai đó lợi dụng ngày 30 để ép giá, mua với giá rẻ mạt, tôi thà bỏ chứ không bán. Bán mà không có lời thì bán làm chi, còn tạo tiền lệ xấu", chị tâm sự.Anh V., một người bán hoa tết khác ở Q.Gò Vấp cũng cho biết ngày cuối cùng trong năm, anh vẫn hay xả hàng với mức giá rẻ. Tuy nhiên theo anh, giá của chợ vãn vẫn phải ở mức chấp nhận được chứ không phải "rẻ như cho". Anh hy vọng năm nay buôn may bán đắt để không phải bán xả lỗ.
Báo Úc xếp Việt Nam vào nhóm điểm đến hợp túi tiền và đáng giá nhất thế giới
Ngày 25.1, thông tin từ Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương cho biết Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có quyết định phân công ông Nguyễn Lộc Hà giữ chức vụ Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, thay cho ông Nguyễn Hoàng Thao, nguyên Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1.11.2024.Trước đó, tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương (ngày 30.12.2024) đã bầu ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương làm Phó bí thư Tỉnh ủy với 100% số phiếu đồng ý (46/46).Ông Nguyễn Lộc Hà (50 tuổi, quê quán P.Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát, Bình Dương) có trình độ cử nhân kiến trúc, cử nhân kinh tế chính trị, cao cấp lý luận chính trị, được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 10.2020.Đến ngày 13.1, Tỉnh ủy Bình Dương đã công bố quyết định của Ban Bí thư T.Ư Đảng chuẩn y ông Nguyễn Lộc Hà, giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy và đến nay ông Nguyễn Lộc Hà được phân công giữ chức vụ Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Dương.Tỉnh ủy Bình Dương hiện gồm có: ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Lộc Hà, Phó bí thư thường trực và ông Võ Văn Minh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.Trước đó, HĐND tỉnh Bình Dương cũng tổ chức kỳ họp miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đối với ông Nguyễn Lộc Hà.
Suốt cả mùng 4, Nguyễn Gia Hân (18 tuổi), ngụ ở P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức (TP.HCM) vẫn chưa thể mua vé xe từ Bạc Liêu về TP.HCM. Hân cho biết gia đình cô dự định đi hành hương, tham quan các địa điểm nổi tiếng và thưởng thức ẩm thực địa phương vào đêm mùng 4, sau đó trở về TP.HCM vào trưa mùng 5 để kịp đi làm, đi học. Tuy nhiên, dù đã "săn" được vé chiều đi, cô không khỏi bất ngờ khi nhân viên nhà xe thông báo đã hết vé chiều về vào mùng 5."Nhà mình đã gọi đến 5 nhà xe, nhưng tất cả đều thông báo hết vé cả ngày mùng 5 do lượng người từ các tỉnh miền tây đổ về TP.HCM quá đông. Sau đó, một nhà xe liên hệ lại. Họ cho biết vẫn còn chỗ vào lúc 23 giờ đêm mùng 5. Tuy nhiên, gia đình mình đành từ chối vì lo ngại không kịp giờ đi làm", Hân chia sẻ.Hỏi về cách xử lý với sấp vé chiều đi, Hân chia sẻ gia đình cô đã nghĩ đến phương án bỏ vé hoặc hoàn lại, chấp nhận mất 30% phí. Tuy nhiên, khi đến nhà xe trao đổi, cô may mắn được hỗ trợ dời lịch khởi hành sang một ngày khác mà không mất thêm phí. "Dù khá bất tiện khi phải thay đổi kế hoạch, nhưng đây vẫn là phương án tốt nhất so với việc mất vé hoặc tốn thêm tiền tìm phương tiện khác. Rút kinh nghiệm năm nay, chắc chắn lần sau mình sẽ đặt vé khứ hồi sớm để tránh rơi vào tình huống khó xử như vậy", Hân nói.Cũng rơi vào tình huống tương tự, Nguyễn Thanh Phong, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và gia đình từ Bình Dương đến Cà Mau du lịch từ mùng 2 tết. Đến chiều mùng 4, khi tìm vé về, họ tá hỏa khi tất cả nhà xe đều báo hết chỗ đến hết ngày mùng 5. Không muốn bị kẹt lại, cả nhà buộc phải tìm xe ghép hoặc bao nguyên xe.Phong cho biết dù giá vé cao gấp đôi so với đi xe thông thường nhưng vì cần về TP.HCM gấp để kịp công việc, gia đình Phong đành chấp nhận. "Lúc đó, mình cũng thử tìm xe khách nhưng nhà xe nào cũng báo hết vé. Cuối cùng, gia đình phải gom tiền để bao nguyên một xe 7 chỗ, tổng chi phí hơn 4 triệu đồng. Biết là mắc nhưng còn hơn bị kẹt lại", Phong nói.Phong cho biết nếu đặt vé sớm hơn, có thể gia đình sẽ không phải tốn thêm chi phí. "Lần sau mình sẽ rút kinh nghiệm, dù đi chơi gần hay xa cũng phải đặt vé khứ hồi ngay từ đầu, tránh cảnh bị động như thế này", Phong nói.Người viết đã liên hệ với các nhà xe như: Phương Trang, Hảo, Tuấn Hưng, Ngọc Ánh… để tìm hiểu tình trạng vé, nhưng tất cả đều xác nhận rằng vé từ các tỉnh miền Tây về TP.HCM trong những ngày cao điểm sau tết đã hết sạch từ sớm. Từ mùng 3, 4 tết, các tổng đài của nhiều phòng vé rơi vào tình trạng quá tải, liên tục báo bận do lượng khách liên hệ quá đông. Nhiều người cố gắng gọi đặt vé nhưng chỉ nhận lại âm thanh "ò e í". Không chỉ vậy, hệ thống đặt vé trực tuyến của một số nhà xe cũng bị tê liệt khiến hành khách không thể truy cập đặt chỗ.Nhân viên nhà xe Phương Trang (chi nhánh xa lộ Hà Nội) cho biết lượng khách năm nay tăng mạnh, đặc biệt vào ngày mùng 5, khiến vé kín lịch từ rất sớm. "Hầu hết hành khách đã đặt vé trước để đảm bảo có chỗ về TP.HCM sau kỳ nghỉ tết, rất khó để tìm được vé trống vào phút chót", nhân viên này nói.Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nhà xe Hảo. Đại diện nhà xe chia sẻ: "Vé mùng 5 tết đã hết sạch. Nhiều khách đến tận bến hỏi vé nhưng chúng tôi thực sự không còn chỗ trống".Trước tình thế này, nhiều hành khách buộc phải tìm phương án thay thế như đi xe ghép, thuê xe bao với giá cao hoặc chấp nhận lùi lịch trình để có vé về TP.HCM.
Trộm lộng hành, người dân lo lắng
Sau quá trình nâng cấp vắt qua 2 mùa bóng, CLB Quảng Nam hân hoan trở lại sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB Bình Dương lúc 17 giờ ngày 9.2. Như để bù lại cho cơn khát bóng đá người hâm mộ xứ Quảng dồn nén suốt bao lâu qua, sân Tam Kỳ sẽ hoạt động hết công suất sau lời đề nghị của CLB Đà Nẵng.Được biết trong suốt quá trình nâng cấp sân Tam Kỳ, CLB Quảng Nam của HLV Văn Sỹ Sơn vừa tập ở TP.Tam Kỳ, thuê tập thêm ở sân Quân khu 5 và mượn sân Hòa Xuân của người hàng xóm Đà Nẵng làm sân nhà.Nay khi nhà cửa đã được cải tạo khang trang hiện đại, hoàn cảnh bóng đá giữa 2 người anh em Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ đổi chỗ cho nhau. Dự kiến CLB Đà Nẵng sẽ chọn sân Tam Kỳ làm sân nhà mỗi khi đội chủ nhà Quảng Nam hành quân đến đất khách.Như Báo Thanh Niên từng thông tin hồi tháng 9.2024, kế hoạch thay mặt cỏ sân Hòa Xuân đã sớm được lãnh đạo TP.Đà Nẵng lên kế hoạch trong cảnh chất lượng mặt cỏ đã xuống cấp trầm trọng sau gần 10 năm đi vào hoạt động.Một lãnh đạo CLB Đà Nẵng chia sẻ: "Mặt cỏ sân Hòa Xuân đã xuống cấp quá mức, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chơi bóng của các cầu thủ, thể hiện rõ trong trận đấu giữa CLB Đà Nẵng và CLB Hà Nội ở vòng 10 ngày 19.1 vừa qua.Sau trận đấu, VPF và BTC V-League 2024 - 2025 đã có văn bản khuyến cáo CLB Đà Nẵng không sử dụng sân Hòa Xuân làm sân nhà vì không đủ tiêu chuẩn.Do vậy, theo yêu cầu của BTC giải, CLB Đà Nẵng đã có tờ trình gửi lên Sở VH-TT TP.Đà Nẵng nhờ giúp đỡ. Theo tôi được biết, lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã có công văn gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị hỗ trợ và nhận được phản hồi tích cực.Về tinh thần lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ủng hộ chuyện này, như cách CLB Quảng Nam từng mượn sân Hòa Xuân trong lúc chờ sửa sân Tam Kỳ. Nhưng đầu tuần tới lãnh đạo CLB, lãnh đạo TP.Đà Nẵng có cuộc họp chính thức với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chúng tôi mới có thể có câu trả lời chính thức".Nếu không có gì thay đổi, CLB Đà Nẵng sẽ có trận đấu đầu tiên trên sân Tam Kỳ với tư cách "sân nhà" vào ngày 14.2 tới, khi tiếp đón đội bóng trong nhóm đầu Thể Công Viettel ở vòng 13.Cũng theo lãnh đạo CLB Đà Nẵng: "Mọi thủ tục chuẩn bị nâng cấp sân Hòa Xuân đã sẵn sàng, thực tế đã tiến hành cải tạo một phần hệ thống cấp thoát nước. Ngay sau khi tỉnh Quảng Nam "bật đèn xanh" cho CLB Đà Nẵng mượn sân Tam Kỳ làm sân nhà, sân Hòa Xuân sẽ bước vào thực hiện cải tạo ngay".Chuyện các CLB mượn sân của nhau không hiếm. CLB SLNA từng phải mượn sân Hà Tĩnh khi sân Vinh bị VPF "tuýt còi" ở V-League 2021 hay CLB An Giang mượn sân Rạch Giá làm sân nhà ở hạng nhất sau khi tỉnh thu hồi sân Long Xuyên để bán đấu giá.Ở châu Âu, CLB Atalanta trong lúc nâng cấp sân nhà từng mượn sân San Siro của kình địch AC Milan để đá UEFA Champions League (trước đó đá trên sân Mapei của Sassuolo ở Serie A và Europa League nhưng bất tiện vì quá xa, di chuyển gần 200 km).