An Giang: Liên tiếp phát hiện các vụ nghi vận chuyển hàng lậu
Sáng nay (23.2), ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27.1.1995-27.1.2025). Tham dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; anh Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ ngành và địa phương...Ngày 27.1.1995, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký Nghị định số 16/CP thành lập ĐH Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) với sứ mệnh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế, giữ vai trò tiên phong, nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, từ 3 trường ĐH thành viên với 3 lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật công nghệ, đến nay hệ thống ĐHQG TP.HCM đã mở rộng thêm các lĩnh vực như: nông nghiệp, sư phạm, khoa học sức khỏe, nghệ thuật. Từ đó, góp phần hoàn thiện mô hình đa ngành, đa lĩnh vực, mở rộng cả về không gian khi có thêm thành viên mới ở vùng ĐBSCL. Cơ chế tự chủ giúp đa dạng hóa nguồn lực tài chính, nổi bật là có 7 trên 8 trường ĐH thành viên đã tự chủ tài chính. Quỹ phát triển ĐHQG TP.HCM - mô hình quỹ ĐH đầu tiên của Việt Nam, đã huy động được gần 400 tỉ đồng tài trợ giúp sinh viên vượt khó.Với sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức toàn diện, có trách nhiệm xã hội, có năng lực lãnh đạo và có tư duy khởi nghiệp, ĐHQG TP.HCM đã đào tạo và cung cấp gần 400.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ. Đơn vị ĐH này là cái nôi đào tạo, cung cấp nguồn cán bộ cấp chiến lược cho đất nước trong đó nhiều lãnh đạo giữ vị trí quan trọng của Đảng, Nhà nước; nhiều doanh nhân thành đạt, nhà khoa học đầu ngành, có uy tín trong và ngoài nước cũng trưởng thành từ đây.ĐHQG TP.HCM còn là đơn vị tiên phong thí điểm mở các ngành đào tạo mới: trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chip-bán dẫn, các chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng; dẫn đầu cả nước về số chương trình được xếp hạng thế giới. Đến năm 2025, ĐH này đã có 17 ngành, 3 lĩnh vực được xếp hạng, trong đó có đến 14 ngành thuộc top 500 thế giới; dẫn đầu cả nước với 154 chương trình được kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế. Về nghiên cứu khoa học, ĐHQG TP.HCM là đơn vị dẫn đầu cả nước về số bài báo công bố quốc tế với dấu mốc ấn tượng gần 3.200 bài báo trong danh mục Scopus năm 2024 (chiếm 13,6% tổng công bố cả nước). ĐH này còn là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ với nhiều bằng sáng chế quốc tế, nhiều sản phẩm ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, đặc biệt là tế bào gốc, kỹ thuật y sinh, trí tuệ nhân tạo, chip - bán dẫn, đạt doanh thu trung bình 250-300 tỉ đồng mỗi năm.ĐHQG-HCM đã phát triển Khu đô thị ĐH xanh, thân thiện, hiện đại đầu tiên của cả nước với hệ thống giao thông được kết nối đồng bộ. Đáng chú ý trong đó, khu ký túc xá có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với hơn 50.000 chỗ ở hoàn thành...Với những thành tích xuất sắc đạt được, ĐHQG TP.HCM đã vinh dự được trao tặng các danh hiệu, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng nhất, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, ĐHQG TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng.Tầm nhìn của ĐHQG TP.HCM là trở thành hệ thống ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam với 3 giá trị cốt lõi: xuất sắc, tiên phong, chính trực trong đào tạo, nghiên cứu; trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động; gắn kết, phục vụ cộng đồng.Đến năm 2030, ĐHQG TP.HCM hướng đến mục tiêu thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu châu Á. Theo đó, đến năm 2030, tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ trên 75%; đạt hơn 10 huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế cho các môn toán, tin học, vật lý, hóa học, sinh học; hầu hết sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp; công bố hơn 35.000 bài báo khoa học trong danh mục Scopus; có các chương trình đào tạo và nghiên cứu về bán dẫn, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học trong nhóm 50 châu Á…Nhật Bản chi 13 tỉ USD cho ngành bán dẫn và AI nội địa
Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi nghĩ rằng mình không có cha, khác với bạn bè cùng trang lứa. Sau này tôi mới hiểu, "nhắc đến cha là điều cấm kỵ, vì cha là Việt Minh tham gia kháng chiến chống thực dân và đi tập kết ở miền Bắc".Mẹ tôi luôn dặn dò các con như vậy! Tôi cứ nghĩ tại sao cha là Việt Minh chống thực dân, mà lại không được nhắc đến; cũng như ông cố tổ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân của chúng tôi - một chiến sĩ yêu nước kiên cường chống thực dân, người bị thực dân chặt đầu, mà sau này dưới ách thực dân và chính quyền tay sai, gia đình nội của mẹ tôi mỗi lần đi thăm mộ phải lén lút trong đêm?!Tôi còn nhớ rõ như in, sau khi tiễn cha đi tập kết, được hơn một năm, trong một đêm vắng lặng bỗng nghe nhiều tiếng súng nổ chát chúa. Sáng hôm sau, mới biết có người bị lính phục kích bắn chết ngay phía sau nhà. Hai ngày sau đó, mới có người đến khiêng xác đi mai táng. Nhìn người chết được khiêng trên võng, mẹ tôi nghẹn ngào nói "người đàng mình đó con…".Tuổi thơ của tôi bị dày xéo bởi những cảnh đau thương như vậy! Trong một dịp xem phim tài liệu, được nghe phát biểu của đồng chí Mai Chí Thọ (là một trong những người lãnh đạo vùng Nam bộ lúc bấy giờ) nói về cảnh tàn sát của đế quốc và chính quyền tay sai, sau Hiệp định Genève 1954. "Mười người chết bảy còn ba, chết hai còn một, mới ra thái bình…". Chúng ta mới có thể hình tượng lại sự đau thương đến tột cùng của đồng bào miền Nam lúc bấy giờ.Ghi lại những ký ức này, tôi bày tỏ sự khởi đầu nhận thức cũng như tình cảm yêu nước của tôi. Đơn giản là chưa lý giải được căn nguyên và nguồn gốc cuộc đấu tranh trường kỳ để giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân ta, mà sau này khi bước vào tuổi trưởng thành, tôi mới thấu hiểu...Cũng như bao chiến sĩ Quân giải phóng trên chiến trường miền Đông Nam bộ, tôi đã trực tiếp chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất nước.Tôi nhớ mãi lời động viên đầy tâm huyết của đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Phải có cặp mắt nhìn xuyên qua ác liệt thì mới thấy được thắng lợi. Các chiến sĩ của chúng ta ở thời điểm đó, quả thật đã thể hiện xứng đáng quyết tâm, ý chí, lòng dũng cảm, quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.Trong dịp được tham gia làm bộ phim tài liệu Nhớ về Sài Gòn Mậu Thân 1968, tôi có phát biểu về ý nghĩa thắng lợi của sự kiện lịch sử này. "Tôi nghĩ không có một chiến thắng nào mà không trải qua ác liệt, hy sinh. Mậu Thân 1968 là một trong những điển hình đó, cái chúng ta được lớn nhất cần ghi nhận đầy đủ chính là vấn đề chiến lược…, để tiến tới sự kiện lịch sử - đại thắng mùa xuân 30.4.1975".Nhìn lại lịch sử từ sau Mậu Thân 1968 đến ngày giành thắng lợi hoàn toàn 30.4.1975, chúng ta càng thấy Đảng ta đã thấm nhuần sâu sắc tư tưởng chiến lược của Bác Hồ về công cuộc bảo vệ độc lập, tự do, hạnh phúc, thống nhất non sông.Ghi lại những dòng này, tôi bày tỏ những cảm xúc thể hiện khát vọng của một thanh, thiếu niên, một chiến sĩ trước vận mệnh của sự nghiệp giải phóng dân tộc… đã trải qua những thăng trầm, những thời điểm lịch sử của cuộc kháng chiến thống nhất non sông của nhân dân ta mà tôi đã được tham gia. Với cách nhìn, sự hiểu biết của tôi trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ.Thắng lợi của cuộc kháng chiến thống nhất non sông của nhân dân ta mà đỉnh cao có tính quyết định là đại thắng mùa xuân 1975 có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Là một trong những cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta định ra chủ trương, đường lối đúng đắn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hòa bình.Song các thế lực thù địch, chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn với mưu đồ chiến lược của riêng họ đã hậu thuẫn, chỉ đạo bọn phản động Pol Pot tiến hành chiến tranh xâm lược trên biên giới Tây Nam của đất nước ta. Và thất bại trong chiến lược này, chúng không ngần ngại mở cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc. Với chiêu bài láo xược "dạy cho Việt Nam một bài học".Có mặt vào thời điểm lịch sử trên chiến trường biên giới phía Bắc của Tổ quốc, tôi đã tận mắt nhìn rõ tội ác của quân xâm lược, và lòng căm thù của đồng bào ta, đặc biệt là đồng bào dân tộc, đã nghèo khó, lại bị giặc đốt phá nhà cửa gây biết bao đau thương, tang tóc…Đất nước ta đã trải qua cuộc đấu tranh trường kỳ chống xâm lược. Ước vọng lớn nhất của mỗi chúng ta là giữ gìn hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.Tôi và gia đình cũng như bao đồng đội khác tin tưởng chắc chắn rằng: Không cách nào khác, Đảng ta phải kiên trì đường lối đổi mới, chủ động, sáng tạo phù hợp với quy luật khách quan, thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển tất yếu của thời đại; nhằm đạt được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Tạo dựng vị thế Việt Nam ngày càng rộng lớn trong cộng đồng quốc tế, khu vực và đặc biệt là các nước láng giềng.Nỗ lực phấn đấu vì hòa bình, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị của nhau, cùng có lợi, là phương sách để giữ gìn hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước bền vững, thịnh vượng sau bao năm trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Mỗi chúng ta không được lãng quên con đường đầy hy sinh mất mát để cả dân tộc được hưởng hòa bình, ổn định, xây dựng đất nước phát triển như ngày hôm nay. Tất cả người dân Việt Nam dù ở trong nước hay ở nước ngoài, trăm triệu người như một đang chuẩn bị hành trang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Với những chủ trương, quyết sách mang tính đột phá: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo phù hợp; tinh gọn bộ máy; tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, tiếp tục chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực… cùng nhiều chủ trương lớn đồng bộ để đất nước ta có thể bay bổng, bay xa trong một thế giới đầy triển vọng nhưng cũng nhiều thách thức với đích đến sánh vai với các cường quốc năm châu…Đó chính là khát vọng, là niềm tin làm sâu sắc thêm niềm tự hào dân tộc về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như đại thắng mùa xuân năm 1975.* Trung tướng Lưu Phước Lượng, nguyên Phó trưởng ban, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ
Khi bầu Đức vác tù và hàng tổng: Ai cứu HAGL?
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm:
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Biển đảo Tây Nam: Hòn đảo đẹp nhất cực nam Tổ quốc
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong tiết thời se lạnh, Đà Nẵng đón những vị khách đầu tiên của năm mới theo cách không thể ấm áp hơn. Hơn 800 du khách Mỹ trên du thuyền Crystal Symphony vừa đặt chân lên bến cảng đã được chào đón bằng những màn múa lân rộn ràng và những món quà nhỏ mang đậm hồn Việt: nón lá, hoa tươi và cả những lời chúc năm mới may mắn. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền,…Và năm 2025 hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, khi dự kiến Cảng Tiên Sa sẽ đón 77 lượt tàu, với hơn 121.000 hành khách quốc tế, riêng quý I đã có hơn 41.000 khách. Một năm mới đã mở ra với những tín hiệu đầy lạc quan cho du lịch Đà Nẵng.Những vị khách đầu tiên của năm đã đến với những nụ cười mãn nguyện, và chắc chắn họ sẽ còn quay lại. Bởi Đà Nẵng, với sông Hàn, những cây cầu và bầu không khí thân thiện, luôn có cách khiến người ta muốn trải nghiệm thêm. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Theo Sở Du lịch, tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền…