Bác sĩ bệnh viện FV trả lời - Câu trả lời, giải đáp thắc mắc
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?Thể thao điện tử sẽ được giảng dạy chính thức ở trường đại học?
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.
Dân Hồng Ngự - khẳng khái, nghĩa tình
Thủ môn xuất sắc nhất: Doãn Văn Hải (Báo Tuổi trẻ Thủ đô)
Chặng 2 giải xe đạp nữ quốc tế Biwase Tour of Vietnam 2025 có lộ trình thi đấu dài 151 km, xuất phát từ TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) đi Bình Phước rồi quay trở về đích tại nơi xuất phát ban đầu. Mọi sự chú ý dồn về 2 tay đua đang cạnh tranh quyết liệt danh hiệu áo vàng, áo xanh là Nguyễn Thị Thật (CLB Tập đoàn Lộc Trời) và Jutatip (Thái Lan) nhưng bất ngờ đã xảy ra.Ở điểm rút giải thưởng dọc đường, Nguyễn Thị Thật đánh bại Jutatip, qua đó vươn lên giữ danh hiệu áo xanh cho tay đua có tổng điểm nước rút cao nhất. Ngay sau đó diễn ra các cuộc tấn công mạnh mẽ và 1 nhóm khoảng 10 tay đua thoát đi thành công. Đáng chú ý ở nhóm đi đầu này không có mặt Nguyễn Thị Thật và Jutatip. Các tay đua đi đầu với những gương mặt đáng chú ý như bộ đôi ngoại binh người Nga của CLB Biwase Bình Dương là Natalia Frolova, Valeriya Zakharkina; Nguyễn Thị Thi, Nguyễn Thị Thu Mai (Tập đoàn Lộc Trời); Khaoplot Kamonrada, Somrat Phetdarin (Thái Lan) đẩy tốc độ lên rất cao, dần bỏ xa tốp sau lên tới hơn 5 phút. Nhóm các tay đua đi đầu về đích thành công, trong đó tay đua Khaoplot Kamonrada bất ngờ đánh bại các đối thủ, giành chiến thắng đồng thời vươn lên chiếm giữ danh hiệu áo vàng dành cho tay đua có thời gian thi đấu ít nhất sau 2 chặng. Về đích sau nhóm đầu 5 phút 45 giây, Nguyễn Thị Thật gặp khó trong cuộc đua áo vàng nhưng vẫn giữ được danh hiệu áo xanh. Ngày mai (9.3), diễn ra chặng 3 giải xe đạp nữ quốc tế Biwase Tour of Vietnam 2025 dài 120 km từ huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đến TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng). Ở chặng đua này, các cua rơ chinh phục thử thách lớn nhất là đèo Bảo Lộc với ưu thế thuộc về những tay đua có khả năng leo đèo giỏi.
Tuyển Việt Nam: Một tiếng thở dài cho thất bại đáng tiếc!
Chiều 28.2, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về giải thể công an cấp huyện và các quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ.Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, Công an tỉnh Cà Mau triển khai mô hình công an 2 cấp (tỉnh và xã), điều động 46 lãnh đạo công an cấp huyện về nhận nhiệm vụ tại các phòng; điều động 465 chỉ huy, cán bộ về công an cấp xã.Quá trình sắp xếp bộ máy, nhiều cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đã tình nguyện về cơ sở hoặc bố trí ở những vị trí khó khăn, vất vả hơn. Đồng thời, 12 lãnh đạo cấp phòng tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện cho công tác sắp xếp nhân sự.Phát biểu tại buổi lễ, đại tá Phạm Thành Sỹ, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, ghi nhận đóng góp của lực lượng công an cấp huyện, biểu dương tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong quá trình sắp xếp tổ chức và điều động nhân sự. Ông yêu cầu các đơn vị nhanh chóng thích ứng, phát huy vai trò lãnh đạo, bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới.Cùng ngày, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức lễ tiếp nhận 5 nhiệm vụ quản lý nhà nước từ các sở, gồm: cai nghiện ma túy, lý lịch tư pháp, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, an toàn thông tin mạng và an ninh hàng không. Việc chuyển giao diễn ra đồng bộ, không gây gián đoạn hoạt động. Các quyết định có hiệu lực từ ngày 1.3.2025.