Phát triển chuyển đổi số trong công tác từ thiện
Trong nhiều tình huống cho mượn, thuê ô tô nhưng bị dính lỗi phạt nguội, câu hỏi "Phạt chủ xe hay phạt người lái?" được rất nhiều người quan tâm. Theo quy định tại Điều 47, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168), khi một phương tiện bị ghi nhận lỗi vi phạm giao thông qua hệ thống camera phạt nguội, chủ xe - tức người đứng tên trên giấy đăng ký xe (cà vẹt xe) sẽ là người đầu tiên được cơ quan chức năng mời lên làm việc.Chủ xe có trách nhiệm hợp tác để xác minh danh tính người lái xe tại thời điểm vi phạm. Trong trường hợp chủ xe không hợp tác hoặc không chứng minh được mình không phải là người điều khiển phương tiện, chủ xe sẽ phải chịu xử phạt. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ bằng chứng, chứng minh rằng một người khác đã mượn xe và gây ra lỗi vi phạm, người mượn xe sẽ phải chịu trách nhiệm nộp phạt.Vì vậy, khi cho mượn xe, chủ xe nên lưu giữ các bằng chứng liên quan để tránh rủi ro không đáng có.Cựu sao Barcelona chuyển CLB ở tuổi 39
Kích thước nhỏ gọn giúp Peugeot 2008 linh hoạt trong đô thị
Chè sen nhãn nước dừa Bát Đàn - ngon nhưng cực đắt!
Thực trạng trên được bà Lữ Mộng Thùy Linh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Nói về thực trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, bà Thùy Linh cho biết, trên thế giới hiện có 28 triệu điều dưỡng, thiếu 10 triệu điều dưỡng so với nhu cầu. Các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu điều dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy họ đã thay đổi luật Cư trú để tuyển dụng điều dưỡng ở nước ngoài. Theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, sau đại dịch Covid-19 thì có hơn 20% điều dưỡng nghỉ việc, dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng ngày càng nghiêm trọng.Nước có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là Phần Lan với 500 điều dưỡng/vạn dân, cao gấp 14 lần so với TP.HCM (TP.HCM đứng thứ 100 với 37,15 điều dưỡng/vạn dân). Còn Việt Nam, đứng 174 với 16,5 điều dưỡng/vạn dân.Theo đề án quy hoạch của Chính phủ, đến 2025, Việt Nam phải có 25 điều dưỡng/vạn dân, đến 2030 thì tỷ lệ này là 33 điều dưỡng và 2050 là 90 điều dưỡng. Riêng TP.HCM phấn đấu đến 2025 là 38 điều dưỡng, đến 2030 là 39 điều dưỡng. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung thêm 8.000 điều dưỡng, đến năm 2030 bổ sung hơn 17.000 điều dưỡng.Trong khi đó, TP.HCM có 6 trường đào tạo điều dưỡng, mỗi năm có 1.800 điều dưỡng làm việc cho TP.HCM và các tỉnh. Như vậy sau 6 năm (tức 2030) thì đào tạo khoảng 11.000 điều dưỡng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 300 điều dưỡng nghỉ việc, nghỉ hưu. Như vậy, sau 6 năm TP.HCM cũng chỉ bổ sung được khoảng 50% điều dưỡng theo nhu cầu.Mặt khác, tại TP.HCM, hiện có 0,74 điều dưỡng/giường bệnh (các nước phát triển thì tỷ lệ này là từ 1,5 – 2,2). Như vậy, một điều dưỡng ở TP.HCM phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân. Nhưng lương điều dưỡng là vấn đề quan tâm.Sở Y tế TP.HCM có một khảo sát nhanh đối với điều dưỡng mới công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Kết quả cho thấy, đa số các điều dưỡng mới tuyển dụng vào bệnh viện có mức lương khởi điểm từ 5 - 10 triệu đồng, tỷ lệ 66,7%. Nhưng có khoảng 7,4% điều dưỡng mới vào làm mức lương dưới 5 triệu đồng. Còn tỷ lệ điều dưỡng có mức lương 10 - 15 triệu đồng chiếm gần 26%. Đa số mức lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của điều dưỡng dẫn đến việc thu hút điều dưỡng tại các bệnh viện rất khó khăn."Mức học phí mỗi năm tùy theo trường, thấp nhất là 42 triệu đồng, cao nhất là 87 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên điều dưỡng sẽ phải tốn 5 - 10 triệu đồng/tháng và như vậy suốt 4 năm. Mức giá học phí này cũng bằng lương của đa số điều dưỡng mới vào làm tại bệnh viện", bà Thùy Linh thông tin.Theo bà, một điều dưỡng mới vào bệnh viện phải làm 4 năm mới có thể đủ chi phí bù lại học phí bỏ ra, nhưng với điều kiện không được chi tiêu gì cả. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chiêu sinh điều dưỡng tại các trường trong những năm gần đây."Chúng ta có hơn 28.000 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, trong đó hơn 90% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Do đó sẽ phân cấp điều dưỡng để thực hiện công việc tại bệnh viện hiệu quả. Cùng với đó tạo môi trường làm việc tích cực, phân công công việc hợp lý để điều dưỡng có thể tái tạo sức lao động", bà Thùy Linh nhấn mạnh.Về lâu dài, theo bà, cần có chính sách để bổ sung, thu hút, tuyển dụng. Cần thí điểm mô hình trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa để hỗ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, giảm tải công việc cho điều dưỡng để họ có thể tập trung công việc chuyên sâu cho người bệnh. Bổ sung chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên điều dưỡng."Hy vọng với những giải pháp này thì TP.HCM dần có thể cải thiện tình hình thiếu nhân lực điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh", bà Thùy Linh tin tưởng.Liên quan đến nhân lực điều dưỡng, tại hội nghị, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cũng đặt vấn đề đào tạo hệ thống điều lưỡng, trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa, hộ sinh và kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục hồi chức năng, nhân viên dinh dưỡng trong các bệnh viện.Ông cũng đặt vấn đề các trường đào tạo thuộc TP.HCM có đào tạo nguồn nhân lực này không? Nếu không đủ điều kiện và năng lực đào tạo thì Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch phải thực hiện chức năng này để phục vụ cho phát triển TP.HCM. Đó chính là nội dung trọng tâm để đề xuất cơ chế chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, TP.HCM xây dựng hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao; ưu tiên một số lĩnh vực và tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Hướng đến mục tiêu TP.HCM là Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lực y tế. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế chuyên sâu – kỹ thuật cao. Chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh. Phối hợp tăng cường công tác bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Mỹ nam Baekhyun (EXO) đến TP.HCM tổ chức concert
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 21.3.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Một chuyến đi Grab từ cước phí 71.000 đồng bỗng thành 71 triệu đồng. Chỉ một cú chạm màn hình, số tiền 71.000 đồng bỗng thành 71 triệu. Nhưng điều khiến dư luận xôn xao không chỉ là cú chuyển khoản nhầm này, mà còn là phản ứng của tài xế GrabBike, là người đã nhận số tiền.Một nữ hành khách tại Vũng Tàu đặt xe GrabBike vào ngày 15.3. Khi thanh toán, chị vô tình nhập sai số tiền. Vì thói quen quét sinh trắc học khi giao dịch số tiền lớn, chị không kịp nhận ra sai sót.Chiều 19.3, tài xế và gia đình đến làm việc với chị tại cơ quan chức năng. Nhưng thay vì hoàn tiền ngay, gia đình tài xế yêu cầu chị công khai xin lỗi vì đã đăng tải hình ảnh và thông tin của anh lên mạng xã hội, khiến anh bị ảnh hưởng danh dự."Một viên kẹo bằng cả đĩa rau", lời quảng cáo vi diệu này có lẽ quý vị đã từng nghe đến trong thời gian qua, khi lùm xùm xoay quanh sản phẩm kẹo rau củ Kera được quảng cáo lố đã gây xôn xao trong dư luận.Thông tin này từng được người nổi tiếng quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội, nhưng thực tế, chính những người quảng cáo sản phẩm này, Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs, vừa bị xử phạt tổng cộng 140 triệu đồng vì hành vi “quảng cáo sai sự thật”.Chuyện phạt nguội đang làm khổ nhiều tài xế khi nhiều người nghĩ rằng chỉ cần đăng kiểm đúng hạn là xe sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nhiều người đang "tá hỏa" khi đi đăng kiểm bỗng phát hiện mình bị phạt nguội từ… vài năm trước. Không chỉ một, mà rất nhiều chủ xe rơi vào tình cảnh này, thậm chí có người bị truy thu đến hàng chục triệu đồng.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 22.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.