Những thông tin mới về Trường quốc tế AISVN đến nay
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.Tối nay bầu trời Việt Nam xuất hiện Trăng Hồng: Vì sao có tên gọi này?
Theo CNET, bất chấp những lo ngại về việc trì hoãn, Take-Two Interactive đã lên tiếng trấn an người hâm mộ rằng Grand Theft Auto VI (GTA 6) vẫn đang trên đường đến với game thủ vào mùa thu 2025.Trong báo cáo tài chính mới nhất, Take-Two, nhà phát hành của tựa game bom tấn GTA 6, đã xác nhận rằng trò chơi vẫn đang được phát triển đúng tiến độ và dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay.Thông tin này như 'một liều thuốc trấn an' cho cộng đồng game thủ, đặc biệt là sau khi có những tin đồn về việc GTA 6 có thể bị trì hoãn đến năm 2026. Giám đốc điều hành Take-Two, Strauss Zelnick, cho biết công ty đang 'cảm thấy rất tốt' về việc GTA 6 sẽ ra mắt đúng hẹn.Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng luôn có rủi ro về việc trì hoãn trong quá trình phát triển game. "Ngay khi bạn nói những từ như 'chắc chắn', bạn có thể sẽ gặp xui xẻo", Zelnick chia sẻ.GTA 6 đã được hé lộ lần đầu tiên vào cuối năm 2023 với một đoạn trailer ngắn, khiến người hâm mộ vô cùng phấn khích. Được biết, trò chơi sẽ đưa người chơi đến với Vice City, một phiên bản hư cấu của thành phố Miami, và lần đầu tiên trong lịch sử dòng game, sẽ có một nhân vật nữ chính.
Cửa biển Lạch Vạn bị bồi lấp, tàu cá 'rón rén' ra khơi
Xem nhanh 12h ngày 13.3.2025 có những nội dung chính sau:Trước khi trình Quốc hội, đề án sáp nhập tỉnh, thành phố sẽ được lấy ý kiến nhân dân tại các đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Hình thức lấy ý kiến sẽ do Chính phủ quyết định theo quy định hiện hành.Ngày 12.3, ông Trần Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, đã ký ban hành Công văn số 44/TTTN-NV gửi Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về việc tăng cường kiểm tra mặt hàng đồ chơi trẻ em Baby Three có hình ảnh, nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.Theo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, thời gian qua các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh trên thị trường đang có một số sản phẩm đồ chơi trẻ em Baby Three có in hình giống "đường lưỡi bò" được kinh doanh theo hình thức truyền thống và trên một số sàn thương mại điện tử, mạng xã hội như Shopee, TikTokshop, Facebook.Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đề nghị chi cục quản lý thị trường các tỉnh, thành tăng cường công tác phối hợp với các sàn thương mại điện tử và nắm bắt tình hình trên địa bàn, chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.Tất cả sẽ có trong bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Xem nhanh 12h sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 14.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.
Nghệ sĩ Hùng Minh sinh năm 1939, được mệnh danh là “vua kép độc” của sân khấu cải lương. Tên tuổi của ông gắn liền với loạt tác phẩm như Bóng tối và ánh sáng, Tiếng trống Mê Linh, Tâm sự Ngọc Hân… Sau này nam nghệ sĩ tham gia đóng phim, trong đó phải kể đến Hồ sơ lửa, Nghiệp sinh tử… Sau danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993, mới đây, nghệ sĩ Hùng Minh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 85. Từng là giọng ca nổi tiếng của sân khấu cải lương, cùng thời với nghệ sĩ Diệp Lang, Hữu Phước song về già, NSND Hùng Minh có cuộc sống giản dị bên vợ và con trai. Ông thuê căn trọ nhỏ với chi phí từ 5 - 6 triệu đồng để sinh sống. Nam nghệ sĩ tâm sự: “Vợ tôi năm nay cũng 67 tuổi rồi, đi làm nhắc tuồng cho bên nghệ sĩ Thành Lộc, nghệ sĩ Hữu Châu. Công việc này không thường xuyên, khi nào người ta cần thì mời. Chúng tôi có con nuôi hỗ trợ tiền nhà. Còn vợ đi làm là để kiếm tiền chợ búa”. Ở tuổi 86, NSND Hùng Minh vẫn minh mẫn, dù việc đi lại khó khăn. Thỉnh thoảng, giọng ca sinh năm 1939 tham gia vai diễn trong truyện cổ tích để kiếm “đồng ra đồng vào” và thỏa niềm đam mê. Vẫn còn làm nghề, đối với NSND Hùng Minh đó là niềm hạnh phúc. Ông bộc bạch: “Cũng nhờ cô bác, khán giả thương và nhớ đến tôi. Chứ bây giờ tôi đâu làm nghề thường xuyên được, vợ tôi cũng không làm được bao nhiêu nhưng cũng nhớ nghề. Người ta mời là vợ tôi đi thôi”. Hiện tại, NSND Hùng Minh bị thoái hóa đầu gối, giãn tĩnh mạch. Ông nói: “Chỉ có 2 bệnh đó mà nó làm cho tôi cảm thấy khó chịu. Nếu tôi đứng lâu thì sưng chân”. Trước đó, “vua kép độc” từng gặp vấn đề sức khỏe, phải nhập viện điều trị. Song ông nghĩ “nhờ Trời Phật thương nên mọi thứ tiến triển khả quan". Nhắc đến mối duyên với nghệ thuật, NSND Hùng Minh kể ông theo nghề từ năm 15 tuổi. Trước đó, giọng ca cải lương từng đi bán kem, bán đồ ăn để có tiền phụ mẹ. Trong một lần, khi được hỏi về việc theo gánh hát, “vua kép độc” quyết định gắn bó. “Tại lúc đó cuộc sống gia đình khó khăn quá, tôi thấy mình không làm được gì hết, để mẹ phải lo áo quần. Tôi nói mẹ để tôi vào cho gánh hát nuôi cơm", ông giải thích. Ban đầu nam nghệ sĩ làm quân sĩ, sau đó học hát rồi mới phát triển nghề.NSND Hùng Minh kể thêm từ năm 17 tuổi, ông đã đóng kép chánh. Với nam nghệ sĩ, gánh hát ngày trước “không phải như bây giờ” vì “bữa nào có cơm ăn là mừng gần chết rồi, yêu nghề lắm mới có thể đi hát, chứ không là nản chết”. "Khi tôi nổi tiếng, mẹ thấy tôi trưởng thành và biết tự lo cho bản thân. Lúc đó tôi cũng chỉ mới 19 tuổi chứ nhiêu. Chắc mẹ mừng nhưng cũng không nói gì", ông tâm sự. Nói thêm về tình yêu dành cho nghệ thuật, NSND Hùng Minh thẳng thắn: “Nghề của tôi không thể nói tiếng giải nghệ được. Còn sức khỏe thì vẫn còn hát. Chỉ đến khi mình đuối quá rồi, không làm việc được thì khi người ta mời, mình từ chối bằng cách nào là tùy ý mình, còn đã chấp nhận rồi thì mình cứ việc đi làm. Bây giờ tôi chủ yếu hoạt động bên phim là nhiều. Tôi được như hiện tại là nghề dạy nghề”.
Gờ trên đường nguy hiểm
Theo ông Phan Văn Anh, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, chương trình "Chuyến tàu công đoàn - xuân 2025" do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động về quê đón tết. Năm nay, chương trình do LĐLĐ tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp Công đoàn Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan thực hiện.Những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động tại một số tỉnh, thành phía nam, gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Công đoàn Đường sắt Việt Nam phía nam có quê tại các tỉnh phía bắc (từ Đà Nẵng trở ra), có nhu cầu về quê đón tết sẽ được công đoàn tặng vé tàu. Các lao động này phải cam kết trở lại doanh nghiệp, đơn vị để làm việc, công tác sau khi kết thúc kỳ nghỉ tết.Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, số đoàn viên đăng ký tham gia chương trình là 1.750 người, gồm 1.009 đoàn viên lao động và 741 người thân.Trong đó, LĐLĐ TP.HCM có 495 người; LĐLĐ tỉnh Bình Dương có 450 người; LĐLĐ tỉnh Đồng Nai 350 người; LĐLĐ tỉnh Long An 183 người; LĐLĐ tỉnh Tây Ninh có 56 người; LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 200 người; Công đoàn Đường sắt Việt Nam có 16 người.Thời gian tổ chức dự kiến, từ 11 giờ ngày 21.1 (12 giờ 15 tàu chạy) tại ga Biên Hòa. Chương trình còn bao gồm các hoạt động gặp gỡ, chúc tết và trao quà cho đoàn viên lao động ngay tại ga trước khi lên tàu.Cùng với chương trình "Chuyến tàu công đoàn - xuân 2025", Tổng LĐLĐ Việt Nam còn tổ chức chương trình "Chuyến bay Công đoàn - xuân 2025" với 2 chặng bay TP.HCM - Vinh (Nghệ An) và TP.HCM - Hà Nội. Cả 2 chuyến bay đều khởi hành vào ngày 25.1 tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tổng số đoàn viên, người lao động đăng ký tham gia chương trình này là 450 người. Trong đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ 400 người (220 người đi Hà Nội, 180 người đi Vinh), Vietnam Airline hỗ trợ 50 người đi Hà Nội.