Tay đua chủ nhà lật đổ Nguyễn Thị Thật ở giải quốc tế Thái Lan
Theo Thùy Linh chia sẻ: “Là vận động viên thi đấu cầu lông chuyên nghiệp, việc luyện tập thường xuyên và lịch thi đấu dày đặc khiến Thùy Linh gặp vấn đề đau nhức ở vai, cơ lưng và đầu gối, đây là những vị trí cơ thể hoạt động thường xuyên nên gây quá tải lên cơ thể”. Đối với người chơi thể thao, việc phục hồi trị liệu đau mỏi cơ đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nền tảng sức khỏe tốt nhất trước và sau mỗi trận thi đấu. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả và lành tính nhất hiện nay cho việc điều trị đau mỏi cơ khi chơi thể thao, theo đánh giá từ nhiều chuyên gia y học thể thao.Lý do Việt Nam trở thành 'điểm nóng' du học
Nói đến Khánh Hòa, nhiều người liên tưởng ngay đến sản vật thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này là xứ trầm, biển yến. Trầm hương không chỉ là sản phẩm kinh tế có giá trị mà còn là biểu tượng văn hóa, tâm linh và niềm tự hào của người dân Khánh Hòa. Huyện Vạn Ninh vốn là thủ phủ của trầm hương Khánh Hòa hàng trăm năm nay. Trầm hương đã tạo ra muôn vàn loại thuốc quý, những món đồ trang sức, quà tặng giá trị và mang ý nghĩa tâm linh, từ đó tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm người dân địa phương.Hiện nay, làng nghề xoi trầm hương xã Vạn Thắng có khoảng 400 hộ với hơn 700 nhân khẩu làm nghề. Đây là nghề cha truyền con nối đã hơn 100 năm. Trước đây, các hộ làng nghề chủ yếu làm gia công sản phẩm nên đầu ra bấp bênh. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên làng nghề đã chế tác ra nhiều dòng sản phẩm rất tinh xảo và mang lại giá trị kinh tế cao. Từ đó, đầu ra sản phẩm được mở rộng, giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Ngày 7.9.2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định công nhận thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng (H.Vạn Ninh) là làng nghề truyền thống xoi trầm có tuổi đời trên trăm năm. Để phát triển nghề, làng nghề, nghề truyền thống, Hợp tác xã Trầm hương Vạn Thắng đã được thành lập để liên kết các hộ làm trầm, tạo bước đi bền vững, hội nhập. Đến với làng nghề trầm hương xã Vạn Thắng, du khách sẽ được xem và trải nghiệm công việc của những người thợ xoi trầm, được tìm hiểu hành trình tạo trầm trên cây dó bầu cho đến quy trình sơ chế, gia công các sản phẩm từ trầm như: Trầm cảnh mỹ nghệ, vòng trang sức trầm hương, nhang trầm hương không tăm và nhang trầm hương có tăm; tinh dầu trầm…Ông Trần Công Đức, Giám đốc Hợp tác xã Trầm hương xã Vạn Thắng, cho biết HTX không chỉ mang lại nguồn sinh kế ổn định mà còn góp phần bảo tồn một di sản quý giá, tạo ra các sản phẩm trầm hương tinh xảo, nâng tầm thương hiệu trầm hương Việt Nam trên bản đồ thế giới.Giữa cái lạnh khi tiết trời sang đông, ông D.N.T vẫn miệt mài với công việc điêu khắc trầm. Chăm chút, tẩn mẩn đẽo gọt khúc dó bầu để loại bỏ đi phần giác, giữ lại phần có trầm, những cây trầm cảnh to và cao gần 1m dưới bàn tay của ông đã dần thành hình, trở thành những cây trầm cảnh có giá hàng trăm triệu đồng. Làm trầm cảnh là con đường giúp ông D.N.T cũng như làng nghề xoi trầm Vạn Thắng có của ăn của để. Trên địa bàn huyện Vạn Ninh hiện còn hàng chục cơ sở sản xuất, kinh doanh trầm hương, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động với mức từ 6-8 triệu đồng/tháng. Ông Lưu Thế Anh (ngụ tại TP.Nha Trang, Khánh Hòa) trong một lần đi tìm sản phẩm trầm hương để tặng cho người bạn thân nhân dịp tân gia đã tìm đến làng nghề trầm hương Vạn Thắng. Những sản phẩm trầm cảnh mỹ nghệ từ các nghệ nhân xoi trầm đã cuốn hút anh, không chỉ mua tặng cho người bạn, anh còn mua thêm nhiều sản phẩm để trang trí cho nhà mình.Những năm gần đây, khách du lịch cũng như những người đam mê về trầm hương trong và ngoài nước thường xuyên đến làng nghề xoi trầm hương Vạn Thắng; một số doanh nghiệp đã đưa khách du lịch tới tham quan làng nghề và họ rất thích thú. Ngày 20.12, UBND huyện Vạn Ninh tổ chức lễ công bố làng nghề xoi trầm hương (xã Vạn Thắng) là địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Chia sẻ về hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, Chủ tịch UBND xã Vạn Thắng Huỳnh Văn Hóa, cho biết thông qua HTX Trầm hương Vạn Thắng cũng như sự hỗ trợ từ huyện Vạn Ninh và tỉnh Khánh Hòa, địa phương đã tiến hành xây dựng các mối liên kết với các doanh nghiệp toàn quốc, mở rộng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Đồng thời tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để tạo bước đột phá phát triển du lịch cộng đồng. "Việc kết hợp giữa làng nghề với các hoạt động du lịch trải nghiệm đã mở ra cơ hội quảng bá sản phẩm, đưa Phú Hội 1 nói riêng và xã Vạn Thắng nói chung trở thành điểm đến độc đáo cho du khách, nơi du khách có thể tham quan quy trình xoi trầm, chế tác thủ công và cảm nhận giá trị văn hóa bản địa", ông Hóa cho biết thêm.4 năm qua, HTX Trầm hương Vạn Thắng đã không ngừng nỗ lực xây dựng thương hiệu, trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát triển và bảo tồn nghề trầm hương. Đến nay, HTX đã vinh dự đạt được nhiều thành tích nổi bật, trong đó có:- 2 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa: Bằng khen "Có thành tích tiêu biểu thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2021" và Bằng khen "vì thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế tập thể, được công nhận là hợp tác xã điển hình tiên tiến năm 2023.- Bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vì những đóng góp tích cực trong sản xuất, kinh doanh và xây dựng nông thôn mới năm 2023.- Cùng nhiều giấy khen của các cơ quan, tổ chức khác.
Tỷ giá vẫn 'nóng'
Phim Mẹ biển tập 3 có những nội dung cho thấy vợ chồng Huệ - Kiểng thường xuyên cãi nhau bởi Huệ không hài lòng với cuộc sống nghèo khổ ở làng chài. Cô muốn đổi đời bằng việc lên thành phố kiếm việc làm. Trong khi Kiểng sống chết vẫn muốn duy trì nghề đi biển.Trong vài diễn biến khác của tập 3, có thể thấy dù Hai Thơ đã kết hôn với Đại nhưng Ba Sịa vẫn dòm ngó, quan tâm cô. Trong khi Hai Thơ không muốn chồng hiểu lầm rồi ghen tuông nên tìm mọi cách tránh né Ba Sịa khi giáp mặt.Phim Mẹ biển tập 3 còn có cảnh bà Hậu hốt hoảng vì đoán con trai đang trốn trên chiếc thuyền chuẩn bị ra khơi của ông Mành và mấy chú trong xóm nên đã chạy đi tìm Biển. Ai ngờ cậu bé trốn trên đó thật vì Biển muốn đi biển cùng ba mình. Bà Hậu kéo cậu con trai về và tuyệt đối ngăn cấm.Phim Mẹ biển tập 4 lúc 21 giờ tối nay 20.3 trên VTV1 hé lộ tiếp những tình tiết cho thấy trong xóm chài có đám giỗ nên Kiểng đi dự với vài người đàn ông trong xóm. Trong khi Huệ đi làm móng rồi ngồi tám chuyện…Một cảnh khác trong tập phim tối nay khá căng thẳng là con gái của vợ chồng Kiểng dạo chơi ngoài biển với con trai của bà Hậu nhưng đột nhiên mất tích. Biển hốt hoảng chạy đi tìm ông Mành và Kiểng để báo tin.Phim Mẹ biển tập 4: Bé Lụa có bị sóng cuốn trôi?
Những ngày này, tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang dành thời gian đón năm mới bên gia đình, tận hưởng khoảnh khắc thiêng liêng này cùng những người thân yêu. Dù không thể thi đấu vì chấn thương, nhưng anh vẫn cảm thấy hạnh phúc bởi sự quan tâm và tình cảm của người hâm mộ Việt Nam. Chính tình yêu và sự ủng hộ từ các CĐV đã giúp anh có thêm động lực để nhanh chóng hồi phục và trở lại sân cỏ trong thời gian sớm nhất."Tôi cảm thấy không may mắn khi gặp chấn thương, nhưng ở một khía cạnh khác, tôi lại nhận được rất nhiều tình cảm từ người hâm mộ, CLB và những người luôn bên cạnh tôi. Điều đó thật sự là một nguồn động viên to lớn", Xuân Son nói. Trong những ngày tháng khó khăn vì chấn thương, Xuân Son đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ CLB Thép Xanh Nam Định và đặc biệt là từ ông bầu Nguyễn Văn Thiện. Anh gọi ông bằng cái tên trìu mến "papa Thiện" và khẳng định sự biết ơn vô hạn dành cho ông."Papa Thiện đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong khoảng thời gian vừa qua, không chỉ trong sự nghiệp mà còn trong cuộc sống. Cả tôi và gia đình đều vô cùng biết ơn ông ấy. Chính vì vậy, tôi đã đưa ra quyết định gắn bó trọn sự nghiệp của mình với CLB và papa Thiện. Tôi muốn dành sự cống hiến của mình để đền đáp lại những gì mà ông đã làm cho tôi", Xuân Son chia sẻ. Dù phải tạm xa sân cỏ để tập trung hồi phục, Xuân Son không giấu được khát khao nhanh chóng trở lại với phong độ cao nhất. Anh khẳng định sẽ dành toàn bộ thời gian và nỗ lực cho quá trình điều trị để có thể sớm góp mặt trong màu áo đội tuyển quốc gia Việt Nam."Hiện tại, tôi tập trung 100% vào việc hồi phục. Tôi muốn trở lại sớm nhất có thể, thi đấu, hát quốc ca và ghi thật nhiều bàn thắng cho đội tuyển. Câu chuyện của tôi với bóng đá Việt Nam thực sự giống như một giấc mơ – mọi thứ diễn ra quá nhanh. Tôi đã có những khoảnh khắc tuyệt vời cùng đội tuyển, trở thành nhà vô địch, và tôi vẫn không thể tin rằng điều đó là sự thật. Tôi sẽ luôn cố gắng hết sức để tiếp tục cống hiến", tiền đạo 28 tuổi chia sẻ. Năm mới, Xuân Son đặt ra những mục tiêu lớn hơn cho bản thân: hồi phục hoàn toàn, trở lại sân cỏ với phong độ đỉnh cao và tiếp tục cống hiến cho CLB cũng như đội tuyển quốc gia Việt Nam. Anh không quên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hâm mộ đã luôn bên cạnh động viên mình trong suốt thời gian qua.
SUV đô thị: Mitsubishi Xforce 'thị uy', bỏ xa doanh số các đối thủ
"Trung tâm ung bướu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện rất tốt phẫu trị, hóa trị trong điều trị ung thư nhưng, mỗi năm vẫn có hơn 2.000 bệnh nhân ung thư tại đây phải chuyển tuyến lên Hà Nội xạ trị, do bệnh viện chưa có đủ trang thiết bị", đó là chia sẻ của bác sĩ Chuyên khoa 2 Lê Văn Tịnh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc về thực tế tại bệnh viện này.Theo ông Tịnh, với đội ngũ nhân lực luôn được nâng cao về chuyên môn và điều kiện trang thiết bị, tỷ lệ bệnh nhân nội trú tại bệnh viện tỉnh phải chuyển lên tuyến trên đã giảm từ 9,3% (năm 2021) xuống còn 4,2% trong năm 2024. "Nếu được trang bị đầy đủ thêm về trang thiết bị với một số chuyên khoa, tỷ lệ chuyển tuyến của chúng tôi sẽ tiếp tục giảm, dưới 4%", ông Tịnh nhận định. Tại hội nghị nâng cao chất lượng y tế tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hôm nay, khẳng định đã và hỗ trợ y tế tỉnh toàn diện về chuyên môn, đào tạo nhân lực, đặc biệt với Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ đánh giá: "Hiện, đây là bệnh viện tỉnh được xây đẹp nhất phía bắc nhưng đang còn thiếu trang thiết bị y tế, như tim mạch, ung bướu".Theo ông Cơ, trước Vĩnh Phúc Bệnh viện Bạch Mai, đã ký kết 12 tỉnh hỗ trợ nâng cao năng lực y tế. Bạch Mai hiện có thế mạnh đa khoa hoàn chỉnh với 57 chuyên khoa, mỗi khoa quy mô tương đương bệnh viện chuyên khoa với hàng trăm nhân lực. Ví dụ như, Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày nội soi tiêu hóa 800 - 1.200 ca. Với ung bướu, năm nay sẽ có thêm các hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị. Ông Cơ cho rằng, để phát triển y tế, có thêm nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị, thay vì chỉ chờ đợi nguồn đầu tư từ "miếng bánh" ngân sách địa phương, đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh chấp thuận cho bệnh viện công như Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc có thêm dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, cung cấp dịch vụ cho người bệnh có khả năng chi trả. Nguồn thu từ khám chữa bệnh theo yêu cầu giúp bệnh viện cân đối thu chi, đặc biệt có nguồn cho nhân lực và mua sắm trang thiết bị phục vụ người bệnh bảo hiểm y tế. Vì bệnh viện đa khoa tỉnh hiện đã cơ sở hạ tầng rất tốt nhưng trang thiết bị thì còn thiếu nhiều.Qua khảo sát thực tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, ông Cơ đánh giá, bệnh viện tỉnh đã khánh thành Trung tâm Đột quỵ, nhưng cần đầu tư thêm máy để phát triển hiệu quả hơn. Hay với chuyên khoa tim mạch, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện năng lực tốt nhưng vẫn cần thêm máy chụp mạch để làm tốt hơn nữa công tác chuyên môn.Với chuyên khoa ung thư, ông Cơ chia sẻ, tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 1,3 triệu dân nhưng mỗi năm đang phải chuyển 2.000 - 2.300 bệnh nhân lên Hà Nội để xạ trị, rất vất vả cho người bệnh.