Những tấm lòng vàng 5.4.2024
Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Tuấn Đạt, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Q.Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết khi mở bán hồ sơ đấu giá khoảng 4,4 ha đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc khu đô thị Nam hồ Linh Đàm, ở phố Bằng B (P.Hoàng Liệt) với giá khởi điểm hơn 86 triệu đồng/m2 (được xây dựng theo bảng giá cũ) thì có rất nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm.Quá trình tổ chức đấu giá, Q.Hoàng Mai nhận được ý kiến về quy định đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu giá. Tuy nhiên, theo ông Đạt, luật Đấu giá tài sản ghi rõ người được giao đất để thực hiện dự án đầu tư phải có năng lực, kinh nghiệm. Trong đó, năng lực là tiền, bao gồm tiền đặt trước 20% (tương đương hơn 345 tỉ đồng); có bảo lãnh của ngân hàng và có báo cáo tài chính.Về kinh nghiệm, chủ đầu tư đã thực hiện dự án tương tự, tức là phải có ít nhất một dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa dự án vào sử dụng trong thời hạn 5 năm gần nhất tính từ ngày ban hành hồ sơ mời đấu giá."So với quy chế các quận, huyện khác thì quy chế ở Q.Hoàng Mai còn "mở" hơn rất nhiều. Có một số quận thậm chí còn yêu cầu người tham gia đấu giá phải thực hiện dự án và đã được cấp sổ đỏ. Tất cả những cái này đã có trong quy định pháp luật đâu, nhưng tất cả những quy chế đó thuộc thẩm quyền của người có tài sản, miễn là không vi phạm các quy định của pháp luật", ông Đạt phân bua.Đáng chú ý, theo ông Đạt, quá trình tổ chức, nhiều nhà đầu tư lớn đã quan tâm đến buổi đấu giá nhưng có thể do tùy thuộc vào nhu cầu nên "không rõ vì sao sau đó không tham gia đấu giá". Đến ngày thông báo lại thời gian tổ chức đấu giá vào 3.1, trong số 3 đơn vị đã nộp hồ sơ trước đó có 1 đơn vị xin rút, chỉ có 2 đơn vị tiếp tục tham gia.Nêu quan điểm về vụ đấu giá 4,4 ha đất ở phố Bằng B, thạc sĩ Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản, cho rằng pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về việc tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án phải có năng lực, kinh nghiệm trong việc phát triển dự án.Theo đó, tại khoản 3 điều 125 luật Đất đai yêu cầu tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải "có năng lực, kinh nghiệm trong việc phát triển dự án" và giao Chính phủ quy định chi tiết.Tuy nhiên, tại điều 55 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP của Chính phủ lại chỉ đặt ra yêu cầu "chung chung" đối với các doanh nghiệp tham gia đấu giá, đó là đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản khác."Do đó, đối với cuộc đấu giá 4,4 ha đất ở phố Bằng B, hồ sơ mời đấu giá yêu cầu nhà đầu tư phải có năng lực, kinh nghiệm với ít nhất 1 dự án xây dựng nhà ở đã hoàn thành trong 5 năm gần nhất là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành", ông Đỉnh nhận định.Ông Đỉnh nhấn mạnh, tại khoản 3 điều 38 luật Đấu giá tài sản quy định: ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá quy định tại luật này và pháp luật có liên quan, người có tài sản đấu giá, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản không được đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá. Do các luật Đấu giá tài sản, Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và các văn bản quy định chi tiết không đặt ra điều kiện cụ thể về việc đơn vị tham gia đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án phải có năng lực, kinh nghiệm với tối thiểu bao nhiêu dự án và đã hoàn thành trong thời gian bao lâu nên hồ sơ mời đấu giá, quy chế đấu giá không được tự đặt ra điều kiện năng lực, kinh nghiệm với doanh nghiệp tham gia đấu giá.Trước đó, ngày 3.1, Q.Hoàng Mai phối hợp với các bên quan liên quan tổ chức đấu giá 4,4 ha đất trên đường Bằng B dựa trên bảng giá đất cũ, thu về khoảng 1.800 tỉ đồng. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Song Lộc. Giá khởi điểm được Hà Nội phê duyệt là hơn 86 triệu đồng/m2. Giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất là hơn 91 triệu đồng/m2.Theo bảng giá đất mới tại Quyết định số 71 có hiệu lực từ 1.1.2025, giá đất ở vị trí 1 đường Bằng B là hơn 57 triệu đồng/m2. Như vậy, mức giá khởi điểm hơn 86 triệu đồng/m2 chỉ cao gấp gần 1,6 lần so giá đất mới. Trong khi đó, theo bảng giá cũ, vị trí khu đất có giá đất ở sau khi nhận hệ số 1,15 là hơn 21 triệu đồng/m2 nên giá khởi điểm cao gấp 4,21 lần.Lý giải về việc áp dụng bảng giá cũ thay vì bảng giá mới, ông Lê Thanh Nam, Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội, cho biết do quy định chuyển tiếp cho phép những quyết định đã được thành phố duyệt thì tiếp tục thực hiện.Liệu kinh tế Mỹ có 'hạ cánh mềm'?
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Long, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cho biết có 3 nguyên nhân chính khiến người trẻ mắc bệnh suy thận, bao gồm: lối sống, chế độ ăn và các yếu tố khác tác động vào.
Mỹ nhân 'X-Men' trải lòng về cú sốc khi phải cắt bỏ ngực
Ngày 24.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Hiệp (Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú với Nguyễn Văn Ly (32 tuổi, ngụ ấp Thạnh An 1, xã Thạnh Trị, H.Tân Hiệp, Kiên Giang) để điều tra về hành vi hành hạ con.Trước đó, người thân của cháu N.T.N (7 tuổi, ngụ cùng địa phương) trình báo Công an xã Thạnh Trị về việc N. thường xuyên bị cha dượng đánh đập, hành hạ. Vụ việc được báo lên Công an H.Tân Hiệp và Đội điều tra tổng hợp thuộc đơn vị khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh.Công an triệu tập Ly đến trụ sở làm việc. Trước những tài liệu, chứng cứ không thể chối cãi, Ly đã thừa nhận hành vi sai phạm.Theo đó, từ tháng 8 - 12.2024, Ly đã 5 lần hành hạ cháu N. gây ra 3 vết thương tích ở vùng trán. Kết quả giám định của cơ quan chuyên môn cho thấy cháu N. bị tổn hại sức khỏe 20%.Được biết, từ năm 2020, chị N.N.Q (30 tuổi) cùng con riêng là cháu N. về sống chung nhà với Ly tại ấp Thạnh An 1. Chị Q. và Ly chung sống như vợ chồng, nhưng chưa đăng ký kết hôn. Đến năm 2022, giữa 2 người có thêm 1 con chung. Bản thân Ly không nghề nghiệp ổn định, chủ yếu làm thuê, mỗi khi uống rượu say, thường đánh đập, hành hạ con riêng của vợ. Hiện, Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Hiệp tiếp tục điều tra, xử lý hành vi hành hạ con đối với Ly. Đồng thời, phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ chị Q. và cháu N. đến nơi ở mới, bảo đảm an toàn cho cháu N.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: “… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”.Từ đó, câu chuyện “học suốt đời” trở thành câu chuyện của mỗi người, của cộng đồng, và của toàn dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm đã vạch rõ:“Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chỉ thành công khi mỗi công dân ý thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với việc tự học tập suốt đời; mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức rõ học tập suốt đời là nhiệm vụ cách mạng với thái độ nghiêm túc và ý thức tự giác cao”.Vậy muốn học tập suốt đời, phải làm sao? Đầu tiên, và quan trọng nhất, là phải tự học. Để có được ý thức thường trực về việc tự học, thì phải đọc sách. Muốn đọc sách, thì phải xây dựng tủ sách, từ tủ sách gia đình tới tủ sách trong nhà trường, trong cơ quan, trong thôn xã. Lâu nay, nhiều người có điều kiện thường chỉ lo xây dựng nhà cao cửa rộng mà trong nhà không có tủ sách. Bây giờ phải khác đi. Học suốt đời mà không đọc sách thì làm sao học có kết quả cụ thể được. Khi đã có ý thức học suốt đời, đã bắt tay vào xây dựng các tủ sách, thì câu chuyện bấy giờ là phải đọc sách. Về chuyện đọc sách này thì chúng ta phải học người dân phương Tây. Họ đọc sách ở bất cứ đâu có thể đọc sách được. Khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, trong túi xách của họ luôn có quyển sách, và họ tranh thủ đọc, không để lãng phí thời gian. Khi mọi người Việt Nam đều có ý thức và tranh thủ đọc sách như vậy, chúng ta sẽ có xã hội đọc sách, xã hội học tập.Nhận ra tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, một nhóm anh em chúng tôi đã thành lập Tủ sách Đặng Thùy Trâm, cung cấp sách cho học sinh ở vùng sâu vùng xa, ở những hải đảo cách biệt đất liền, cho các em học sinh có sách hay, sách tốt để đọc. Bây giờ, các trường học đều có thư viện, nhưng để có sách hay, sách tốt khiến cho học sinh thích đọc, hình thành thói quen đọc sách, thì cần sự quan tâm góp sức của toàn xã hội. Tủ sách Đặng Thùy Trâm ra đời từ mục đích ấy, làm sao cho học sinh thích đọc sách, biết quý những kiến thức từ sách, biết lan tỏa tinh thần ham đọc sách tới bạn học và gia đình, phụ huynh.Khi cả xã hội đã hình thành và vận hành nguyên lý “học suốt đời”, thì xã hội ấy là văn minh, con người trong xã hội ấy biết lao động và học tập để ngày càng tiến bộ, ngày càng tích chứa được những kiến thức mới mẻ nhất, bổ ích nhất. Và sẽ biết sống “mình vì mọi người” với trách nhiệm cao nhất. Vì thế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa nhấn mạnh về tiến trình học tập suốt đời: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân và thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Có các giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia”.Khi chúng ta đã nhận thức được sự cấp thiết và lâu dài của việc học tập suốt đời, thì những biện pháp để có một xã hội học tập cũng đã hiện lên rất đầy đủ. Vấn đề bây giờ là phải thực hiện thật tốt.
ĐH quốc gia Hàn Quốc hạn chế nhận học sinh Việt, cơ hội có còn rộng mở?
01 giải bài viết hay nhất về phụ nữ TP.HCM trị giá 30 triệu đồng.