Cộng đồng mạng tẩy chay series hài 'Má Vương' vì có 'đường lưỡi bò'
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.Doanh nghiệp điều chỉnh phụ tải, tiết kiệm được 15% tiền điện
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong Đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bỏ ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày các xuất hiện các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò để mang đến tay người mua. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.
Đột Kích CSC 2023 mùa 1: Các đội tuyển giàu kinh nghiệm lên tiếng
Theo điều 2 Nghị định 176 năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2025), quy định cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước gồm:Tại điều 3 Nghị định 176 quy định, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, căn cứ vào tiến độ thực hiện, nhu cầu kinh phí, Bộ Công an xây dựng dự toán tương ứng với số tiền thu từ xử phạt và 30% số tiền thu từ đấu giá biển số xe năm trước liền kề đã nộp vào ngân sách nhà nước. Sau đó, gửi cơ quan có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật.Đối với kinh phí thu từ xử phạt, Bộ Công an đề xuất phương án bố trí kinh phí cho Bộ Công an và các địa phương. Đồng thời tổng hợp cùng báo cáo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Công an để gửi cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định.Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước của Bộ Công an thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.Căn cứ vào kinh phí thu từ xử phạt được bố trí, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập phương án phân bổ ngân sách cho các cơ quan tại địa phương quy định tại điểm b khoản 1 điều 2 Nghị định này.Đồng thời, trình HĐND cùng cấp quyết định và gửi Bộ Công an, cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đã bố trí thực hiện theo quy định của luật Ngân sách nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.Trường hợp nguồn kinh phí chi thường xuyên, hoặc các nguồn khác từ ngân sách nhà nước bố trí cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, thì được sử dụng nguồn kinh phí thu từ xử phạt này, và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.Đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện.Xây dựng, vận hành, quản trị, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông.Xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các công trình, trung tâm chỉ huy, trụ sở, nơi làm việc, nơi tạm giữ phương tiện.Thuê tài sản (nhà, đất, phương tiện, trang thiết bị và tài sản khác) phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Chi xăng, dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Thực hiện công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông. Giải quyết vụ, việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông. Khắc phục sự cố, phòng, chống ùn tắc, xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.Chi công tác phí, hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Vận hành đường dây nóng, các ứng dụng công nghệ, phần mềm trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.Sơ kết, tổng kết, tổ chức hội nghị, hội thảo triển khai nhiệm vụ, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.Chi vật tư, văn phòng phẩm, in hồ sơ, tài liệu. Điện duy trì hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông. Cước phí bưu chính, thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Khảo sát, đánh giá, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chế độ, chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tổ chức nghiên cứu, điều tra thống kê, thực hiện đề tài khoa học, tiến hành hoạt động thử nghiệm, phát triển sản phẩm, dịch vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm.Nhập dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Hợp tác quốc tế về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Các nội dung chi khác thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội theo quy định.Thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 1 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/1 vụ, việc.Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng. Riêng đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca, 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi cho các nội dung chi khác thực hiện theo quy định pháp luật.
Đến dự Lễ khởi động Tháng Thanh niên có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; ông Nguyễn Lam, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Tỉnh uỷ Long An; anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam…Phát biểu tại lễ khởi động Tháng Thanh niên, anh Bùi Quang Huy, Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, cho biết: "Mỗi năm, Tháng Thanh niên lại mang một diện mạo mới, được tổ chức với nhiều nội dung, phương thức mới, ngày càng thiết thực, hiệu quả, qua đó, tạo dựng được hình ảnh đẹp về thế hệ thanh niên thời kỳ mới với tinh thần khát vọng, tiên phong, đoàn kết, bản lĩnh, sáng tạo, sẵn sàng dấn thân đến những nơi khó khăn, gian khổ, đảm nhận những việc mới, việc khó, cống hiến cho quê hương, đất nước", anh Bùi Quang Huy khẳng định.Trong Tháng Thanh niên 2025 sẽ có 3 ngày hoạt động cao điểm được đồng loạt triển khai tại các cơ sở Đoàn trên cả nước gồm: Ngày cao điểm "Tình nguyện xây dựng đô thị văn minh", Ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh", Ngày Đoàn viên. Nội dung trọng tâm trong Tháng Thanh niên năm 2025 đó là việc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" theo chỉ đạo của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cũng đề nghị các cấp bộ Đoàn, cán bộ đoàn, đoàn viên, thạnh niên cả nước bám sát Kế hoạch tổ chức Tháng Thanh niên để triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần "5 rõ" của Thủ tướng Chính phủ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả. Các nội dung, hoạt động trong Tháng Thanh niên phải thiết thực, hiệu quả, chú trọng chất lượng, có sản phẩm cụ thể, không chạy theo hình thức, tránh lãng phí. Và để làm được điều đó, một yêu cầu quan trọng là phải đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn, tận dụng những tiện ích của nền tảng số, trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu quả công tác.Tại Lễ khởi động Tháng Thanh niên, Phó thủ tướng Lê Thành Long cho rằng Tháng Thanh niên được tổ chức ngày càng phong phú, đa dạng, từ các chiến dịch tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường đến các hoạt động khởi nghiệp, chuyển đổi số, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tích cực khắp mọi miền Tổ quốc. Tháng Thanh niên đã thực sự trở thành không gian rộng lớn, trường học thực tiễn phong phú, môi trường xã hội lành mạnh để các bạn trẻ thổi bùng ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, tinh thần dấn thân, không ngại gian khó, xung kích, đúng với tinh thần tinh thần: Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Phó thủ tướng cũng đề nghị đội ngũ thanh niên, với nòng cốt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tập trung triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao, trong đó lưu ý quán triệt chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Thanh niên cần tỏ rõ vai trò của mình trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, cần ý thức rõ về trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, phải là lực lượng đi đầu trong học tập, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ, bền lòng, quyết tâm, đồng tâm, việc đáng làm phải quyết làm bằng được, ưu tiên hành động, nói ít làm nhiều, năng động, quyết đoán, nắm bắt và tranh thủ thời cơ, tuyệt đối không kiêu ngạo, tự mãn"; giữ vững tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc"; hành động thiết thực: sáng tạo trong lao động, học tập, nghiên cứu khoa học; xung kích trong các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn cần phát động và triển khai các hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của thanh niên, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, xung kích của thanh niên trong thực hiện các vấn đề quan trọng của đất nước như tinh gọn bộ máy, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, phòng, chống lãng phí... Cho đến nay, các cấp bộ Đoàn, Hội trong cả nước đã đăng ký triển khai 7.809 đội hình thanh niên tình nguyện "Bình dân học vụ số"; tổ chức 8.704 hoạt động tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho người dân cho hơn 1.444.212 người dân. Hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", cho đến nay, các cấp bộ Đoàn đã đăng ký tham gia xóa 1.818 căn nhà tạm, nhà dột với tổng giá trị hỗ trợ là trên 42,6 tỉ đồng. Đồng thời triển khai các hoạt động tình nguyện hỗ trợ hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc tại 23 địa phương có các dự án đường bộ cao tốc đi qua; triển khai các công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; các hoạt động tình nguyện tham gia đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đăng ký, đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh niên gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…
Bình Thuận: Khởi động chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2022 tại đảo Phú Quý
Theo nguồn tin của Thanh Niên, ngày 21.1 tới đây, 5 đơn vị được vào vòng 2 cuộc thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch - kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ bước vào giai đoạn báo cáo thuyết minh phương án thiết kế trước Hội đồng chuyên môn. Từ đó sẽ chọn ra ý tưởng xuất sắc nhất, mang đến phương án quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa xứng tầm, đem lại lợi ích lớn cho người dân. Không chỉ hơn 16.600 người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa mong ngóng, mà người dân TP.HCM đều chờ đợi sớm có cái kết đẹp cho bán đảo bị “treo” suốt 3 thập kỷ bởi những dự án được vẽ ra nhưng không thể hiện thực hóa.Người dân sẽ thụ hưởng giá trị tương lai của quy hoạch, đó chắc chắn là tiêu chí quan trọng để lựa chọn ý tưởng thắng giải. Ghi nhận ý kiến của người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cũng như TP.HCM, hầu hết đều mong mỏi TP sẽ sáng suốt lựa chọn được ý tưởng quy hoạch xứng tầm, mang lại sự phát triển tổng thể về kinh tế, hạ tầng giao thông - hạ tầng xã hội, du lịch, môi trường, diện mạo đô thị, nhà ở khang trang, phát huy lợi thế vị trí, giá trị tự nhiên sông nước của bán đảo… “Chúng tôi kỳ vọng quy hoạch sẽ giúp Bình Quới - Thanh Đa đi sau nhưng sẽ phát triển nhanh, có những công trình biểu tượng, tạo dấu ấn mới, trở thành một điểm đến tầm cỡ quốc tế, giúp người dân nơi đây được mở mày mở mặt sau hơn 30 năm chờ đợi…”, anh Trọng Việt - người dân tại quận 1 TP.HCM nói.Theo các chuyên gia, cuộc thi này có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tìm ra giải pháp quy hoạch không gian đô thị phù hợp, không chỉ giúp Bình Quới - Thanh Đa “lột xác” mà còn giúp “hòn ngọc” này tỏa sáng, vươn mình trở thành một điểm nhấn tầm cỡ của đô thị lớn nhất cả nước. Muốn vậy, quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cần chú trọng chiến lược phát triển bền vững, tạo ra một cộng đồng có tính thích ứng, phát triển hài hòa với dòng chảy sông Sài Gòn; phát huy cảnh quan ngập nước, tạo nên các khu du lịch sinh thái ven sông, tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương độc đáo... Nếu Trường Thọ gắn với đổi mới sáng tạo, thương mại dịch vụ thì Thanh Đa sẽ phát triển nhiều mảng công viên xanh, trở thành một “sân chơi”, điểm đến đa trải nghiệm của TP. Khi đó, người dân được sống trong những không gian vừa hiện đại vừa sinh thái, đồng thời có thể làm giàu nhờ phát triển du lịch, dịch vụ. Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, Thanh Đa dù chỉ là một bán đảo nhưng quy hoạch phải nhìn trong tổng thể phát triển sông Sài Gòn, đặt trong chiến lược phát triển đến 2030 - 2050. Do đó, phải đặt ra hết vấn đề liên kết với trung tâm hiện hữu thế nào, nối ra biển, nối về Bình Dương, nối với tuyến đường ven sông Sài Gòn ra sao… Gắn với định hướng dài hạn đó thì TP.HCM sẽ đạt mục tiêu tái hiện đô thị gắn kết với sông nước, đem lại giá trị rất lớn cho TP.HCM cũng như toàn vùng Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, cần tạo ra những công trình điểm nhấn, biểu tượng, đẳng cấp nhất, đẹp nhất ở Bình Quới - Thanh Đa để xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của bán đảo. KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, kỳ vọng những công trình cao nhất, đẹp nhất của TP.HCM sẽ đặt ở bán đảo Thanh Đa. Khi đó, bán đảo Thanh Đa sẽ thành trung tâm đô thị, hành chính và công viên ngập nước tầm cỡ quốc tế. Với mục tiêu đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa phát triển xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của mình, nơi đây sẽ có các công trình điểm nhấn, công trình phức hợp đa năng (như văn phòng - thương mại), khách sạn 5 sao phục vụ du lịch cao cấp. Đồng thời, cần công trình đa năng, sáng tạo, đặc sắc như quần thể triển lãm, trình diễn show nhạc nước, thực cảnh hay công viên chuyên đề với công trình biểu tượng nghệ thuật như có những cây cầu đặc biệt, hay các đài phun nước tạo ấn tượng cho cảnh quan… Từ đó, mang đến diện mạo mới khang trang, cảnh quan hiện đại với những công trình kiến trúc đẹp, trở thành niềm tự hào cho người dân TP."Việc tìm kiếm một công trình kiến trúc điểm nhấn, mang tính biểu tượng ở TP.HCM là cần thiết. Nhắc tới Úc là người ta nghĩ tới Nhà hát Opera Sydney (Nhà hát Con Sò) tại Sydney, Hà Lan thì có công trình cối xay gió…, những công trình này mang ý nghĩa giá trị đặc biệt cho riêng địa phương, nhắc tới là nhớ đến TP đó ngay lập tức. Câu chuyện này lâu nay chúng ta cũng tính đến nhưng vẫn chưa triển khai được. Vị trí có thể tính đến là ở bán đảo Thanh Đa. Cốt lõi công trình đó phải đạt đến tầm cỡ, tức là nhìn thấy nó thì người ta biết ngay là TP.HCM", KTS Khương Văn Mười nêu quan điểm.Để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của bán đảo, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng đầu tiên bản quy hoạch không thể chỉ nhìn hạn hẹp trong ranh giới Bình Quới - Thanh Đa, mà phải nhìn rộng hơn trong tương quan tổng thể không gian đô thị bên này bán đảo và bên kia sông. Ranh giới nghiên cứu quy hoạch không chỉ là bờ sông bao quanh bán đảo, mà cần tính từ các trục giao thông huyết mạch xung quanh, ở bên kia sông. Nhiều chuyên gia cũng đồng tình, vị trí Bình Quới - Thanh Đa cần gia tăng kết nối với các khu vực lân cận như Thảo Điền, Trường Thọ, Rạch Chiếc thông qua hệ thống giao thông đường bộ (quy hoạch 3 - 4 cây cầu), đường thủy, các cây cầu đi bộ, thậm chí nghĩ tới hệ thống monorail, phát triển hệ thống bến du thuyền kết hợp không gian mặt nước...Cần ít nhất 3 - 4 cầu nối thẳng sang khu cảng Trường Thọ, khu đô thị An Phú, Linh Đông… “Các hồ sơ dự thi ý tưởng quy hoạch Thanh Đa cần nêu chi tiết vị trí xây dựng cầu. Giải được bài toán kết nối sẽ tạo nên cơ hội và động lực mới, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng bảo tồn, chỉnh trang, và phát triển các khu đô thị trên bán đảo Thanh Đa cũng như các khu bên kia sông”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói thêm.Bên cạnh chức năng kiến tạo không gian sống hiện đại, sinh thái với chất lượng sống cao, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa còn giàu tiềm năng để định vị là điểm đến vui chơi, nghỉ dưỡng, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, triển lãm văn hóa nghệ thuật hàng đầu của TP.HCM. Từ đó mang lại giá trị kinh tế, phát triển du lịch dịch vụ, thương mại, giúp tạo công ăn việc làm, mang đến thu nhập bền vững, làm giàu cho người dân. Cũng từ đó, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao.Việc tổ chức cuộc thi khẳng định quyết tâm thay đổi "vận mệnh" Bình Quới - Thanh Đa của TP.HCM. Các chuyên gia kỳ vọng, với sự góp sức của các đơn vị quy hoạch, kiến trúc tầm cỡ quốc tế, sớm đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa lột xác trở thành trung tâm về đô thị - du lịch sinh thái tầm vóc quốc tế, mang lại giá trị thụ hưởng lớn cho chính người dân nơi đây.Nói về việc quy hoạch Thanh Đa nhiều lần bị lỡ hẹn, theo KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, bên cạnh những khó khăn, tồn tại cũ như quy mô dự án quá lớn, nguồn vốn cao, khả năng thu hút nhà đầu tư thấp, thì một phần do quy hoạch, định hướng phát triển và cách làm trong giai đoạn trước chưa phù hợp, khiến dự án không khả thi, dùng dằng mãi không thể dứt điểm. Trong lần trở lại này, cuộc thi kỳ vọng tìm ra được quy hoạch phù hợp, khả thi, từ đó hấp dẫn được các nhà đầu tư cùng tham gia. TP.HCM quyết tâm “hồi sinh” vùng đất này khi đưa dự án Bình Quới - Thanh Đa vào danh mục các dự án tiêu biểu cấp TP thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), với mục tiêu đến ngày 30.4 sẽ hoàn thành tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án.