VNPT ký hợp tác truyền tin cảnh báo sớm phòng cháy chữa cháy
Đầu tháng, đầu năm, khởi đầu cho thắng lợi mới"Một năm bắt đầu từ ngày mùng 1 tết và khởi sự vào buổi sáng ngày đầu năm là một sự khởi đầu hoàn hảo nhất. Nó giống như chất xúc tác giúp cho mọi việc thành công rực rỡ hơn", người đứng đầu Intimex giải thích về việc đi làm ngày mùng 1 tết và nói thêm, trong nước, bà con nông dân ĐBSCL đang trong vụ thu hoạch lúa đông xuân - vụ lúa lớn nhất trong năm. Ngược về Tây nguyên, bà con cũng đang trong mùa hái cà phê. Trên thị trường thế giới, cả 2 sàn cà phê London (Anh) và New York (Mỹ) vẫn hoạt động đều đặn và khách hàng của công ty cũng giao dịch bình thường. "Các đối tác và đối thủ trong ngành gạo, hồ tiêu, hạt điều cũng không dừng lại để chờ chúng ta ăn tết", ông Nam nói vui. Vị "thuyền trưởng" của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn nhất Việt Nam, tự hào: Năm 2024 là một năm thành công rực rỡ của ngành nông nghiệp Việt Nam và Intimex là doanh nghiệp trong ngành nên cũng được hưởng lợi lớn từ thành công chung đó. Dù Intimex đã 7 lần vượt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD nhưng trong lần thứ 8 vào năm 2024 là năm thành công nhất với con số xuất khẩu kỷ lục 1,4 tỉ USD và tổng doanh thu là 79.000 tỉ đồng. Đáng mừng hơn, tất cả các đơn vị thành viên đều hoàn thành tốt công việc. Hướng tới năm 2025, Intimex đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1,9 tỉ USD và tổng doanh thu 90.000 tỉ đồng. "Những con số vừa nêu đều do các đơn vị thành viên tự đặt ra chứ không phải từ lãnh đạo áp xuống. Các đơn vị đều đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng 20 - 30%, căn cứ vào nhu cầu thị tế thị trường, xu hướng giá cả hàng hóa. Do đó, công ty có lòng tin mạnh mẽ về việc sẽ tiếp tục chinh phục cột mốc kỷ lục mới trong năm Ất Tỵ, ông Nam chia sẻ. Chúng tôi không thể và không cho phép mình dừng lại. Chúng tôi phải luôn vận động để tiến lên phía trước, nắm bắt những cơ hội mới để cùng đất nước và dân tộc tiến vào kỷ nguyên mới tươi đẹp hơnDù vậy, ông Nam thừa nhận: "Với những người trẻ, tôi vẫn khuyến khích và tạo điều kiện cho họ chăm lo cuộc sống cá nhân và gia đình. Còn bản thân mình thì tôi dành ra 1 - 2 ngày để nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả. Thời gian đó, cũng như bao người Việt Nam khác tôi dành cho gia đình, thăm viếng và chúc tết họ hàng nhằm giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, có thể sẽ dành thêm một ít thời gian để chơi golf cùng bạn bè - một môn thể thao giúp thư giãn và rèn luyện sức khỏe mà tôi yêu thích". Trong năm 2025, nông sản Việt vẫn còn nhiều tiềm năng để bứt phá khi giá cà phê tăng chưa có điểm dừng. Còn hồ tiêu có thể trở lại mốc lịch sử 200.000 đồng/kg. Hạt điều vẫn có cơ hội tăng trưởng tốt. Trong khi đó, giá gạo trên thị trường châu Á đang đi xuống nhưng gạo Việt mang đặc trưng riêng được thị trường ưa chuộng và giá giảm chỉ là hiện tượng tạm thờiCâu chuyện tết của "vua xuất khẩu nông sản" lại quay trở lại với vòng xoáy công việc. Ông Nam tự tin dự báo: Trong năm 2025, nông sản Việt vẫn còn nhiều tiềm năng để bứt phá khi giá cà phê tăng chưa có điểm dừng, hồ tiêu có thể trở lại mốc lịch sử 200.000 đồng/kg, hạt điều vẫn có cơ hội tăng trưởng tốt...Theo ông Nam, hiện tại chỉ có Việt Nam là nước duy nhất tuân thủ nghiêm quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR). Quy định này sẽ chính thức đi vào thực tế vào đầu năm 2026. Intimex và nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành như Simexco hay Vĩnh Hiệp đã sẵn sàng cho việc tuân thủ EUDR nên cà phê Việt có lợi thế cạnh tranh rất lớn ở thị trường châu Âu - nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Ngay lúc này, Intimex có sẵn nguồn hàng 200.000 tấn cà phê đạt chứng nhận EUDR, tương đương khoảng 50% nhu cầu của thị trường EU. Hiện Intimex đã đầu tư nhà máy chế biến cà phê hòa tan công suất 4.000 tấn/năm. Công ty đang triển khai giai đoạn 2 với vốn đầu tư trên 400 tỉ đồng nhằm nâng công suất lên 8.000 tấn/năm, sẽ đi vào vận hành vào cuối năm 2025. Sản phẩm hướng đến xuất khẩu sang các thị trường giàu tiềm năng như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và cả châu Âu. Với hồ tiêu, năm 2024 dù đang ở mức cao nhưng trong quá khứ giá đã có lúc lên tới trên 200.000 đồng/kg. Hiện nay, nguồn cung hạt tiêu toàn cầu đang thiếu hụt trong khi ngành tiêu Việt Nam chiếm 50% nguồn cung tiêu trên thị trường thế giới. "Chúng ta chỉ cần giảm lượng cung thì thị trường thế giới sẽ sốt giá. Doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực giữ giá tiêu ở mức có lợi cho ngành và bà con nông dân", ông Nam nói.Ông Nam khẳng định, câu chuyện lúa gạo cũng tương tự. Ngay khi Ấn Độ mở kho giá gạo Việt Nam vẫn giữ mức rất cao. Nguyên nhân là do gạo Việt Nam có tính khác biệt về giá và chất lượng nên thị trường Philippines và nhiều nước rất thích. Những ngày trước tết, giá gạo giảm mạnh do xu hướng của thị trường thế giới, tuy nhiên cũng có vấn đề tâm lý tranh bán của một số doanh nghiệp. Hiện tại, khách hàng Philippines đã mua gạo trở lại và các thị trường lớn khác như Trung Quốc, châu Phi cũng bắt đầu tăng mua, nên giá gạo sẽ sớm phục hồi. "Để giữ giá gạo cũng như nông sản Việt nói chung cần sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có vai trò quan trọng của hiệp hội ngành hàng cũng như các bộ ngành liên quan trong việc xây dựng chính sách phù hợp nhằm tạo thuận lợi", vua xuất khẩu nông sản Việt nhấn mạnh.Tết với ông, cuối cùng vẫn là câu chuyện nông sản Việt ra thế giới...Chọn ngành học định hướng thị trường lao động quốc tế
Từ 1.1.2025, Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, tình hình giao thông trên cả nước được nhận xét có chuyển biến tích cực, người dân chấp hành luật kể cả khi không có CSGT. Cơ quan chức năng cũng ra mắt ứng dụng để người dân tra cứu phạt nguội, đồng thời gửi thông tin xe vi phạm giao thông đến CSGT. Tuy nhiên, mấy ngày qua, mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng về thông tin xóa lỗi phạt nguội. Cụ thể, tài khoản Thành Long viết: "Tin vui cuối năm các bác ơi! Những lỗi phạt nguội từ 2022 trở về trước đã được xóa". Phía dưới bài đăng, một số người vào chúc mừng, còn khẳng định thêm lỗi phạt nguội sau 1 năm không ra được quyết định xử phạt (người nhận thông báo vi phạm qua hình ảnh không đến phối hợp xác minh) thì lỗi vi phạm được xóa.Một số người khác nhắc nhở chủ bài đăng cẩn thận bị phạt 7,5 triệu đồng, đề nghị không đăng tin tào lao.Trên nhóm khác, tài khoản Hùng O. cũng viết: "Tin vui cuối năm. Những lỗi phạt nguội mà từ 2022 về trước đều đã được xóa khỏi hệ thống. Trước đây có những xe đi đăng kiểm bình thường nhưng đi sang tên thì lòi ra phạt nguội từ vài năm trước đây thì nay được chính thức xóa. Đúng là tin vui". Để chứng minh lỗi phạt nguội được xóa, người này đăng ảnh chụp màn hình tra cứu lỗi qua hình ảnh trước đó và hiện tại.Gần đây nhất, tài khoản Nguyễn Văn D. đăng trên nhóm về giao thông: "Mấy ngày trước tết tra phạt nguội mấy lỗi cũ thấy xóa hết rồi. Giờ ăn tết xong tra thấy còn nguyên là sao các bác nhỉ?". Nhiều người vào bình luận hài hước: "Cho bác ăn tết vui đó".Trao đổi với PV, đại diện Cục CSGT khẳng định: "Không có chuyện tất cả lỗi phạt nguội từ năm 2022 đổ về trước được xóa phạt nguội". Theo CSGT, thời điểm trước tết, nhiều người cùng tra cứu phạt nguội nên có thể hệ thống bị quá tải, không hiển thị đầy đủ các lỗi vi phạm của giai đoạn từ năm 2022 trở về trước. Hiện nay, hệ thống đã tra cứu phạt nguội đã ổn định, người dân có thể tra bình thường. Về nguyên tắc, nếu chưa nộp phạt thì lỗi vi phạm qua hình ảnh trên hệ thống không thể tự xóa.Lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM khuyến cáo người dân chấp hành nghiêm luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Khi nhận được thông báo vi phạm giao thông đường bộ, thì đến trụ sở đơn vị CSGT gửi thông báo vi phạm hoặc như hướng dẫn trên thông báo vi phạm để phối hợp giải quyết hoặc thực hiện nộp phạt trực tuyến.Trước đó, CSGT TP.HCM cũng thông tin người dân cần cảnh giác trước thủ đoạn giả danh CSGT TP.HCM gọi điện thoại báo phạt nguội để chiếm đoạt tài sản. Người dân TP.HCM cần lưu ý, tất cả trường hợp bị phạt nguội liên quan đến giao thông thì đều có thông báo vi phạm của cơ quan chức năng đến chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện.Khi nhận được giấy thông báo vi phạm của cơ quan chức năng, đến ngày hẹn, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện mang đầy đủ giấy tờ cần thiết lên trụ sở công an để làm việc.
Đại lộ Thống Nhất, ngay làng đại học sẽ là điểm đến mỗi ngày của người dân
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.
Cuối năm 2024, Tổng cục Thuế (nay là Cục Thuế) có Công văn số 6369 gửi các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán danh sách các nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam và đề nghị các đơn vị thông báo danh sách này cho các chi nhánh của ngân hàng để thực hiện kê khai, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế khi thực hiện thanh toán cho các giao dịch với NCCNN theo quy định.Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận được phản ánh của một số hội viên về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Cụ thể, Công văn số 6369 chỉ cung cấp tên và địa chỉ website của NCCNN cho các NHTM. Tuy nhiên, các NHTM chỉ thực hiện lệnh chuyển tiền căn cứ trên yêu cầu của khách hàng. Lệnh chuyển tiền không yêu cầu thông tin website của người thụ hưởng. Do đó, thông tin website mà Tổng cục Thuế cung cấp hoàn toàn không thể sử dụng được để xác định người thụ hưởng. Nếu chỉ căn cứ trên thông tin là tên người thụ hưởng để khấu trừ thuế thì sẽ phát sinh rủi ro khấu trừ thuế không đúng đối tượng do có thể có nhiều NCCNN trùng tên công ty.Đồng thời, NHTM không thể xác định chính xác được giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ nào là giao dịch của cá nhân. NHTM chỉ có thể xác định được người chuyển tiền, thanh toán là cá nhân hoặc tổ chức, không thể xác định được người mua thực sự là ai. Theo quy định tại khoản 3 điều 30 Nghị định 126, trường hợp NHTM không thể khấu trừ, nộp thay thì NHTM phải có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các NCCNN và định kỳ hàng tháng gửi về Tổng cục Thuế. Tiêu chí xác định "không thể khấu trừ, nộp thay" phát sinh trong các trường hợp nào và NHTM phải theo dõi, báo cáo số tiền đó đến bao lâu... Nội dung này chưa rõ để NHTM thực hiện.Đối với việc tính thuế, NHTM không tham gia vào giao dịch mua bán, nên không nắm được bản chất giao dịch, không có đầy đủ thông tin để xác định được đúng ngành kinh doanh, không xác định được loại hàng hóa, dịch vụ mua bán để xác định mức thuế suất làm cơ sở khấu trừ thuế theo quy định. NHTM chỉ là trung gian thanh toán, tuy nhiên chưa có quy định nào của pháp luật về việc miễn trừ hoặc giới hạn trách nhiệm cho NHTM nên phát sinh rủi ro bị đòi bồi thường hoặc khiếu kiện từ NCCNN cũng như rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, theo quy định về tỷ giá nộp thuế thì áp dụng theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi người nộp thuế mở tài khoản. Thực tế, hầu hết các NCCNN không có tài khoản tại ngân hàng Việt Nam. Vậy trường hợp này, NHTM xác định theo tỷ giá nào cũng cần được làm rõ.Để tháo gỡ những khó khăn trên, các NHTM kiến nghị Bộ Tài chính, Cục Thuế sớm có văn bản hướng dẫn lệnh chuyển tiền không có nội dung website, cơ quan thuế cung cấp tối thiểu các thông tin sau để các NHTM xác định đúng đối tượng phải khấu trừ như tên, số tài khoản người thụ hưởng, ngân hàng của người thụ hưởng. Đề nghị bổ sung quy định cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ của NCCNN phải xác định cụ thể tỷ lệ tính thuế và cung cấp cho NHTM theo yêu cầu của NHTM để thực hiện khấu trừ, đồng thời chịu trách nhiệm nếu xác định sai tỷ lệ này. Đồng thời, đề nghị cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho các NCCNN nắm được thông tin về quy định khấu trừ, tránh phát sinh các khiếu nại đối với các NHTM tại Việt Nam. Tổng cục Thuế xem xét lại yêu cầu khấu trừ thuế đối với dịch vụ trung gian nhận tiền phòng của Agoda và Booking.com, đảm bảo phù hợp với mô hình hoạt động của 2 NCCNN này và quy định tại Nghị định 126/2020 (NHTM chỉ khấu trừ khi người mua là "cá nhân ở Việt Nam").Ngoài ra, công văn đề nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét bãi bỏ quy định NHTM thực hiện khấu trừ tại luật Quản lý thuế 2019. Bởi theo luật số 56, từ ngày 1.1.2025, NCCNN phải thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.
Bùng nổ ca bệnh nhiễm giun lây từ thú cưng: Người nuôi cần làm gì?
Cục máu đông khi hình thành bất thường có thể làm tắc nghẽn mạch máu và gây tổn thương cho nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, phổi hay não. Đau tim, thuyên tắc phổi và đột quỵ là những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cục máu đông.