Ronaldo nhận án treo giò vì hành vi xấu xí, may mà Al Nassr vẫn chiến thắng
Grand SF 2: Warriors được Cocky Buffalo, phối hợp cùng Liên đoàn Kick-boxing Việt Nam, The Grand Ho Tram Strip tổ chức. Sự kiện võ thuật Grand SF 2: Warriors có 7 cặp đấu, trong đó có 5 trận có sự xuất hiện của các võ sĩ Việt Nam. Trận đấu tâm điểm của sự kiện sẽ là màn thư hùng giữa Kiều Duy Quân và Zhou Haoran (Trung Quốc), ở hạng cân dưới 70 kg.Duy Quân đang được xem là ngôi sao mới trong làng võ thuật Việt Nam. Võ sĩ 22 tuổi sở hữu chuỗi 3 trận toàn thắng ở đấu trường kick-boxing chuyên nghiệp, trong đó có những chiến thắng ấn tượng trước các đối thủ quốc tế rất mạnh như “quái vật muay Hàn Quốc” Kwon Gi-seop, Zhang Zihao (Trung Quốc)… Trong khi đó, Zhou Haoran cũng mới 22 tuổi nhưng đã có bề dày kinh nghiệm thi đấu với 17 trận thắng sau 25 lần thượng đài. Điều này khiến cuộc chạm trán của Duy Quân và Zhou Haoran rất đáng được chờ đợi.Ở trận đấu dành cho nữ duy nhất tại sự kiện lần này, nhà vô địch kick-boxing châu Á 2024 Trần Võ Song Thương sẽ so tài với tay đấm kỳ cựu người Hàn Quốc Kim Ji-sun, ở hạng cân dưới 60kg. Một trận đấu khác cũng nhận rất nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn, đó là cuộc chạm trán giữa Nguyễn Xuân Phương và Wu Chen Hao (Trung Quốc), ở hạng cân 63 kg. Cả hai võ sĩ đều đã có hơn 10 chiến thắng ở đấu trường chuyên nghiệp, nên hứa hẹn sẽ cống hiến một màn so găng với chất lượng chuyên môn rất cao.Mở màn cho sự kiện Grand SF 2: Warriors là trận đấu giữa Nguyễn Thành Đạt và Chankham Oathiphong, ở hạng cân 60 kg. Dù đã có 9 trận thắng sau 13 lần thượng đài, đại diện đến từ lò đào tạo No.1 Muay Club của “độc cô cầu bại” Nguyễn Trần Duy Nhất được dự báo gặp nhiều khó khăn khi đối thủ đến từ Thái Lan của anh đã có đến 63 chiến thắng, sau 85 trận chuyên nghiệp.Đại diện còn lại của Việt Nam là Hoàng Đình Mạnh sẽ gặp Kobayashi Asato (Nhật Bản). Ở 2 màn so tài còn lại, Seo Ji-myeong (Hàn Quốc) đối đầu Yuan Wu (Trung Quốc) còn Kwon Hyeon-woo (Hàn Quốc) đụng độ Niyomjit Pitsanu (Thái Lan).Nỗi lo cua nuôi chết trên diện rộng
Toyota Innova Cross 2023 có số đo dài, rộng, cao lần lượt 4.755 x 1.845 x 1.790 (mm), trục cơ sở dài 2.850 mm. Xe sử dụng khung gầm liền khối dạng mô-đun TNGA. Với kích thước và khung gầm này, Innova Cross nhỏ hơn một chút so với đối thủ Hyundai Custin, nhưng to lớn hơn thế hệ cũ.
Chi trả lương hưu dịp Tết Nguyên đán: Còn hơn 3.700 người chưa nhận tiền
Huệ cho biết bắt đầu yêu thích nữ ca sĩ Taylor Swift từ năm 2009 khi nghe bài hát You belong with me. Cô gái này cho biết đã học tiếng Anh bằng cách chép lời bài hát của Taylor Swift. Huệ còn yêu thích khả năng diễn đạt cảm xúc qua phần lời bài hát của nữ ca sĩ này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.