Xiaomi ra mắt smartphone đầu tiên dùng chip Snapdragon 8s Gen 3
- Đâu có, mà sao con hỏi vậy?Cổ phiếu Sacombank bị bán tháo
Giàng Thị Gầu (ngụ thôn 4, xã Cư San, H.M'Đrắk, Đắk Lắk) hiện là sinh viên năm 3 ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Tây Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em, nên hành trình theo đuổi "con chữ" gặp nhiều trắc trở."Gia đình có 8 anh chị em, mình là người con đầu tiên trong nhà được bước vào cổng trường đại học nhờ vào sự định hướng của các anh chị trong một dịp tham gia công tác xã hội ở địa phương", Gầu chia sẻ.Năm 2019, được nhiều người đánh giá có năng khiếu về sân khấu, Gầu đã tự tìm hiểu thông tin qua một người anh trong làng để vừa theo học cấp 3 vừa học nghệ thuật tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Thời gian này, Gầu bắt đầu tham gia làm tình nguyện viên CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột với mong muốn bản thân được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời giúp đỡ cho học sinh H'Mông trên địa bàn tỉnh. Sau khi học hết chương trình cấp 3, Gầu theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên.Gầu kể thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cô phải lên rẫy để học trực tuyến (vì trên đồi cao mới có sóng). Bố đã dựng một lán trại nhỏ cho Gầu tiện học tập. "Đường đến rẫy phải băng qua một con sông nên bố làm bè tre để mình vượt sông. Lúc trời mưa, đường lầy lội khiến mình gặp nhiều khó khăn, có những ngày học tới tối muộn... Và đây cũng là câu chuyện thực tế mà mình luôn chia sẻ để truyền cảm hứng, động viên các em có thêm tinh thần học tập trong những chuyến làm công tác thiện nguyện", Gầu chia sẻ.Năm 2023, Gầu được bầu làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột. Ở cương vị mới, Gầu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm lớn hơn, tiếp xúc gần gũi và đặt mình vào vị trí các em học sinh để có thể cảm thông, thấu hiểu. Gầu cho biết đa số phụ huynh người H'Mông còn chưa chú trọng việc học của con cái. Việc gặp gỡ giữa học sinh với sinh viên sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu bước vào cổng trường đại học, thông qua những trải nghiệm của anh chị sinh viên.Hành trình làm thiện nguyện trong những năm qua, Gầu cùng CLB đã bán hàng gây quỹ tại Đường sách Buôn Ma Thuột và thực hiện các chương trình như: "Trao em ấm", "Tết sinh viên H'Mông"… Dự kiến sang năm, Gầu cùng các thành viên CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn các chương trình ý nghĩa giúp đỡ cho học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gầu luôn mong muốn các em học sinh người H'Mông kiên trì theo đuổi con đường học tập để thoát nghèo, giúp ích cho gia đình và xã hội.Năm 2023, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng bằng khen cho Giàng Thị Gầu, Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột, về thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng."Mình nghĩ bản thân và các bạn sinh viên cần cố gắng nhiều hơn để đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi người tự xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng. Từ đó, nhóm mới có thể tự tin đăng ký, xin phép địa phương mở lớp dạy học hỗ trợ cho các em về học tập và tiếp xúc với công nghệ...", Gầu bày tỏ.
Bờ rào miền Tây
Đây là một trong những chương trình Trách nhiệm Xã hội (CSR) thường niên, được INSEE phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức, nhằm thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và cam kết lâu dài trong hành trình "Vững Xây Cuộc Sống".Những phần quà thiết thực đã được trao tận tay các hộ gia đình, không chỉ mang đến sự hỗ trợ về vật chất mà còn là lời động viên tinh thần, giúp bà con đón một mùa xuân ấm áp và trọn vẹn hơn. Chương trình không chỉ lan tỏa những giá trị nhân văn mà còn thắt chặt thêm mối quan hệ giữa INSEE với cộng đồng địa phương, khẳng định vai trò của doanh nghiệp trong việc đồng hành và phát triển bền vững cùng xã hội.Hoạt động này nằm trong chuỗi chương trình trách nhiệm xã hội của INSEE, nhằm hỗ trợ những người dân có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt trong dịp Tết cổ truyền - thời điểm mà mọi gia đình đều mong muốn được sum vầy, đón một năm mới trọn vẹn và đủ đầy. Với tinh thần sẻ chia, INSEE hy vọng rằng những món quà Tết không chỉ mang đến sự ấm áp mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương trong cộng đồng.Chương trình được triển khai tại nhiều khu vực xung quanh nhà máy INSEE bao gồm phường Thạnh Mỹ Lợi (TP.Thủ Đức), xã Long Thới (TP.HCM), thị xã Phú Mỹ (Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang), với sự tham gia của cán bộ nhân viên công ty. Đây không chỉ là cơ hội để nhân viên INSEE trực tiếp đóng góp cho xã hội mà còn giúp tăng cường sự gắn kết với người dân địa phương. Hình ảnh những nụ cười, những lời cảm ơn chân thành từ các hộ gia đình chính là nguồn động viên to lớn để INSEE tiếp tục hành trình đóng góp cho xã hội.Bà Huỳnh Thị Thanh Hoa - Bí thư Đoàn Thanh Niên Xã Long Thới chia sẻ: "Tết là thời điểm để mọi người đoàn tụ, cùng nhau hướng đến những điều tốt đẹp. Thấu hiểu hoàn cảnh của nhiều gia đình còn gặp khó khăn, chân thành cảm ơn Công ty INSEE đã phối hợp cùng địa phương mang đến một mùa Tết ấm no cho người dân, một phần nào đó mang đến niềm vui và sự hạnh phúc cho người dân tại địa phương".Với tuyên ngôn thương hiệu Vững Xây Cuộc Sống, INSEE không ngừng đổi mới và mở rộng các hoạt động trách nhiệm xã hội, từ việc hỗ trợ nhà ở, cải thiện cơ sở hạ tầng đến các chương trình giáo dục và bảo vệ môi trường. Thông qua những hoạt động ý nghĩa này, Công ty đã tạo nên dấu ấn là một doanh nghiệp vì cộng đồng đối với địa phương.Không chỉ dừng lại ở hoạt động tặng quà Tết, INSEE sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền các cấp và đối tác để triển khai thêm nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng trong tương lai, chung tay phát triển một xã hội bền vững.
Sáng 13.1, lễ bốc thăm vòng play-off bảng E khu vực TP.HCM, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 (TNSV THACO cup 2025) đã diễn ra tại tòa soạn Báo Thanh Niên, xác định 4 cặp đấu hấp dẫn."Khó chịu" là cụm từ mà HLV Phạm Thái Vinh của Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM – đương kim vô địch giải, dùng để nhận xét về đối thủ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đội bóng đang có phong độ ấn tượng. "Họ toàn thắng cả ba trận ở vòng bảng. Đây là một thử thách lớn, nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để vượt qua và giành vé vào vòng chung kết," ông Vinh nhấn mạnh.Vòng play-off khu vực TP.HCM năm nay quy tụ 8 đội xuất sắc nhất, trong đó có 4 đội quen thuộc: Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM, và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Đáng chú ý, 4 đội còn lại là những gương mặt mới, bao gồm Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, và Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.Tỷ lệ này cho thấy sự cân bằng và hấp dẫn hơn so với các mùa trước, tạo nên một giải đấu đa dạng và khó đoán định. Các đội được bốc thăm ngẫu nhiên với nguyên tắc đội nhất, nhì vòng bảng không gặp lại nhau, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.HLV Phạm Thái Vinh cho biết, dù đội đã vượt qua giai đoạn khó khăn sau khởi đầu chậm chạp ở vòng bảng, nhưng thử thách lớn đang chờ đón ở trận play-off. "Mùa này, chúng tôi đã thất bại ở trận ra quân và chịu áp lực lớn. Tuy nhiên, với tinh thần thi đấu hết mình, đội đã vượt qua hai trận tiếp theo và giành ngôi đầu bảng. Chúng tôi tự hào về sự nỗ lực của các cầu thủ", ông Vinh chia sẻ.Ở trận play-off 3, Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM sẽ gặp Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vào ngày 15.1. Đây hứa hẹn là cuộc đối đầu căng thẳng khi đội bóng Công nghiệp đang thể hiện lối chơi hiệu quả và phong độ cao.Trong khi đó, trận play-off 4 giữa Trường ĐH Văn Hiến và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng được mong chờ. Phạm Huy, cầu thủ Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, thừa nhận sự khó khăn khi đối đầu với Văn Hiến. "Họ có lối chơi bản sắc và quyết tâm rất cao. Đội em sẽ cố gắng chiến đấu hết sức để giành vé vào vòng chung kết", anh Huy chia sẻ.Các trận đấu play-off khu vực TP.HCM diễn ra ngày 14 và 15.1 tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Đội thắng trong 4 cặp đấu sẽ giành quyền vào vòng chung kết. Đây không chỉ là cơ hội để các đội khẳng định sức mạnh, mà còn mang đến sự cạnh tranh quyết liệt, làm nóng bầu không khí trước vòng đấu quyết định.Vòng play-off năm nay hứa hẹn những trận cầu kịch tính, khi các đội đều đặt mục tiêu giành chiếc vé danh giá vào vòng chung kết, nơi họ có thể tỏa sáng và ghi dấu ấn tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam.
Đánh bại Dương Quốc Hoàng, cơ thủ Đặng Thành Kiên giành số tiền thưởng 'khủng'
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong tiết thời se lạnh, Đà Nẵng đón những vị khách đầu tiên của năm mới theo cách không thể ấm áp hơn. Hơn 800 du khách Mỹ trên du thuyền Crystal Symphony vừa đặt chân lên bến cảng đã được chào đón bằng những màn múa lân rộn ràng và những món quà nhỏ mang đậm hồn Việt: nón lá, hoa tươi và cả những lời chúc năm mới may mắn. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền,…Và năm 2025 hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, khi dự kiến Cảng Tiên Sa sẽ đón 77 lượt tàu, với hơn 121.000 hành khách quốc tế, riêng quý I đã có hơn 41.000 khách. Một năm mới đã mở ra với những tín hiệu đầy lạc quan cho du lịch Đà Nẵng.Những vị khách đầu tiên của năm đã đến với những nụ cười mãn nguyện, và chắc chắn họ sẽ còn quay lại. Bởi Đà Nẵng, với sông Hàn, những cây cầu và bầu không khí thân thiện, luôn có cách khiến người ta muốn trải nghiệm thêm. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Theo Sở Du lịch, tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền…