Giá heo hơi hôm nay 18.4.2024: Tăng đồng loạt đón lễ
Cũng đang nuôi mèo làm thú cưng nhiều năm nay, Trần Thị Đức Tâm (23 tuổi), ngụ tại kiệt 325 Hùng Vương, P.Vĩnh Trung, Q.Thanh Khê (TP.Đà Nẵng) cho rằng khả năng lây nhiễm sán, giun sang người sẽ rất khó nếu tiêm phòng đầy đủ.Đến chợ An Truyền ăn bánh xèo cá kình
Về nguyên nhân của cơn mưa này là do nhiễu động của đới gió đông đẩy hơi ẩm từ ngoài biển vào gây mưa. Sáng nay mưa cũng xảy ra ở khu vực biên giới với Campuchia ở các tỉnh Bình Phước, Long An. Chiều nay, ngoài TP.HCM thì một số tỉnh ven biển Nam bộ cũng có mưa rào như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau...
Taylor Swift góp 100 ngàn USD cho gia đình nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng
Sáng ngày 28.4, ngày thứ 2 trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, những tia nắng đầu tiên đã xuất hiện khi chưa tới 6 giờ sáng. Đến 10 giờ nắng nóng gay gắt với nhiệt độ lên tới 34 độ C, nhưng nhiệt độ cảm nhận từ các thiết bị di động cầm tay cũng như cảm nhận của nhiều người đã 39 - 40 độ C.
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
3 cách thay đổi lối sống giúp bạn dễ có con hơn
Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Huỳnh Thiên Kim (25 tuổi), cựu sinh viên ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đang làm việc tại một công ty du lịch tại TP.HCM, cho biết do được bồi đắp phù sa nên cây trái xanh tốt, trái ngọt như: vú sữa, nhãn tím… Vào những ngày tết, ngoài các món ăn truyền thống như thịt kho trứng, gia đình cô còn xuống ao bắt cá, ốc.“Từ ngày 25 âm lịch gia đình mình đã rút nước trong ao ra, lội bùn bắt cá lóc, ốc bươu, hay ra sông lớn câu tôm, cá bông lau về làm đồ ăn cho ngày tết. Cá lóc nướng thơm ngọt cuốn bánh tráng truyền thống, hay canh chua cá bông lau nấu trái bần, ốc bươu nướng tiêu... là những đặc sản không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết bên cồn”, Kim chia sẻ. Theo Kim nơi đây nằm giữa dòng sông Hậu thuộc địa phận huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Cồn Phong Nẫm có thể là địa điểm mà TikToker "triệu view" Lê Tuấn Khang nhắc đến trong video, vì quê hương anh cũng ở Sóc Trăng. Cồn Phong Nẫm có vị trí rất đặc biệt vì là nơi tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.Kim cho biết cồn Phong Nẫm chỉ cách TP.Cần Thơ, trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 km theo tuyến đường Nam Sông Hậu (quốc lộ 91B), cách TP.Sóc Trăng khoảng hơn 40 km theo hướng quốc lộ 60 và đường Nam Sông Hậu.“Mặc dù bốn bề là nước nhưng cồn Phong Nẫm không bị trở ngại nhiều trong việc đi lại vì có hệ thống phà vận chuyển tương đối hoàn chỉnh. Những năm gần đây, hệ thống đường giao thông trong cồn được đầu tư đồng bộ với trục chính là tuyến đường trải nhựa từ bến phà Phong Nẫm, thị trấn An Lạc Thôn nối liền đến trung tâm xã, ô tô có thể chạy vi vu”, Kim chia sẻ.Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Nguyễn Thị Huỳnh Anh Thư (25 tuổi), tự hào vì quê hương là mảnh đất màu mỡ, cây trái xanh tốt và tôm cá đầy sông. Năm nay, Thư tận dụng sân vườn trước nhà để tạo nên không gian chụp ảnh với câu đối đỏ, hoa cúc vàng. Thư cho biết trên cồn có một chợ, tuy nhỏ nhưng bán đầy đủ tất cả các loại đồ dùng cần thiết. Thư cho biết mâm cơm ngày tết ở quê cô thường có thêm món tép xào với củ sắn, phần nhân này sẽ được cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt. Vé đi phà từ thị trấn An Lạc Thôn (tỉnh Sóc Trăng) qua cồn Phong Nẫm có giá 8.000 đồng/người kèm xe, nếu đi 2 người sẽ là 12.000 đồng.Theo Thư, mâm ngũ quả ở bên cồn đa dạng chủ yếu là trái cây có sẵn trong vườn. Năm nay nhà Thư chưng dưa hấu, mãng cầu, xoài, mận… “Chôm chôm là loại trái cây nên thử khi đến cồn. Trái ở đây ngọt đậm vị, thường chín rộ vào tháng 6 âm lịch”, Thư chia sẻ.Đều đặn hằng năm vào ngày 28 tết, gia đình của Nguyễn Thị Kim Thơ, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, lại cùng nhau gói bánh tét. Trước đó 2 ngày, Thơ cắt lá chuối phơi cho dẻo, chẻ cây lát phơi khô để gói bánh. Bánh tét “bên cồn” của nhà Thơ đặc biệt vì có thêm nhân chuối, bên cạnh nhân đậu mỡ thường thấy. “Thậm chí nhà mình còn kết hợp 2 nhân chuối và đậu mỡ cùng trong một đòn bánh. Hương vị mặn ngọt của phần nhân được phối hợp lại, đậm vị miền Tây”, Thơ chia sẻ. Thơ cho biết thêm một số gia đình còn xào dừa non, trộn với đậu xanh làm thành một loại nhân ngọt đặc biệt cho bánh tét.