'Chia chữ' cho học trò nhỏ
Trước sự việc người nổi tiếng quảng cáo lố thực phẩm chức năng, đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, hiện không yêu cầu người nổi tiếng phải sử dụng trải nghiệm sản phẩm trước khi quảng bá, nhưng buộc tuân thủ các quy đinh, không thổi phồng công dụng.Mới đây, liên quan người nổi tiếng có quảng cáo vi phạm quy định của sản phẩm thực phẩm bổ sung, Cục An toàn thực phẩm đã đề nghị Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử và Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) phối hợp kiểm tra thông tin và xử lý các vi phạm, ngăn ngừa kịp thời các vi phạm quảng cáo thực phẩm.Một lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho biết, hiện không có quy định người nổi tiếng phải sử dụng trải nghiệm sản phẩm trước khi quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhưng thực phẩm chức năng và các sản phẩm đặc thù, sản phẩm liên quan sức khỏe bao giờ cũng có quy định, điều kiện riêng về tiêu chuẩn chất lượng; quy định các nội dung quảng cáo."Do đó, các cá nhân khi tham gia quảng cáo cho sản phẩm liên quan sức khỏe như thực phẩm chức năng cần phải nắm rõ thông tin về sản phẩm được cấp phép; và chỉ được quảng cáo những nội dung đã được cơ quan thẩm quyền xác nhận. Ngoài các nội dung đó, người quảng cáo tự thêm nội dung, sai với bản chất sản phẩm là vi phạm", lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm đặc biệt lưu ý.Theo Cục An toàn thực phẩm, các vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng liên quan người nổi tiếng, vừa qua, Bộ VH-TT-DL đã làm rất mạnh, ban hành quy tắc ứng xử, đem lại hiệu quả trong việc chấn chỉnh các vi phạm.Sau khi Bộ VH-TT-DL có văn bản nhắc nhở, hiện trên mạng xã hội còn rất ít hình ảnh người nổi tiếng tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng, hầu hết là clip cũ, có thể cắt ghép phát lại."Trước đây, có trường hợp tham gia quảng cáo sản phẩm là MC của đài truyền hình, cục cũng đã có văn bản gửi đến đài truyền hình và bên đó đã có chấn chỉnh, xử lý ngay lập tức", một lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho biết.Theo đánh giá của đại diện Cục An toàn thực phẩm, hiện tượng người nổi tiếng tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng sai quy định, về cơ bản đã được kiểm soát. Đặc biệt, với quy tắc ứng xử, những người nổi tiếng có hoạt động xã hội cũng đã hiểu và tuân thủ quy tắc đó. Bộ Y tế và Bộ VH-TT-DL tiếp tục duy trì các phối hợp trong chấn chỉnh các vi phạm quảng cáo thực phẩm liên quan sức khỏe.Với người dùng, Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị, để tránh rơi vào "bẫy" của những quảng cáo thiếu căn cứ, cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi quyết định mua và chỉ chọn mua các loại thực phẩm chức năng từ những nguồn tin cậy. Đồng thời, đừng để những lời quảng cáo hoa mỹ hay hình ảnh của người nổi tiếng trên mạng đánh lừa.Thái Lan chào mời dự án xây đường tránh eo biển Malacca 28 tỉ USD
Thầy hiệu trưởng - GS.TS. Phạm Hồng Chương ăn mừng cùng các học trò
Chi phí xây dựng mô hình spa dưỡng sinh và những mẫu thiết kế đẹp
Theo đề xuất đang được xem xét, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cân nhắc liệt 43 quốc gia vào trong 3 nhóm hạn chế nhập cảnh vào Mỹ, bao gồm nhóm đỏ (cấm công dân nước trong danh sách này nhập cảnh), nhóm cam (hạn chế cấp thị thực) và nhóm vàng (cần 60 ngày giải quyết các thiếu sót thông tin), báo The New York Times đưa tin hôm 14.3.Trong đó, công dân 11 quốc gia "nhóm đỏ" bị cấm nhập cảnh vào Mỹ bao gồm Afghanistan, Bhutan, Cuba, Iran, Libya, CHDCND Triều Tiên, Somalia, Sudan, Syria, Venezuela và Yemen.Các quan chức Mỹ cho biết danh sách trên đã được Bộ Ngoại giao Mỹ lập ra cách đây vài tuần và nhiều khả năng sẽ có điều chỉnh, nhấn mạnh đây chưa phải danh sách được phê duyệt.Nhiều quốc gia trong nhóm đỏ và cam là những nước Mỹ coi là đối thủ hoặc từng bị ông Trump áp lệnh hạn chế nhập cảnh trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có một số nước mới được thêm vào. Trong đó, lý do liệt Bhutan vào nhóm đỏ vẫn chưa rõ ràng, The New York Times cho hay.Theo báo The Bhutanese, diễn biến trên có thể liên quan một số vụ việc. Vào năm 2023 từng xuất hiện thông tin về vụ được cho là “lừa đảo nhập cư quy mô lớn” ở Nepal, theo đó những công dân Nepal tự xưng là “người tị nạn Bhutan” để nhập cảnh vào Mỹ. Trong số này còn có những chính khách Nepal. Vụ việc khác vào tháng 12.2024, trang Asia News Network đưa tin hơn 300 công dân Bhutan, phần lớn là sinh viên, đã vượt biên từ Canada để vào Mỹ.Ngoài ra, dữ liệu từ Bộ An ninh nội địa Mỹ thống kê khoảng 200 công dân Bhutan đã bị bắt vì cư trú bất hợp pháp tại Mỹ trong giai đoạn năm 2013 - 2022. Trong năm 2021 - 2024, giới chức Mỹ đã bắt giữ 51 công dân Bhutan vì vi phạm luật nhập cư, theo The Bhutanese.Bhutan chưa có bình luận về thông tin trên.Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Bhutan không có quan hệ ngoại giao chính thức với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó có Mỹ. Đại sứ quán Mỹ tại New Delhi (Ấn Độ) có trách nhiệm lãnh sự tại Bhutan và duy trì liên lạc với Đại sứ quán Bhutan tại New Delhi.Khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ xác định những quốc gia cần sàng lọc thông tin, đánh giá liệu công dân từ những nước nào có thông tin sai sót nhiều đến mức cần phải hạn chế tiếp nhận.
Dự kiến năm 2025, việc trùng tu, tôn tạo chùa Giám sẽ được hoàn thành.
Khu du lịch Bà Nà giảm giá 40% cho người Quảng Nam - Đà Nẵng
Như Thanh Niên đã thông tin từ tháng 10.2024, hoạt động đạp pedalo (đạp vịt) ngắm cảnh, thư giãn trên thắng cảnh hồ Xuân Hương mang tính biểu tượng của du lịch Đà Lạt tồn tại suốt 30 năm qua, phải dừng hoạt động.Vì thế, từ Festival Hoa Đà Lạt 2024 đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đến nay, du khách đến với phố núi Đà Lạt cảm thấy… hụt hẫng khi trên hồ Xuân Hương không còn dịch vụ đạp vịt để trải nghiệm. Hàng chục chiếc pedalo xếp hàng ngay ngắn, đậu dọc bến thuyền (đầu đường Đinh Tiên Hoàng) và ở ven hồ bên nhà hàng Thủy Tạ vẫn đang chờ được hoạt động trở lại.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, khi nào hoạt động đạp pedalo trên hồ Xuân Hương được hoạt động trở lại?Ngày 25.2, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, cho biết căn cứ Nghị định số 08/2025/NĐ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ, thì hoạt động pedalo trên hồ Xuân Hương chỉ được hoạt động trở lại khi đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn TP.Đà Lạt quản lý được phê duyệt. Hồ sơ cấp phép khai thác dịch vụ thủy lợi do đơn vị được lựa chọn cung cấp dịch vụ (sau khi đề án được duyệt), tổ chức lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (cấp tỉnh). Ông Sơn cho biết thêm, hiện nay cơ quan được giao trực tiếp quản lý các hồ đập trên địa bàn TP.Đà Lạt là Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt. Đơn vị này đã xây dựng và hoàn thiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn TP.Đà Lạt quản lý (Tờ trình số 05/TTr-TTQLĐTKTCTTL ngày 19.2.2025). Do đó, UBND TP.Đà Lạt đang giao cho Phòng Kinh tế TP.Đà Lạt nghiên cứu các quy định và tình hình thực tế để thẩm định trình UBND TP.Đà Lạt xem xét phê duyệt theo quy định và thẩm quyền trong tháng 3.2025.Tương tự, tại hồ Tuyền Lâm (KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm), TP.Đà Lạt, từ đầu năm 2024, dịch vụ du thuyền và đạp pedalo cũng bị "cấm cửa". Du khách đến đây chỉ biết ngắm cảnh, chụp hình, viếng Chùa (Thiền viện Trúc Lâm) rồi về. Nhiều đoàn du khách muốn trải nghiệm du thuyền để khám phá cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mộng của mây trời, non nước của KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm như trước cũng không thể thực hiện.Theo Ban quản lý KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm, vì chủ trương thay đổi cơ chế quản lý và khai thác mặt nước của chính quyền địa phương. Do đó, tháng 4.2024, Ban có thông báo yêu cầu chấm dứt hoạt động của HTX du thuyền vì tỉnh Lâm Đồng chưa có đề án và cơ chế về loại hình cho thuê mặt nước nên đành phải chờ làm đề án, đấu thầu thì mới có thể hoạt động du thuyền trên mặt hồ Tuyền Lâm trở lại.Xin nói thêm dịch vụ đạp pedalo trên hồ Xuân Hương và du thuyền trên hồ Tuyền Lâm được hình thành và tồn tại từ những năm 90 thế kỷ trước. Hơn 30 năm hoạt động chưa xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc nào. Thiết nghĩ để du lịch Đà Lạt hấp dẫn du khách, đa dạng các sản phẩm du lịch, các cấp chính quyền cần sớm tạo điều kiện để các dịch vụ phục vụ du khách như nói trên sớm hoạt động trở lại.