Đội tuyển Thái Lan được hứa thưởng cực lớn, gần 9 tỉ đồng nếu đánh bại Hàn Quốc
Theo quyết định 26/2025, căn hộ chung cư được phép kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải thuộc dự án nhà chung cư có chức năng hỗn hợp.Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về du lịch, đồng thời tuân thủ đầy đủ quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có trách nhiệm đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú cho khách du lịch là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định hiện hành.Ông Ngô Đình Hiển nhà ở quận 7 ủng hộ quy định này bởi người dân mua căn hộ đều có mong muốn được an ninh, an toàn và yên tĩnh. Việc cho thuê căn hộ tự phát dễ gây mất an ninh, ảnh hưởng đến các hộ xung quanh khi người lạ lui tới liên tục. Bên cạnh đó là việc cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp cho thuê khách sạn có đóng thuế và chịu quản lý. Do vậy cần tăng cường kiểm tra xử phạt chủ nhà cho thuê trái phép và tuyên truyền cho ban quản lý chung cư cùng kiểm soát thì sẽ hiệu quả nhanh. Nếu thực hiện hiệu quả thì nên áp dụng toàn quốc.Đồng tình với chủ trương này, bà Trịnh Khánh Hòa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cho hay chung cư nơi bà ở nhiều năm trước hơn 1/2 trong tổng số căn hộ làm dịch vụ homestay. Cứ mỗi cuối tuần và ngày lễ, người ra vào đông nghịt. Đi thang máy có lúc phải đợi cả 10 phút mới có. Đặc biệt, chiều tối họ nấu nướng ăn nhậu, thậm chí chửi thề, hò hét, karaoke... rất ồn ào. Trong khi hành lang lúc nào cũng nồng nặc mùi khói thuốc và mùi hải sản. Xe đậu tràn lan, phải luồn lách mỗi khi ra vào. Cư dân phản đối liên tục, cá nhân bà đã rất nhiều lần gọi báo công an nhưng mãi đến năm vừa rồi thành phố mới cấm, trả lại sự yên bình cho cư dân.Trong khi đó, ông Nhật, nhà ở quận 4, lại cho rằng khách du lịch rất ưa thích thuê căn hộ vì rẻ, có thể tự nấu ăn, giảm chi phí rất nhiều. Nhiều nước không cấm mà đưa vào quản lý cả người thuê và người cho thuê. Bởi nhờ dịch vụ này mà ngành du lịch phát triển. Bản thân ông khi đi du lịch cũng rất thích thuê căn hộ. "Nếu cấm sẽ làm giảm đi rất nhiều lượng khách du lịch, trong khi đất nước đang cần phát triển kinh tế du lịch. Chỉ cần ban hành nội quy khi thuê căn hộ. Không tuân thủ phạt nặng chủ nhà và khách thuê là xong. Hệ thống quản lý trang Airbnb có đánh giá cho điểm căn hộ, khách thuê. Nếu điểm thấp, trang này sẽ từ chối căn hộ cho thuê và cả khách thuê. Đồng thời đánh thuế người cho thuê đầy đủ bằng cách yêu cầu họ đăng ký kinh doanh", ông Nhật nêu quan điểm. Luật sư Hoàng Thu (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng nói rằng, luật Nhà ở 2024 quy định cấm cho thuê căn hộ với mục đích sử dụng kinh doanh dịch vụ khác như karaoke, spa… chứ không cấm mục đích ở. Như vậy, có thể thấy người dân có nhà cho thuê ngắn hạn hay dài hạn miễn kê khai nộp thuế đầy đủ, tuân thủ nội quy của nhà chung cư như kê khai đầy đủ thông tin với Ban quản trị, khách thuê phải đăng ký tạm trú, kê khai giấy tờ, có thẻ ra vào, không được mất an ninh trật tự… Việc kinh doanh dịch vụ lưu trú phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh có điều kiện, bao gồm việc thành lập doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí về cơ sở vật chất và phòng cháy chữa cháy.Tại TP.HCM, nhiều người có tiền hưu trí, tiền tiết kiệm... có xu hướng mua nhà để đầu tư, để cho thuê với mong muốn cho thuê kiếm thêm thu nhập. Nay cấm cho thuê dịch vụ du lịch sẽ hạn chế quyền của họ. Không những vậy, quy định này cũng làm cho thị trường bất động sản vốn đang khó khăn sẽ càng khó hơn khi "loại" bỏ một lượng lớn các nhà đầu tư ra khỏi thị trường. Do vậy, TP.HCM cần có văn bản hướng dẫn quy định rõ ràng hơn về căn hộ cho thuê để ở và căn hộ cho thuê lưu trú du lịch. Vì khách thuê có nhiều mục đích khác nhau nhưng chỉ để ở, chủ căn hộ cũng chỉ mục đích khai thác cho thuê, đóng thuế đầy đủ thì không nên cấm. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nhiều người có nhà dư không ở họ sẽ đem cho thuê ngắn hạn hoặc dài hạn. Khi cho thuê buộc họ phải khai báo và đóng thuế đầy đủ, nếu cấm không cho thuê sẽ gây lãng phí cho chủ nhà (có nhà mà không được thuê) lẫn nhà nước (không thu thuế được). Không chỉ vậy, quy định này nếu không khéo sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn giữa chủ nhà với Ban quản lý, Ban quản trị chung cư.Bộ đôi Mercedes-Benz C-Class mới tại Việt Nam: Nâng cấp đáng giá
Thông tin được Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tại hội nghị sơ kết thực hiện triển khai lớp học số do Sở này tổ chức vào sáng nay, 9.1. Năm học 2022-2023, lần đầu tiên TP HCM tổ chức thí điểm lớp học số môn tin học, tiếng Anh ở 2 trường tiểu học với mục đích giải quyết tình trạng thiếu giáo viên khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ) và Trường tiểu học Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi) là hai trường được chọn để thực hiện thí điểm từ học kỳ 1 năm học 2022-2023. Đây cũng là những trường có địa bàn xa trung tâm, thiếu giáo viên tin học và tiếng Anh nhưng lại khó tuyển dụng cũng như điều chuyển giáo viên từ các nơi khác do đặc thù là địa bàn ở vùng xa. Tổng cộng 104 tiết tiếng Anh và 62 tiết tin học đã được tổ chức bằng hình thức lớp học số tại 2 ngôi trường này.Từ học kỳ 2 của năm học 2023 - 2024, mô hình lớp học số được mở rộng đối tượng học sinh tham gia tiết học - gồm học sinh của 2 huyện Mường Khương và Si Ma Cai (Lào Cai). Trong đó, mô hình lớp học số giải quyết bài toán thiếu giáo viên các môn âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, tin học tại các trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo…Lớp học số không chỉ được tổ chức với sự hỗ trợ của trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố ở tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM), Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi, TP.HCM), tỉnh Lào Cai (giáo viên dạy tại trường quay hiện đại tại thành phố, tương tác, kết nối trực tiếp với học sinh ở các điểm trường) mà còn được thực hiện theo mô hình 1-1. Tức là giáo viên dạy qua máy tính trực tuyến từ một trường học tại TP.HCM hỗ trợ một trường ở tỉnh bạn. Cách làm này có 14 giáo viên của 6 trường TP.HCM tham gia dạy, thực hiện 34 tiết. 8 trường tiểu học ở tỉnh bạn được hỗ trợ gồm Cao Văn Ngọc, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tung Chung Phố, tỉnh Lào Cai và các trường ở tỉnh Điện Biên như thị trấn Mường Áng, Tả Sìn Thàng; Nậm Chua; Quảng Lâm; Phì Nhừ.Trong năm học 2024-2025 này, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục hỗ trợ triển khai lớp học số môn tiếng Anh cho một số trường ở các địa phương trên. Có 47 giáo viên của 8 trường tiểu học tham gia, thực hiện được 271 tiết học để hỗ trợ 8 trường ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tỉnh Lào Cai và tỉnh Điện Biên đã nêu ở trên.Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong thời gian tới TP.HCM tiếp tục hướng dẫn các trường tích cực phối hợp với phòng chuyên môn và trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố hỗ trợ, xây dựng các tiết dạy với đội ngũ giáo viên giỏi, nội dung có chất lượng cao nhất, sử dụng công nghệ tiên tiến để học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập với nhiều phương pháp mới, năng động.Sở cũng sẽ có nhiều đợt đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, chuyên môn giảng dạy và nền tảng hỗ trợ. Đồng thời làm sao để lớp học số không chỉ hỗ trợ học sinh tiểu học ở các địa phương khó khăn của TP.HCM và các tỉnh xa mà còn hỗ trợ chính các trường tiểu học ở các địa phương trên toàn thành phố đang thiếu các giáo viên tin học, mỹ thuật, âm nhạc, tiếng Anh…
Độc đáo xe hoa của các làng hoa trên đường phố Đà Lạt
Ông Nguyễn Tường Thành, Chủ tịch UBND xã An Nhứt cho rằng khi có đám cưới người dân xã Tam Phước và xã An Nhứt ngại đưa - rước dâu qua cầu Bà Nghè là do ông bà xưa truyền miệng từ đời này sang đời khác và cho đến ngày nay. "Hiện nay, nhiều người dân các nơi đến 2 địa phương này ở, không biết câu chuyện truyền miệng về cầu Bà Nghè thì vẫn đưa rước dâu bình thường. Các cặp vợ chồng này vẫn sống vui vẻ, hòa thuận với nhau", ông Thành nói thêm.
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Quận nào ở TP.HCM có thể đón mưa trái mùa vào chiều tối nay?
Ngày 13.2, tại cuộc họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết tác động từ việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngưng các hoạt động của USAID đối với những dự án hợp tác giữa hai nước, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam hết sức quan tâm đến các quyết định của phía Mỹ đối với Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID). "Trong nhiều năm qua, thông qua các cơ chế, hình thức hợp tác khác nhau, trong đó có USAID, hai nước hợp tác rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, trong đó có y tế, môi trường, biến đổi khí hậu, cứu trợ thiên tai, và đặc biệt là hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh", bà Hằng nhấn mạnh.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho biết, các dự án viện trợ của Mỹ đã phát huy hiệu quả ở nhiều tỉnh, thành trên khắp Việt Nam, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người dân được thụ hưởng từ các dự án đó."Việc ngưng các dự án hỗ trợ USAID, nhất là những dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn của con người và môi trường ở khu vực dự án", bà Hằng khẳng định.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, trong thời gian qua, hỗ trợ của Mỹ và hợp tác của Việt Nam trong tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh có ý nghĩa thiết thực, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, củng cố lòng tin và xây dựng quan hệ tốt đẹp Việt - Mỹ, càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.Đồng thời nhấn mạnh, trong thời gian tới, Việt Nam mong muốn cùng Mỹ triển khai thực chất, hiệu quả các hoạt động hợp tác này, góp phần đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài, theo đúng tinh thần Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.