Samsung trình diễn màn hình MicroLED trong suốt
Tôi sinh ra trong một miền quê nghèo thuộc huyện biên giới tỉnh Bình Phước, cách TP.HCM khoảng 170 km. Nơi đó, chỉ thấy rừng cao su bạt ngàn và công việc chính của của ba mẹ tôi là công nhân cạo mủ cao su. Những dòng chảy từ cây mà người ta hay gọi là vàng trắng, đã nuôi tôi khôn lớn như ngày nay. Ba mẹ tôi đi cạo mủ ở nông trường thường sẽ dậy lúc 2 giờ sáng (vì lúc đó có mủ nhiều nhất, ba tôi nói vậy). Tới mùa mủ cao su về nhiều, ba mẹ tôi sẽ dậy sớm hơn. Cuộc sống của những người công nhân cạo mủ cao su thời ấy hầu như không ngủ, rời nhà từ 1 - 2 giờ sáng là bình thường. Tiếng leng keng va chạm của cà mèn, dao cạo và ánh sáng le lói phát ra từ ngọn đèn dầu, thứ ánh sáng duy nhất giúp ba mẹ chuẩn bị đồ nghề để đi làm việc, in sâu trong ký ức tuổi thơ tôi. Có hôm tôi hỏi sao ba không cắm bình lên cho sáng, dễ chuẩn bị đồ đi làm, ba tôi nói dành bình để dùng lúc buổi tối về thắp và xem tin tức trên tivi. Năm 2008, có thể bạn không tin, xóm nhỏ ở xã khu vực biên giới này vẫn chưa có điện.Xóm tôi cách trung tâm xã 4 km, nhà không xa lắm so với các bạn cùng lớp, nhưng lại nằm cuối xã, giáp với xã khác, cách nhà tôi mấy chục mét xóm khác có điện xài, xóm tôi lúc đó đang dùng bình ắc quy. Có thể mọi người quên bình ắc quy hình dáng như thế nào, nhưng với lứa 9X như chúng tôi và các thế hệ trước thì bình ắc quy tại gia đình cùng quê như kho báu trong nhà. Nhà tôi có hai bình ắc quy, một cái ở nhà trên một cái ở nhà dưới, mỗi bình xài được khoảng hai ngày. Hôm nào xem gần hết bình thì bóng đèn trong nhà chớp nháy như rạp xi nê, chiếc tivi đen trắng cứ nhảy sọc sọc. Lúc đó, kinh nghiệm là phải nhổ dây đen dây đỏ ra cắm lại, đổi qua đổi lại đủ kiểu mới mong muốn còn một chút điện để xem, còn hết thật sự thì coi như hôm đó đi ngủ sớm. Sáng dậy, mẹ chở tôi ra trung tâm xã đèo thêm 2 cái bình để sạc điện. Cả xã chỉ có một chỗ sạc duy nhất, cô Khum (chủ tiệm sạc bình) hay hỏi mẹ tôi lúc nào điện lưới mới vào hả cô? Mẹ chỉ cười vì biết lúc nào đâu mà trả lời. Gửi bình sạc tới chiều, mẹ lại ra lấy. Cứ thế thời gian trôi qua, tôi học cấp 1 rồi cấp 2 cấp 3. Lớn hơn, tôi tự chở bình ra cho cô Khum sạc. Dần dần, lượng bình sạc tại tiệm cũng ít dần, chủ yếu các bác tài xế xe tải chạy đường dài và tôi cũng nghe nói sẽ không còn sạc bình nữa tại không có lời.Rồi xóm tôi cũng có điện, điện lực thông báo sẽ lắp điện cho xóm tôi, năm đó tôi học lớp 11. Trời ơi, cả xóm tôi vui mừng khôn xiết. Mọi người tranh thủ đi chợ huyện mua bóng đèn, nhà khá giả hơn thì sắm tivi mới luôn, trông ai cũng phấn khởi. Các chú thợ điện vào khoan mấy cái lỗ sâu ơi là sâu, lâu lâu có mấy con nhái nhảy vào sống. Từng cuộn dây cáp tròn cao hơn cả đầu bọn nhóc trong xóm, các trụ điện mới tinh xếp chồng lên nhau, trở thành nơi chúng tôi tụ họp mỗi tối. Còn nhớ, nhà tôi cách trụ điện chỉ 7 mét, các chú thợ điện làm cho nhà tôi sợi dây "bự chảng" cách điện, lắp điện tới nhà nào thì ai cũng chuẩn bị nước, bánh kẹo đãi các chú. Ngoại tôi cười sảng khoái, vừa đi vừa bê ca nước chanh khổng lồ ra tận chỗ ngồi nghỉ của các anh thợ điện giải khát. Xóm tôi vào những hôm đó như ngày hội, tiếp xúc với điện thì mọi người đã từng dùng nhưng trực tiếp trong nhà mình thì đó là cảm xúc khó tả. Lúc hòa vào lưới điện, mẹ tôi bật công tắt, bóng đèn sáng lên thật chói mắt. Nó sáng hơn phải gấp mấy lần đèn bình nhà tôi xài lúc trước. Đêm đó, ba mẹ tôi không ngủ, mẹ bảo háo hức quá ngủ không được, mà tắt đi thì tiếc! Khi viết những dòng này, cảm xúc trong tôi vẫn còn nguyên vẹn, thật khó tả bằng lời.Tất nhiên, từ hôm đó, mẹ tôi không cần phải chở bình đi sạc nữa. Tôi có đèn học mới tinh và quan trọng là không sợ hết bình vào mỗi tối. Rồi tivi màu, tủ lạnh, máy giặt dần dần xuất hiện trong xóm tôi làm cho cuộc sống văn minh hơn hẳn. Ba mẹ tôi hết lọ mọ đêm khuya, những ánh đèn rọi vào cây cao su thêm sáng hơn, công việc cạo mủ cũng nhanh hơn, ánh sáng làm tránh những động vật nguy hiểm về đêm.Lúc đó, tôi nghe được là nhà nước hỗ trợ miễn phí tiền lắp đặt điện cho xóm, khoảng vài triệu một hộ. Giờ đời sống của người dân khá giả hơn trước nên thấy số tiền nhỏ, nhưng ngày đó là một số tiền rất lớn cho các gia đình trong xóm. Nhờ có điện cuộc sống thay đổi, mọi người tiếp cận được thông tin báo đài, văn hóa giải trí cao hơn trước. Tất cả là bước ngoặt trong cuộc sống vậy, đâu đó, cảm nhận như cuộc sống của những người dân quê mùa, chất phát, hiền hòa trong xóm được lật sang trang mới.Sau này, lúc tôi vào đại học, một ngày cuối tuần, mẹ gọi lên bảo giờ xóm mình có cả dây mạng, truyền hình cáp quang… không thiếu thứ gì.Mỗi lần về thăm quê vào những kỳ nghỉ, thỉnh thoảng bước đi trên con đường xóm nhỏ, tôi bất giác nhìn những gốc cột điện năm xưa, vẫn nét chữ ấy không phai mờ, ký ức ùa về hình ảnh những người bạn thơ ấu ngồi hát nghêu ngao trên những hàng cột điện chờ cắm xuống đất. Những đêm trăng, những cột điện chưa kịp trồng đó như những chiếc ghế đá công viên mà nhiều người ra ngồi hóng mát... chờ điện về. Nay tôi vẫn còn giữ cục sứ cách điện (bị vỡ thế là chú thợ điện cho tôi luôn) như là kỷ niệm đẹp về tuổi thơ khó khăn nhưng đẹp đẽ của mình.Viết những dòng này, tôi muốn gửi lời tri ân đến ngành điện, các chú thợ điện miền Nam ngày ấy, đồng thời chia sẻ những hoài niệm đẹp đến những người thân, các cô chú trong xóm nhỏ ngày ấy.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vnLợi nhuận cao nhất là vàng, tiềm tàng bất động sản...?
Đây là điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa Yamaha Gear 125 và Honda BeAT. Honda BeAT mới nhất tại Việt Nam được trang bị động cơ SOHC 4 kỳ, dung tích 110 cc, tích hợp công nghệ eSP và hệ thống phun xăng FI. Động cơ này sản sinh công suất 8,9 mã lực tại 7.500 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 9,3 Nm tại 5.500 vòng/phút.
Hương tình miền Tây
Các nhà nghiên cứu đã có những dự báo về hiện tượng thiên văn trên bầu trời tháng 3, trong đó có nhiều sự kiện người yêu thiên văn Việt Nam có thể chiêm ngưỡng.Do có chu kỳ ngắn, sao Thủy nhanh chóng đi sang phía bên kia của mặt trời theo góc nhìn của chúng ta. Lúc này, bạn sẽ thấy nó vào lúc chiều tối ở dưới thấp của bầu trời phía tây, khi mặt trời bắt đầu lặn. Trăng tròn tháng 3 được gọi là Trăng Giun. Tên của nó bắt nguồn từ những con giun đất xuất hiện khi đất ấm lên. Người Anglo Saxon gọi trăng tròn tháng 3 là Trăng Mùa Chay, bắt nguồn từ tiếng Đức và có nghĩa là mùa xuân. Trăng Mùa Chay cũng được dùng để chỉ thời kỳ mùa chay của Kitô giáo trước Lễ Phục sinh.Những tên gọi khác cũng liên quan đến sự "thức tỉnh" của thiên nhiên vào mùa xuân: các bộ lạc người Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Quạ, Trăng Vỏ Tuyết và Trăng Nhựa Cây hoặc Trăng Đường . Những cái tên của người châu Âu là Trăng Gió, Trăng Cày, Trăng Chết.Sau hơn 2 năm nhật thực toàn phần hoành tráng "thống trị" bầu trời, cuối cùng nhiều người trên thế giới cũng sẽ được chứng kiến nguyệt thực toàn phần hay "trăng máu" vào ngày 13 - 14.3.Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, hơn 1 tỉ người ở Mỹ, Canada và các nơi còn lại ở Bắc và Nam Mỹ có vị trí lý tưởng để chứng kiến trăng tròn chuyển sang màu đỏ trong hơn 1 giờ đồng hồ, trong điều kiện thời tiết thuận lợi.Điều này đồng nghĩa với việc nguyệt thực toàn phần lần này, Việt Nam không quan sát được. Trong năm nay, nguyệt thực toàn phần lần thứ hai diễn ra vào ngày 7 - 8.9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực. Như vậy, người yêu thiên văn văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực toàn phần vào tháng 9 tới đây.Đây là một thời điểm thú vị, khi mà nếu nhìn vào sao Thổ qua kính thiên văn, bạn sẽ không thể nhìn thấy vành đai của nó như một đĩa dẹt, mà sẽ là một đoạn thẳng rất mỏng (tới mức khó mà nhìn thấy với những kính thiên văn nhỏ).Các hành tinh gần mặt trăng sao Kim vẫn sáng rực vào tháng 3. Vào ngày 1 - 2.3, hãy nhìn về phía chân trời phía tây ngay sau khi mặt trời lặn để tìm sao Kim gần trăng lưỡi liềm.Nếu bạn ở Bắc bán cầu bao gồm Việt Nam, bạn có thể có cơ hội phát hiện ra sao Thủy khó nắm bắt ở gần đó. Tuy nhiên, vì hành tinh này nhỏ và nằm gần mặt trời nên có thể khó quan sát bằng mắt thường.
Theo ông Vũ, "Đây là cuộc thi để những người đồng nghiệp của chúng tôi trên khắp cả nước được tìm hiểu thêm về vùng đất Nha Trang, nơi đang chuẩn bị kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển, đồng thời qua đây cũng góp phần lan tỏa hình ảnh về một Nha Trang thân thiện, mến khách đến với bạn bè khắp nơi. Chúng tôi sẽ cố gắng để duy trì cuộc thi này hằng năm".
Trùng trục xào hành răm ngọt ngào phù sa sông Tích
Đội tuyển Việt Nam sẽ đối đầu với Myanmar (ngày 20.3, giao hữu) và Lào (25.3, vòng loại Asian Cup 2027).Khi thủ môn Đình Triệu hiện đã bước sang tuổi 34, độ tuổi không còn quá trẻ. Chính vì thế, HLV Kim Sang-sik có thể bắt đầu nghĩ đến việc tìm nhân tố dự phòng cho vị trí thủ môn của đội tuyển Việt Nam trong thời gian tới đây.Trong số các thủ thành đang thi đấu tại V-League, không ít người có triển vọng khoác áo đội tuyển quốc gia trong tương lai gần. Đáng chú ý nhất trong số này là thủ môn Việt kiều Patrik Lê Giang (CLB TP.HCM). Nếu Patrik Lê Giang thành công trong việc nhập tịch Việt Nam, đây sẽ là gương mặt quá lý tưởng để khoác áo đội tuyển quốc gia. Một lựa chọn khác là thủ thành Nguyễn Văn Việt (SLNA). Thủ môn này từng được gọi lên đội tuyển Việt Nam trong các đợt tập trung trước đây, nhưng chưa có cơ hội được ra sân thi đấu.Về mặt năng lực chuyên môn, Nguyễn Văn Việt có lẽ không kém thủ thành Nguyễn Đình Triệu. Ưu thế của Văn Việt ở chỗ anh còn khá trẻ, mới 23 tuổi, có giá trị sử dụng rất lâu dài, nếu Văn Việt ổn định được phong độ của mình trong thời gian tới. Chưa hết, trong năm 2025, ngoài đội tuyển quốc gia làm nhiệm vụ quốc tế tại vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển U.22 Việt Nam cũng có các nhiệm vụ quốc tế tại vòng loại giải U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Vì thế, việc nhắm đến các thủ môn trẻ, để họ được thi đấu cọ xát, tích lũy thêm kinh nghiệm và bản lĩnh cũng là việc sẽ được HLV Kim Sang-sik tính toán kỹ.Những thủ môn thuộc lứa tuổi 22, đủ điều kiện tham dự SEA Games 33 năm 2025, có Trần Trung Kiên (HAGL, 22 tuổi), Cao Văn Bình (SLNA, 20 tuổi). Họ là những người có khả năng được HLV Kim Sang-sik gọi lên đội tuyển quốc gia trong các trận giao hữu. Một khi được lên đội tuyển, những thủ môn này được tập luyện chung với các thủ môn đàn anh, họ sẽ chững chạc hơn và tiến bộ nhanh hơn.Với riêng thủ môn Trần Trung Kiên, biết đâu thủ thành đang khoác áo CLB HAGL sẽ có lần đầu tiên được ra sân trong màu áo đội tuyển quốc gia trong năm nay, cũng với mục đích chuẩn bị nhân sự cho tương lai từ phía HLV Kim Sang-sik. Nếu thủ thành Trần Trung Kiên được ra sân trong màu áo đội tuyển quốc gia, ở một số trận đấu thích hợp trong năm 2025 (ví dụ như các trận giao hữu, hoặc các trận đấu với các đối thủ yếu như Lào và Nepal), cầu thủ này sẽ vươn đến một tầm vóc khác hẳn, trước thềm SEA Games 33 năm 2025. Chuẩn bị cùng lúc cho 2 đội tuyển, gồm đội tuyển quốc gia và đội U.22 quốc gia, tham gia các giải đấu khác nhau, HLV Kim Sang-sik sẽ tính toán nhân sự sao cho tiện nhất, vừa phát triển được đội trẻ U.22, vừa không làm suy yếu đội tuyển quốc gia ở một số trận đấu nhất định. Thủ môn Trần Trung Kiên là 1 trong những gương mặt "2 trong 1", đủ điều kiện tham gia cả 2 đội tuyển trong năm nay.