$521
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xamn. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xamn.Ngày 25.2, thông tin từ BĐBP tỉnh Tây Ninh cho biết đã khắc phục sự cố nghẽn mạng ở các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Trước đó, lúc 7 giờ 29 phút cùng ngày (25.2), hệ thống các máy tính kết nối làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đồng loạt bị gián đoạn hoạt động trong hơn 2 giờ đồng hồ.Vụ việc đã gây ảnh hưởng đến việc làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Cụ thể, sau hơn 1 giờ xảy ra sự cố có hàng chục phương tiện ùn ứ trước sân cả 2 cổng xuất và nhập cảnh, bên trong nhà chờ làm thủ tục có hơn 1.600 hành khách đứng chật các lối đi, xếp hàng chờ làm thủ tục. Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đã huy động gần 20 cán bộ tăng cường cho trạm kiểm soát, duy trì trật tự, đảm bảo an ninh khu vực cửa khẩu. Ngoài ra, các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tổ chức tuyên truyền cho hành khách biết được nguyên nhân sự cố, đồng thời hỗ trợ cấp phát nước miễn phí đến người dân trong quá trình chờ làm thủ tục.Đến 11 giờ cùng ngày, hệ thống mạng tại Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đã kết nối ổn định trở lại. Đến 12 giờ 30 phút, cửa khẩu đã được thông thoáng, mọi hoạt động trở lại bình thường. Theo BĐBP tỉnh Tây Ninh, nguyên nhân dẫn đến sự cố trên được xác định do sự cố nghẽn mạng kết nối với hệ thống máy chủ tại Hà Nội. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xamn. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xamn.Lễ ký kết hợp tác diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Indonesia, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên cũng như giữa hai quốc gia. Hợp đồng khung giữa FPT và KMP Aryadhana có trị giá 67 triệu USD với thời hạn 5 năm, tập trung vào việc triển khai thực hành ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị doanh nghiệp) của KMP Aryadhana trong các lĩnh vực quan trọng như quản lý rác thải, giáo dục số, giáo dục hợp tác và nông nghiệp số nhằm đảm bảo chương trình an ninh lương thực. Hợp tác sẽ phát huy các thế mạnh của FPT về trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, Internet vạn vật và điện toán đám mây, từ đó thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực thuộc khuôn khổ ESG và giáo dục.Chuyển đổi số đóng vai trò then chốt, góp phần tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo của KMP Aryadhana tại tỉnh Yogyakarta, đồng thời đẩy mạnh phát triển bền vững trong các lĩnh vực trọng yếu. Những nỗ lực này được kỳ vọng sẽ củng cố vị thế là trung tâm văn hóa, giáo dục hàng đầu của tỉnh này tại Indonesia. KMP Aryadhana và FPT dự kiến sẽ thành lập một phòng nghiên cứu AI và triển khai các sáng kiến chuyển đổi số trong giáo dục và thực hành ESG không chỉ tại Yogyakarta mà còn nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc cũng như toàn cầu.Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT chia sẻ: “Là nền kinh tế năng động với tầm nhìn đổi mới sáng tạo, Indonesia đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của FPT tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hợp tác với thương xã KMP Aryadhana không chỉ góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia mà còn khẳng định năng lực cạnh tranh về công nghệ mới, đặc biệt là AI của FPT trên quy mô toàn cầu. Chúng tôi kỳ vọng sẽ cùng với thương xã KMP Aryadhana góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của Indonesia trong các lĩnh vực trọng yếu như quản lý rác thải, giáo dục số, quản lý tài nguyên rừng và nông nghiệp số”.Nói về sự hợp tác này, GS-TS Ahmad Subagyo, Chủ tịch KMP Aryadhana, chia sẻ KMP Aryadhana rất hân hạnh nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ FPT, không chỉ về chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ mà còn ở tầm nhìn quốc tế, giúp đưa các chương trình ESG của KMP Aryadhana vươn tầm thế giới. ️
Sáng nay, 7.1, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh, giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM), và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM).Theo nội dung vụ kiện, sau khi NSƯT Vũ Linh qua đời, tháng 6.2023, bà Võ Thị Hồng Nhung khởi kiện, tranh chấp thừa kế với bà Võ Thị Hồng Loan, yêu cầu tòa án tuyên hủy văn bản và giấy tờ khai nhận di sản thừa kế của bà Loan đối với nhà đất tại địa chỉ 5 Đoàn Thị Điểm (Q.Phú Nhuận) và 2 quyền sử dụng đất tại P.Linh Trung (TP.Thủ Đức).Ngoài ra, bà Nhung yêu cầu tuyên xác định toàn bộ di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh là tài sản thừa kế thuộc sở hữu của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai. Nguyên đơn cũng yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký của cố nghệ sĩ Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi.Ngược lại, tại tòa, bị đơn Võ Thị Hồng Loan trình bày, đã cung cấp các tài liệu chứng cứ đầy đủ cho tòa án để chứng minh mình là hàng thừa kế thứ nhất và là con hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh. Bị đơn yêu cầu nguyên đơn và con ruột của nguyên đơn di dời toàn bộ tài sản ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.Tại phần xét hỏi, trả lời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nhung về việc bà Hồng Loan là con ruột hay con nuôi của cố NSƯT Vũ Linh, bà Loan cho biết: "Tôi là con của ba tôi. Trong giấy khai sinh không ghi tôi là con nuôi hay con ruột. Cha tôi chưa hề nói tôi là con nuôi".Bà Loan trình bày, khi bà được 3 tháng tuổi thì được ông Trần Quốc Thanh (bạn của cố nghệ sĩ Vũ Linh) mang về nhà mẹ của cố nghệ sĩ nuôi dưỡng. Do cha của bà thường xuyên đi diễn vắng nhà, nên bà được ông Thanh và người giúp việc chăm sóc.Quá trình chung sống, giữa bà và cha không xảy ra mâu thuẫn gì. Năm 17 tuổi bà đi lấy chồng và về nhà chồng sinh sống, thỉnh thoảng ghé lại nhà người cha ở.Năm 2017, cha bà bị bệnh và sau đó trở nặng. Ông mất vào tháng 3.2023. Tang lễ của ông được bà và người trong gia đình tổ chức, lo liệu. Lý do bà kê khai di sản thừa kế do bắt nguồn từ việc sau khi cha bà mất, bà Lê Thị Hồng Phượng (con gái bà Nhung) đã lên truyền thông để nói bà Loan là con nuôi. Đồng thời, tại cuộc họp của gia đình, bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng đã yêu cầu được đứng tên đồng sở hữu căn nhà.Về phía nguyên đơn, bà Võ Thị Hồng Nhung cho rằng, bà Loan không phải con nuôi của anh mình. Năm 1987, sau khi được ông Thanh mang về, mẹ bà là người nuôi chăm sóc Loan. Sau khi mẹ bà mất, bà là người phụ nữ duy nhất nên đã cùng các thành viên trong gia đình chăm sóc Loan.Bà Nhung khẳng định, anh mình chưa bao giờ đi làm thủ tục nhận Loan làm con nuôi. Bởi thời điểm năm 1992, anh bà đang ở đỉnh cao sự nghiệp thường xuyên đi diễn không có thời gian đi làm các thủ tục, giấy tờ đó. Do đó, di sản của anh bà để lại không có hàng thừa kế thứ nhất. Chỉ có bà và người em trai là hàng thừa kế thứ 2.Theo bà Nhung, bà Loan nhiều lần làm anh trai đau buồn, đuổi ra khỏi nhà khiến bà là người phải đứng ra hàn gắn tình cảm giữa nghệ sĩ Vũ Linh và bà Loan. Trước đây bà cũng rất yêu thương Loan không có bất cứ mâu thuẫn gì. Tuy nhiên, từ sau khi anh trai mất, bà Loan đối xử "tàn nhẫn" với mẹ con bà, đuổi mẹ con bà ra khỏi nhà, nên buộc lòng bà phải nhờ pháp luật can thiệp.Tại phiên tòa, trả lời câu hỏi của luật sư, đại diện UBND Q.Phú Nhuận cho biết theo quy định, khi đăng ký khai sinh và giao nhận con nuôi quá hạn thì thuộc thẩm quyền của quận. Về hồ sơ gốc đến nay không còn lưu trữ, do cơ sở vật chất xuống cấp, địa điểm trụ sở được chuyển nhiều nơi... nên các giấy tờ không còn lưu trữ. Song, phía UBND Q.Phú Nhuận khẳng định thêm "giấy tờ làm là hợp pháp có giá trị".Được triệu tập đến tòa, đại diện văn phòng công chứng cho biết, thời điểm tiếp nhận hồ sơ của bà Hồng Loan, cơ quan này có đi xác minh tại UBND quận, được biết ông Linh không có kết hôn. Về phía Hồng Loan, họ không nhận được thông tin bà là con nuôi của của cố nghệ sĩ. Hơn nữa, đối với việc khai di sản thừa kế không phân biệt con nuôi và con ruột nên họ đã thực hiện các thủ tục theo yêu cầu.Phiên tòa chiều nay tiếp tục...Theo diễn biến vụ kiện, ban đầu, TAND Q.Phú Nhuận thụ lý giải quyết. Sau đó, bà Nhung bổ sung yêu cầu khởi kiện là đề nghị tòa hủy giấy tờ liên quan đến nhân thân của Hồng Loan gồm: giấy giao nhận việc nuôi con nuôi do UBND Q.Phú Nhuận cấp ngày 21.3.1992 và giấy khai sinh cấp cùng ngày cho bà Võ Thị Hồng Loan. Đây là yêu cầu đặc biệt, thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP.HCM.Quá trình tòa thụ lý giải quyết, bà Nhung yêu cầu tòa trưng cầu giám định chữ ký của cố nghệ sĩ Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi.Trong buổi công khai chứng cứ và hòa giải, tòa công bố kết luận giám định. Theo đó, cơ quan giám định kết luận không đủ cơ sở xác định chữ ký tại tài liệu giấy giao nhận việc nuôi con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi so với chữ ký của cố nghệ sĩ trên các tài liệu mẫu so sánh, có phải là cùng một người ký ra hay không.Nghệ sĩ cải lương Vũ Linh qua đời ngày 5.3.2023, sau thời gian điều trị ung thư, hưởng thọ 65 tuổi. Ở thập niên 1990, nghệ sĩ Vũ Linh kết hợp với Tài Linh, trở thành đôi nghệ sĩ "thanh mai trúc mã", được đông đảo khán giả ngưỡng mộ. Họ cùng nhau ghi dấu trong các vở Xử án Bàng Quý Phi (Tống Nhơn Tôn và Bàng Quý Phi), Trảm Trịnh Ân (Triệu Khuông Dẫn và Hàn Tố Mai), Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ (Tiết Ứng Luông và Thần Nữ), Thái Tử Đan giả gái (Thái Tử Đan và Vũ Tuyết Nương). ️
Theo cập nhật từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm thêm 8 USD so với cuối năm 2024 và hiện chỉ còn 473 USD. Tương tự, gạo 25% tấm giảm 16 USD còn 438 USD/tấn. Đây đều là mức giá thấp nhất trong khoảng 2 năm qua. Xu hướng này khiến nhiều nông dân ĐBSCL lo lắng khi đang bước vào vụ thu hoạch lúa lớn nhất trong năm.Giá gạo xuất khẩu giảm kéo giá lúa nội địa giảm từ 300 - 500 đồng/kg so với cuối năm 2024. Cụ thể như, lúa giống ĐT8 chỉ còn bình quân từ 8.700 - 8.900 đồng/kg, OM 5451 dao động từ 8.300 - 8.500 đồng/kg, lúa Nhật từ 7.800 - 8.000 đồng/kg…Tương tự Việt Nam, gạo 5% của Thái Lan cũng giảm 1 USD về mức 498 USD/tấn; cao nhất trong số 4 nguồn cung gạo lớn nhất thế giới. Còn gạo cùng phẩm cấp của Pakistan giảm 4 USD xuống còn 450 USD/tấn. Trong khi đó, gạo Ấn Độ lại ngược chiều thế giới khi tăng 3 USD lên 451 USD/tấn.Theo các doanh nghiệp, không chỉ gạo 5% tấm mà các loại gạo thơm của Việt Nam cũng đang trong giai đoạn giảm giá mạnh và rơi khỏi mốc 600 USD/tấn. Một số loại phổ biến như ĐT8 chỉ còn khoảng 590 USD/tấn và OM 5451 là 570 USD/tấn. Giải thích về tình trạng này, ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), cho biết: Về thị trường, do vừa kết thúc năm 2024, các nước nhập khẩu lớn như Philippines và Indonesia vẫn chưa có kế hoạch cho năm mới 2025. Trong khi đó, vụ đông xuân sớm của Việt Nam đã bắt đầu cho thu hoạch ở một số nơi nên nguồn cung lúa gạo nguyên liệu tăng trở lại. Đông xuân cũng là vụ thu hoạch lớn nhất trong năm của Việt Nam nên các nhà nhập khẩu cũng muốn chần chừ để chờ mức giá tốt hơn. So với cùng kỳ năm 2024 thì năm 2025 nguồn cung gạo trên thế giới có sự quay trở lại của thị trường Ấn Độ; yếu tố này tác động mạnh đến giá gạo xuất khẩu thế giới.Đối với thị trường Philippines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, mỗi tháng nước này cần nguồn gạo nhập khẩu khoảng 350.000 tấn để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. "Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, các doanh nghiệp nước này sẽ quay lại thị trường, khi đó đà giảm có thể sẽ bị chặn lại", ông Trọng dự báo.Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2025 Philippines tiếp tục tăng nhập khẩu gạo và đạt con số kỷ lục đến 5,4 triệu tấn. Thị trường Philippines rất thích ăn gạo Việt Nam nhờ chất lượng tốt, giá cả hợp lý và đặc biệt là tính tươi mới của sản phẩm. ️