Gửi vào 'chữ' những ước vọng năm mới
Chiều 1.2, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết từ khoảng 11 giờ trưa nay, lượng phương tiện đổ về đông khiến QL1 đoạn qua cầu Gianh hướng bắc - nam ùn ứ kéo dài nhiều cây số.Lý do là tại đầu cầu Gianh, 2 làn đường hợp nhất khiến phương tiện di chuyển khó khăn.Hiện tại, có 10 cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình, Công an xã Bắc Trạch (H.Bố Trạch) và Công an TX.Ba Đồn đang có mặt tại hiện trường để điều phối, đảm bảo trật tự và an toàn cho các phương tiện lưu thông qua khu vực này.Như Thanh Niên đã thông tin, trước Tết Nguyên đán, tình trạng ùn ứ đã xảy ra liên tục tại cầu Gianh theo hướng nam - bắc.Cầu Gianh nằm trên QL1 đoạn qua Quảng Bình, là điểm "nút cổ chai" trong hệ thống giao thông bắc - nam, đặc biệt ở vùng Bắc Trung bộ. QL1 đã được nâng cấp lên 4 làn xe, nhưng 2 đầu cầu và mặt cầu Gianh chỉ có 2 làn xe khiến cho các phương tiện cùng lưu thông trên 2 làn đường đôi khi bị ùn tắc. Bộ GTVT đã phê duyệt dự án xây dựng cầu Gianh bắt đầu tại Km624+799 địa phận TX.Ba Đồn và kết thúc tại Km626+901 thuộc xã Hạ Trạch (H.Bố Trạch). Cầu dài gần 750m, phần đường được thiết kế với bề rộng nền đường 20,5 m gồm 4 làn xe cơ giới. Riêng cầu mới có bề rộng 12 m, trong đó bề rộng mặt đường bao gồm 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Thiết kế hiện đại này đảm bảo khả năng phục vụ giao thông trong tương lai. Hiện cầu Gianh đang thi công phần cọc khoan nhồi. Dự kiến sau khi nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Ban điều hành dự án sẽ huy động tối đa nhân lực, thiết bị cho 4 mũi thi công bệ, thân trụ và đúc hẫng.23 tháng chạp, cúng ông Táo: Lau dọn bàn thờ, xử lý tượng thờ hư cũ thế nào?
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên sáng 15.1.2025, Giá vàng miếng SJC đứng yên không thay đổi, các công ty kinh doanh vàng như SJC, PNJ… niêm yết mua vào với giá 84,4 triệu đồng, bán ra 86,4 triệu đồng. Giá vàng nhẫn 4 số 9 cũng đứng yên, Công ty SJC mua vào với giá 84,4 triệu đồng, bán ra 86,1 triệu đồng; Công ty PNJ mua vào 84,7 triệu đồng, bán ra 86,2 triệu đồng…Giá vàng thế giới tăng 3 USD, lên 2.673 USD/ounce sau khi tăng nhanh trước đó. Trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 14.1), kim loại quý đã tăng từ mức 2.660 USD mỗi ounce lên 2.678 USD. Giá vàng tương lai đã phục hồi sau những đợt giảm giá ban đầu, được hỗ trợ bởi đồng đô la suy yếu và dữ liệu lạm phát yếu hơn dự kiến. Chỉ số giá sản xuất (PPI) mới nhất do Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố cho thấy giá sản xuất trong tháng 12 tăng khiêm tốn, với chi phí hàng hóa cao hơn được bù đắp bởi giá dịch vụ ổn định, cho thấy lạm phát tiếp tục đi xuống. Theo báo cáo, chỉ số giá sản xuất cho nhu cầu cuối cùng tăng 0,2% vào tháng 12, điều chỉnh theo mùa, sau mức tăng 0,4% của tháng 11 và mức tăng 0,2% của tháng 10. Các số liệu hàng năm cho thấy mức tăng 3,3% vào năm 2024, tăng so với mức 1,1% vào năm 2023.
Đồng Nai: Nghi vấn 2 người đổ thuốc trừ sâu xuống sông để bắt tôm, cá
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.
“Những ngày đầu chạy trên địa hình dốc núi phía Bắc thật sự rất khó khăn. Khi trải qua 200 km đầu tiên thì chân em bị phồng lên, rất đau, còn cái đầu gối thì như không thể đi nổi nữa rồi. Sau 7 đến 10 ngày thì cơ thể bắt đầu quen dần và em thấy ổn hơn. Tuy nhiên, khi đến Quảng Trị thì em cảm nhận được sự khắc nghiệt vì miền Trung đang vào mùa mưa bão. Tầm đầu tháng 9, em mặc áo mưa đi và chạy cả ngày. Nước ứ trong giày khiến bàn chân bị nứt, gối mỏi. Sau một đêm, em phải chống 2 tay mới đứng dậy nổi và tiếp tục đi. Lúc đó, em nghĩ sự nhiệt huyết của tuổi trẻ chính là lý do duy nhất thôi thúc mình không bỏ cuộc”, chàng trai quê Cà Mau bộc bạch.
Cô bé 10 tuổi đã đặt chân đến 50 quốc gia mà không nghỉ học ngày nào
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.